THỞ SÂU CÒN LÂU MỚI BỆNH
Thở là một hoạt động rất thú vị!
Chúng ta thở khi mình không nghĩ gì và thường quên mất hơi thở đang diễn ra, sự sống đang diễn ra.
Bạn biết không, thở là một hoạt động vừa mang tính chủ động vừa mang tính thụ động của cơ thể.
Thật may mắn, nếu để cho con người chịu trách nhiệm với hơi thở của họ thì chắc chúng ta không sống được lâu, do chúng ta sẽ làm náo loạn nó mất.
Chính vì điều đó, toàn bộ các hoạt động sống còn và quan trọng nhất của cỗ máy cơ thể đều diễn ra Tự Động.
Kể cả khi chúng ta không suy nghĩ hơi thở vẫn diễn ra, nhưng ngược lại chúng ta hoàn toàn có thể chủ động để thay đổi và điều khiển hơi thở.
Bạn không thể chủ động ý thức để bảo tim đập nhanh hơn. Nhưng bạn có thể chủ động để làm ngắn hay dài hơi thở.
Trong bài viết này Huyền sẽ giới thiệu về Kĩ thuật Thở bụng (còn gọi là Thở Cơ Hoành)
Nếu như các bài tập thở đều vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một sức khỏe toàn diện, khỏe cả cơ thể và khỏe cả ở tinh thần, thì bài tập đầu tiên và cơ bản nhất bạn cần nắm bắt chính là Thở Bụng này.
Thở Bụng là gì?
Đây là phương pháp hít thở căn bản nhất trong tất cả các phương pháp thở, đặc biệt trong các phương pháp hít thở của Yoga. Nó gần như là tiền đề, là bước ‘chuẩn bị’ đầu tiên khi quay về với tập luyện hơi thở.
Nếu bạn mới bắt đầu quan tâm đến Hít thở, hãy bắt đầu tập luyện với Thở Bụng.
Thở bụng không xa lạ, mà nó là cách hết sức tự nhiên của con người. Nó là bản năng thở có sẵn của bạn và không đòi hỏi phải nỗ lực gì. Bạn có thể nhìn trẻ em và quan sát các em bé khi hít thở chúng không cần phải nỗ lực hay cố gắng, bụng chúng phập phồng theo hơi thở.
Tại sao là bản năng nhưng giờ lại phải tập luyện?
Chúng ta sinh ra đã có cơ chế thở bụng. Nhưng vì một vài lí do, chúng ta quên mất điều đó và đánh mất hơi thở tự nhiên của mình, đây là 2 lý do chính Huyền nghĩ là nguyên nhân:
– Lối sống gấp gáp và căng thẳng khiến sự tập trung dồn hết lên khu vực đầu, dần quên mất liên kết với các phần bụng và phía dưới cơ thể.
– Niềm tin và đòi hỏi về ngoại hình từ xã hội cho một cái Bụng Eo thon nhỏ, mặc đồ bó, khiến chúng ta hình thành thói quen hóp bụng, dần dần bụng không còn được tự nhiên thư giãn
Khi đã quen với việc chỉ hít thở tới ngực và thở nông, khi tập thở bụng trở lại rất nhiều người thấy nó sai sai và ngược.
Thở bụng có rất nhiều ý nghĩa và rất nhiều lợi ích
– Việc sử dụng và tập luyện quay trở về với hơi thở bụng sẽ giúp chúng ta kết nối được với vùng trung tâm của cơ thể, kết nối được với cơ thể và tâm trí của mình, tăng ý thức về cơ thể và tâm trí.
– Hơi thở bụng cũng giúp chúng ta điều hòa được tâm trí giúp chúng ta cân bằng hơn tĩnh tại hơn, bình yên hơn
– Giúp tăng ôxy và dưỡng chất đến khắp các tế bào, tăng lưu lượng dưỡng chất vận chuyển truyền khắp cơ thể giúp cho toàn bộ cơ thể và các tế bào được nuôi dưỡng tốt hơn
– Giúp ngăn chặn được stress, giảm căng thẳng, cân bằng hệ thần kinh, giúp tâm trí thư giãn từ đó cơ thể được thư giãn điều này
– Giúp cảm giác đầy đủ và bớt ham muốn hơn (do được nạp năng lượng tốt sau khi thở).
Tập Thở Bụng khi nào?
Bạn hoàn toàn có thể tập thở bụng mọi lúc mọi nơi không cần phải lưu ý hay thận trọng gì. Cũng đừng lo lắng thở bụng sẽ làm bụng bạn to ra, điều đó là không đúng, kể cả bạn có hóp bụng thì bụng bạn đâu có nhỏ đi và cơ thể bạn lại thêm phần căng thẳng. Siết cơ vùng bụng khác với hóp bụng, chủ đề này Huyền sẽ phải chi tiết ở bài khác.
Những ai nên Thở bụng?
Tất cả mọi đối tượng, không phân biệt già trẻ lớn bé nam nữ, có bầu hay cho con bú, đi lại được hay nằm một chỗ…đều cần thở bụng. Đặc biệt cần thiết với những đối tượng không nạp được năng lượng qua đường ăn uống bằng lý do nào đó, thì tập thở sẽ giúp nạp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng.
Kĩ thuật tập Thở bụng
Mời bạn xem video hướng dẫn cho kĩ thuật tập Thở Bụng ở 2 tư thế: Nằm và Ngồi.
Nếu bạn yêu thích các video của Huyền, hãy subscribe kênh để nhận thông báo video mới ra hàng tháng.
Yêu thương,
No Comments