Browsing Tag:

vegan

Uncategorized

Gấc Oatmeal – Cháo yến mạch gấc

Oatmeal cùng gấc superfood – siêu nhanh siêu dễ làm!

Như post trước mình đã hướng dẫn cách sơ chế gấc để tiện dùng cho các loại món ăn, đồ uống (xem lại tại công thức Sữa Gấc và sơ chế gấc).

Hôm nay giới thiệu với các bạn món cháo yến mạch siêu dễ làm với Gấc nhé.

Oatmeal hay các món cháo với yến mạch đều được làm khá nhanh, đặc biệt nếu các bạn sử dụng yến mạch cán hoặc yến mạch ăn liền.

Nói qua một chút về các loại yến mạch phổ biến. Có 3 loại phổ biến mà chúng ta có thể dễ dàng mua tại Việt Nam, sắp xếp theo thứ tự thời gian chế biến từ lâu đến nhanh nhất:

  1. Steel Cut Oat (Yến mạch dạng cắt hạt tấm): yến mạch nguyên hạt (nếu nguyên hạt và chỉ bỏ vỏ trấu ở ngoài thì chính là Oat Groats nhưng mà ở VN ko dễ mua được loại này), được cắt thành các hạt nhỏ (gọi là steel cut vì thường được cắt bằng lưỡi dao thép), thông thường mất 20-30 phút để chín mềm.
  2. Rolled Oat (Yến mạch cán dẹt, hay còn gọi là Old-fashioned Oat) – yến mạch dạng này phổ biến nhất): Hạt yến mạch nguyên hạt được hấp chín và cán dẹt. Tùy vào độ dẹt khi người ta cán mà ta có Yến mạch cán dẹt Old fashioned (mất khoảng 5-8 phút để nấu chín mềm), mỏng hơn nữa thì có Quick Oat hoặc 1-minute-Oat (mất 1 phút để chín).
  3. Instant Oat (Yến mạch ăn liền): Loại này được hấp lâu nhất, cán dẹt nhất, còn nấu nhanh hơn loại Quick Oat, thường ở dạng dẹt rất mỏng và khá vụn. Hay được dùng trong các sản phẩm ăn liền, có thể được trộn thêm các thành phần khác để người dùng chỉ việc cho nước sôi vào ngoáy lên là dùng luôn, nhưng các bạn nên chú ý đọc thành phần kĩ nếu không thích các loại added sugar hay bột sữa v.v.

Dĩ nhiên càng nguyên bản thì càng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhưng lại mất công nấu cầu kỳ hơn, thời gian nấu lâu hơn. Nên tùy sở thích và mục đích món ăn mà các bạn chọn nhé.

Mình thì hay dùng loại truyền thống cán dẹt.

Giờ thì vào chủ đề chính.

Món yến mạch Gấc này là phiên bản cháo yến mạch không mặn và thuần chay.

Tức là vị nó không phải giống dạng cháo mặn thịt thà, nhưng cũng không ngọt, mà chỉ đậm đậm thơm thơm của gấc và gừng, ngậy ngậy của hạt điều.

Công thức Cháo Yến Mạch Gấc

Sữa hạt: 500ml (mình dùng sữa hạt điều)

Yến mạch cán dẹt Rolled Oat: 80gr

Gừng tươi bào nhỏ: 10gr

Muối hồng: 1 nhúm nhỏ

Bơ lạc: 2 thìa canh

Gấc cốt:  30-40ml (cách sơ chế tại đây)

Cách làm

-Yến mạch, muối và sữa hạt đổ chung vào nồi nhỏ (nên dùng nồi không dính hoặc đế dày một chút để tránh xém đáy). Đun sôi. Sau khi sôi hạ nhỏ lửa đun và ngoáy đều trong 4-5 phút. Lúc này hỗn hợp yến mạch đã thành ‘cháo’ rồi đấy, dẻo dẻo quện đều sánh sánh rồi. Nếu đặc quá thì các bạn thêm nước hoặc sữa hạt.

-Lúc này cho thêm gấc, bơ lạc và gừng tươi bảo nhỏ vào trộn đều thêm khoảng 1 phút hoặc chỉ 30 giây là được.

Xong!

-Bây giờ bạn cho ra bát và rắc topping tùy ý. Nếu có các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, mixed nuts… các bạn hãy rang thơm và rắc lên nhé. Hôm nay mình lười nên chỉ có chút kỷ tử tiện rắc lên như thế này thôi.

Vẫn rất ngon.

Nếu thích ăn phiên bản ngọt thì các bạn rưới thêm maple syrup hay mật mía. Còn không thì cứ như vậy thưởng thức. Ấm, thơm, dẻo, ngậy. Một bữa sáng tuyệt vời đủ chất và nhanh chóng. Món oatmeal của mình làm hơi đặc, nếu các bạn thích bớt đặc thì cứ thêm nước hoặc sữa hạt vào trong lúc nấu nhé

Các bạn có thể tham khảo lại các bài viết trước:
Cách làm sữa hạt điều 
Cách làm sữa gấc và sơ chế gấc trữ đông tiện lợi
Cách làm sữa hạt với máy ép chậm Hurom
Yến mạch ngâm – Overnight Oat bữa sáng healthy 5 phút

 

 

Healthy Food

Healthy Banana Bread – Bánh mỳ chuối không béo

Đã bao giờ bạn ăn cái bánh mỳ chuối nào thấy ấn tượng chưa?

Thực ra trong các loại bánh mỳ nhanh (quick bread – để chỉ loại bánh mỳ không dùng men nở, không cần ủ, nhồi bột mà chỉ dùng bột nở/muối nở, trộn trộn vài nhát nguyên liệu khô cùng nguyên liệu ướt rồi đem nướng thẳng), thì bánh mỳ chuối là classic.

Thông thường với thời tiết Hà Nội thì mùa làm bánh là mùa lạnh, chớm đầu tháng 8 trở ra (thực ra là rậm rịch từ mùa bánh trung thu kéo sang mùa lạnh, rồi Christmas…) bởi khi đó thời tiết rất thuận cho việc làm bánh, và thuận cả cái mũi, cái dạ dày nữa: lạnh thì ngửi mùi bánh đang nướng trong lò nó thơm vô cùng tận, hấp dẫn cực kỳ và luôn tạo một cảm xúc rất ‘rưng rưng’ riêng cho người làm bánh (amateur như mình). Tuy nhiên với các loại bánh để ăn sáng như cookie, muffin hay quick bread thì mùa nào làm cũng được, đặc biệt là các bà mẹ muốn đổi món cho mấy đứa nhỏ. Điển hình như nhà mình là cũng muốn thay đổi khẩu vị cho bé con và cũng thích món nào bạn ý cầm đi học được.

Cái thời đầu mới biết làm bánh thì mình thử làm đủ loại ý. Tủ lạnh lúc nào cũng có bơ, whipping cream, creamcheese, sữa, trứng và kệ bếp không bao giờ thiếu ơi hỡi các đồ chơi phụ trợ, các loại bột mỳ trắng, riêng đường cũng có đường trắng, đường nâu, đường xay đủ loại, nói chung là hơn cả bách hóa.

Nói chung là mình vẫn luôn thích bánh. Niềm vui thích không bao giờ lụi tàn. Mình chả sợ ăn bánh béo đâu. Tuy nhiên bây giờ mình khá dè chừng với đường tinh luyện, bơ và các loại sản phẩm từ sữa, nên đã dần tìm hiểu về các loại bánh ‘healthy’ hơn (mình hay gọi là bánh ‘khỏe’), ít calories rỗng hơn, ít chất béo động vật hơn, và làm ngọt từ tự nhiên hơn. Các loại bánh bây giờ mình làm cũng theo hướng đó. Có thể một số sản phẩm không giống các loại bánh ngọt truyền thống, nhưng các loại bánh ‘khỏe’ nó có vị rất riêng và cũng không kém phần hấp dẫn. Chắc cũng một phần vì khẩu vị của mình cũng khác xưa. Có thể vậy, nhưng mình thấy phản hồi của những người xung quanh mình cũng rất tốt (bao gồm cả người thích đồ béo như bạn chồng mình).

Hôm nay mình chia sẻ công thức Bánh mỳ chuối không béo này để các bạn làm thử nhé. Công thức này ngon – xốp (xốp kiểu đặc của bánh mỳ nhé, như bánh mỳ chuối bình thường ý), ẩm, và thơm mùi chuối, dễ làm (chỉ cần 1 cái âu trộn/bát to và vài dụng cụ đo lường cơ bản), khá linh hoạt (có thể thêm bớt như giải thích phía dưới), có thể làm vegan – phiên bản thuần chay không trứng. Khác với bánh mỳ chuối truyền thống được làm từ bột mỳ trắng (đã được tẩy trắng và mất đi nhiều dinh dưỡng), nhiều đường tinh luyện và nhiều bơ, công thức này 100% dùng bột mỳ nguyên cám (whole wheat flour), làm ngọt bằng chuốimật ong (hoặc maple syryp – siro từ cây phong nếu làm thuần chay), dùng dầu dừa (hoặc dầu oliu hay các loại dầu thực vật có lợi hơn cho sức khỏe, và có thể thêm các loại hạt, nho khô quả khô, chocolate tùy ý.

Chúng ta chỉ cần gần này nguyên liệu:

Banana-Bread-ingredients

Nguyên liệu

1 cup chuối nghiền (khoảng 2 quả chuối tây chín)
1/2 cup mật ong hoặc maple syrup
1/3 (hoặc 1/4 cup) dầu dừa hoặc dầu oliu hay các loại dầu thực vật lành tính khác
2 quả trứng gà
1/4 cup sữa (sữa thực vật) hoặc nước lọc/nước dừa tùy ý
1 3/4 cup bột mỳ nguyên cám (whole wheat flour), tương đương 210 gr
1 tsp baking soda
1 tsp vanilla (mình dùng vanilla tự ngâm)
1/2 tsp muối (mình dùng muối biển)
1/2 tsp bột quế
Các loại trộn thêm tùy ý: nho khô, hạt óc chó/hạt điều/hạnh nhân…, chocolate chip, các loại quả khô khác thái nhỏ…

Cách làm

  1. Làm nóng lò (165oC), chuẩn bị khuôn loaf (công thức này được 2 cái loaf như hình của mình, hoàn toàn có thể làm vào khuôn muffin và giảm thời gian nướng).
  2. Trong một tô to: đánh dầu dừa cùng mật ong cho đều, thêm trứng, đánh đều, trộn tiếp chuối nghiền và chuối. Toàn bộ khâu này chỉ cần 1-2 phút vì không cần đánh lâu, chỉ cần sao cho nguyên liệu trộn đều, không có phới lồng thì dùng 2 đôi đũa gộp vào đánh cũng được. Nếu dầu dừa vào mùa lạnh bị đông cứng thì chỉ cần hâm ấm lại (đặt cái bát trên lò nướng hoặc gần bếp nóng hay quay 10s trong lò vi sóng).
  3. Cho tiếp baking soda, vanilla, muối và bột quế vào bát, trộn đều.
  4. Chuyển sang dùng cái muôi to để trộn bột mỳ nguyên cám vào hỗn hợp chất lỏng trong bát. Chỉ trộn sao cho vừa đủ không trộn lâu, còn một vài cục cũng không sao (10-20s). Nhẹ tay trộn nốt các loại hạt hay quả khô muốn thêm vào. Tránh trộn lâu gây dai bánh.
  5. Đổ hỗn hợp bột vào khuôn đã chuẩn bị. Rắc thêm tí bột quế hoặc hạt trang trí bên trên.
  6. Nướng trong lò 165oC trong vòng 50-55 phút (nếu khuôn muffin thì giảm thời gian nướng, khuôn loaf to thì tăng thời gian), kiểm tra bằng cách châm một que gỗ nhỏ vào rút ra thấy không dính que là bánh chín. Sau đó chuyển ra cho bánh nguội khoảng 20 phút rồi mới cắt bánh, nếu cắt khi vừa ra lò bánh sẽ dễ bị nát. Bánh này mình thấy để qua đêm ăn còn ngon hơn khi mới nướng vì nó ẩm hơn nữa. Để ở nhiệt độ phòng mùa mát được 2-3 ngày, ngăn mát tủ lạnh được 4-5 ngày. Thậm chí có thể đông lạnh để được 2-3 tuần, khi nào cần ăn thì nướng lại/ toast lại.

Các lưu ý:

  • Phiên  bản vegan:

Thay trứng bằng bột chia hoặc bột flax (1 quả trứng thay bằng 1 thìa canh bột chia trộn cùng 3 thìa canh nước lọc, để 15 phút cho nở trương). Dùng sữa thực vật hoặc nước dừa thay vì sữa bò. Thay mật ong bằng maple syrup

  • Dầu: mình dùng dầu dừa ép lạnh của Thành Vinh.
  • Chuối: mình từng dùng thử chuối hấp/luộc (chuối tây chín đem hấp lên) có vị thơm ngọt hay lắm, nếu ai thích mùi chuối thì thử xem, bánh sẽ dậy mùi chuối hơn là chuối không hấp.
  • Bột mỳ nguyên cám: Mình dùng Bob’s Red Mill Whole Wheat Pastry Flour (có bán ở siêu thị An Nam trên Syrena Tây Hồ , một bịch hơn 2 kg có giá 102,000đ, cũng không đắt hơn nhiều so với bột mỳ trắng), ảnh như dưới đây

BRM whole wheat flour

Nếu bạn đã thử, hãy chia sẻ kết quả với mình nhé! Chúc các bạn có một công thức bánh tủ cho những lúc muốn làm bánh ít béo hơn, lành mạnh hơn.
Banana-Bread1

Healthy Banana Bread - Bánh mỳ chuối không béo

Print Recipe
Serves: 2 ổ Cooking Time: 1h10m

Ingredients (11 items)

  • 1 cup chuối nghiền (khoảng 2 quả chuối tây chín)
  • 1/2 cup mật ong hoặc maple syrup
  • 1/4 cup dầu dừa hoặc dầu oliu hay các loại dầu thực vật lành tính khác
  • 2 quả trứng gà
  • 1/4 cup sữa (sữa thực vật) hoặc nước lọc/nước dừa tùy ý
  • 1 3/4 cup bột mỳ nguyên cám (whole wheat flour), tương đương 210 gr
  • 1 tsp baking soda
  • 1 tsp vanilla (mình dùng vanilla tự ngâm)
  • 1/2 tsp muối (mình dùng muối biển)
  • 1/2 tsp bột quế
  • Các loại trộn thêm tùy ý: nho khô, hạt óc chó/hạt điều/hạnh nhân..., chocolate chip, các loại quả khô khác thái nhỏ...

Instructions (5 Steps)

1

Làm nóng lò (165oC), chuẩn bị khuôn loaf (công thức này được 2 cái loaf như hình của mình, hoàn toàn có thể làm vào khuôn muffin nhưng giảm thời gian nướng).

2

Trong một tô to: đánh dầu dừa cùng mật ong cho đều, thêm trứng, đánh đều, trộn tiếp chuối nghiền và chuối. Toàn bộ khâu này chỉ cần 1-2 phút vì không cần đánh lâu, chỉ cần sao cho nguyên liệu trộn đều, không có phới lồng thì dùng 2 đôi đũa gộp vào đánh cũng được. Nếu dầu dừa vào mùa lạnh bị đông cứng thì chỉ cần hâm ấm lại (đặt cái bát trên lò nướng hoặc gần bếp nóng hay quay 10s trong lò vi sóng). Cho tiếp baking soda, vanilla, muối và bột quế vào bát, trộn đều.

3

Chuyển sang dùng cái muôi to để trộn bột mỳ nguyên cám vào hỗn hợp chất lỏng trong bát. Chỉ trộn sao cho vừa đủ không trộn lâu, còn một vài cục cũng không sao (10-20s). Nhẹ tay trộn nốt các loại hạt hay quả khô muốn thêm vào. Tránh trộn lâu gây dai bánh.

4

Đổ hỗn hợp bột vào khuôn đã chuẩn bị. Rắc thêm tí bột quế hoặc hạt trang trí bên trên.

5

Nướng trong lò 165oC trong vòng 50-55 phút (nếu khuôn muffin thì giảm thời gian nướng, khuôn loaf to thì tăng thời gian), kiểm tra bằng cách châm một que gỗ nhỏ vào rút ra thấy không dính que là bánh chín. Sau đó chuyển ra cho bánh nguội khoảng 20 phút rồi mới cắt bánh, nếu cắt khi vừa ra lò bánh sẽ dễ bị nát. Bánh này mình thấy để qua đêm ăn còn ngon hơn khi mới nướng vì nó ẩm hơn nữa. Để ở nhiệt độ phòng mùa mát được 2-3 ngày, ngăn mát tủ lạnh được 4-5 ngày. Thậm chí có thể đông lạnh để được 2-3 tuần, khi nào cần ăn thì nướng lại/ toast lại.

Notes

-Phiên bản vegan: Thay trứng bằng bột chia hoặc bột flax (1 quả trứng thay bằng 1 thìa canh bột chia trộn cùng 3 thìa canh nước lọc, để 15 phút cho nở trương). Dùng sữa thực vật hoặc nước dừa thay vì sữa bò. Thay mật ong bằng maple syrup. -Dầu: mình dùng dầu dừa ép lạnh của Thành Vinh. -Bột mỳ nguyên cám: Mình dùng Bob's Red Mill Whole Wheat Pastry Flour. - (Công thức dựa theo trang web cookieandkate.com)

Smoothie

Sinh tố ‘bánh phô mai chanh’ – Vegan lemon cheesecake smoothie

Chắc chẳng bao giờ mình nghĩ sinh tố (smoothie) có thể ngậy béo và có hương vị của một cái bánh cheesecake đến vậy. Đặc biệt càng không ngờ khi nó không hề có cheese! Và hoàn toàn thuần chay.

Bạn sẽ thay đổi cách nhìn về sinh tố với công thức này. Xa rồi cái thời sinh tố chỉ có hoa quả xay cùng sữa tươi, sữa đặc hay cốt dừa. Well, dĩ nhiên là vẫn rất ngon, nhưng, chúng ta nên với tay tới những món sinh tố healthy hơn một chút, cũng chẳng mất gì đâu, phải thử và cảm nhận mới biết được.

Vì vậy mình nhường lại cho các bạn khám phá

Nguyên liệu

-250ml sữa thực vật (mình dùng sữa hạnh nhân)
-1 quả chuối (đông lạnh thì càng tốt, hoa quả làm smoothie rất ngon khi đông lạnh, ko cần thêm đá khi xay)
-60gr hạt điều tươi (khoảng nửa cup, ngâm nước ấm 1h, bỏ nước ngâm đi, món này ko hợp dùng điều rang muối)
-50ml nước cốt chanh vàng (khoảng 1 quả) + vỏ quả chanh bào nhỏ
-1tsp vani tinh chất (ko dùng loại ống ngoài chợ, mình dùng loại vani tự ngâm từ quả vani)
-1 xíu muối biển
-Optional: có thể cho thêm 1 tsp hạt chia). Ai thích ngọt hơn xíu thì cho thêm mật ong hoặc tăng lượng chuối

Xay tuốt tuồn tuột đống nguyên liệu trên cho nhuyễn, tầm 1p. Nên xay điều cho nhuyễn trước rồi cho các thứ còn lại vào sau.

Rót ra ly, rắc thêm tí vỏ chanh bào cho thêm thơ thẩn!

Lưu ý: để thuần chay, các bạn dùng sữa từ thực vật/sữa hạt. Nếu ngại làm sữa hạnh nhân, có thể dùng sữa đậu nành hay sữa gạo, nhưng đương nhiên không đúng vị bằng, vì sữa hạnh nhân có độ ngậy béo gần giống sữa bò nhất.

Túm lại, đây là một cái bánh lemon cheesecake dưới dạng uống được, lại không lo béo, lại rất creamy, sánh mịn, ngậy, chua chua thơm mùi chanh nữa…. Rất đáng thử.

Các bạn thử và chia sẻ kết quả của mình nhé!

Vegan lemon cheesecake smoothie - Sinh tố 'bánh phô mai chanh'

Print Recipe
Serves: 400-450ml Cooking Time: 15min

Ingredients (7 items)

  • -250ml sữa thực vật (mình dùng sữa hạnh nhân)
  • -1 quả chuối (đông lạnh thì càng tốt, hoa quả làm smoothie rất ngon khi đông lạnh, ko cần thêm đá khi xay)
  • -60gr hạt điều tươi (khoảng nửa cup, ngâm nước ấm 1h, bỏ nước ngâm đi, món này ko hợp dùng điều rang muối)
  • -50ml nước cốt chanh vàng (khoảng 1 quả) + vỏ quả chanh bào nhỏ
  • -1tsp vani tinh chất (ko dùng loại ống ngoài chợ, mình dùng loại vani tự ngâm từ quả vani)
  • -1 xíu muối biển
  • -Optional: có thể cho thêm 1 tsp hạt chia). Ai thích ngọt hơn xíu thì cho thêm mật ong hoặc tăng lượng chuối

Instructions (2 Steps)

1

Xay tuốt tuồn tuột đống nguyên liệu trên cho nhuyễn, tầm 1p. Nên xay điều cho nhuyễn trước rồi cho các thứ còn lại vào sau.

2

Rót ra ly, rắc thêm tí vỏ chanh bào cho thêm thơ thẩn!

Happy Plant-based Milk/ Plant-based Milk

Cách làm sữa hạnh nhân ngon(Home-made Almond milk)

Sữa hạnh nhân – nghe thì có vẻ cao siêu, ‘soang chảnh’ nhỉ, nhưng đây là loại sữa thực vật cực kỳ phổ biến với các nước phương Tây để thay thế sữa bò.

Trong các loại sữa từ hạt (nut milk), và nói chung là sữa từ thực vật (hạt, đậu, ngũ cốc v.v), sữa hạnh nhân, sữa hạt điều và sữa dừa là 3 món mình hay làm nhất và thích nhất, sử dụng được phong phú trong các món sinh tố, tráng miệng, bánh trái nhất. Bởi màu sắc, vị và texture (cảm quan) của các loại sữa này có thể nói là còn ngon hơn sữa bò.

Sữa hạnh nhân không có nhiều glycemic như sữa gạo, cũng không lo bị rối loạn hormone hoặc GMO như sữa đậu nành, ít hơn sữa bò 50% lượng calories và không có cholesterol, nhưng lại ít protein hơn. Sữa hạnh nhân có vị nhẹ, béo, ngậy và màu trắng sữa rất đáng yêu. Về cơ bản, sữa hạnh nhân là loại nước làm từ hạt hạnh nhân xay cùng nước. Cách làm sữa từng bước như dưới đây và phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các loại sữa từ hạt (nut – hạt điều, óc chó, maccadamia v.v.). Thực tế là mình còn thích sữa hạt điều hơn cả hạnh nhân (hạt điều tươi chứ không phải hạt điều rang muối), vì rẻ hơn (điều trồng trong nước), ngậy hơn, và đặc biệt làm còn nhanh hơn nữa do không phải bóc vỏ, chỉ cần ngâm, xay, rồi lọc.

Món này phù hợp cho cả người không ăn chay lẫn người ăn chay. Những ai kiêng sữa động vật mà lại dị ứng với các loại nuts thì có thể làm sữa dừa. Tự làm sữa hạt là dễ nhất quả đất ý!

Dưới đây trông thì nhiều ảnh vậy thôi nhưng nhìn chung chỉ có 3 bước, cực nhanh, cực dễ và đảm bảo một khi đã làm rồi bạn sẽ không bao giờ dừng lại 🙂

Nguyên liệu

100 – 120 gr hạt hạnh nhân (nếu mua được hạnh nhân có chứng nhận hữu cơ là tốt nhất tuy nhiên giá thành cũng tốt không kém)

1 lít nước lọc

1 xíu muối biển

1 xíu đường thô (hoặc xay sữa cùng vài quả chà là)

Cách làm

Bước 1: Ngâm

Ngâm hạnh nhân ngập trong nước lọc (lượng nước gấp đôi hạt để hạt còn nở mềm). Thời gian ngâm ít nhất 8h (tốt nhất là qua đêm). Nếu bạn quá vội cũng có thể ngâm ít giờ hơn (ngâm trong nước nóng), sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến vị sữa. CHÚ Ý: nếu thời tiết nóng thì nên ngâm trong tủ lạnh (đặt cả hạt và bát nước vào tủ) để tránh ngâm lâu hạt bị chua, làm sữa dễ bị hỏng, bị chua.

Luộc hạt hạnh nhân trong vòng 5-10p. Có thể bỏ qua bước này. Mục đích của việc luộc hạt là để dễ bóc vỏ lụa của hạt hơn, và còn để phần nào yên tâm hơn cho những bạn không thích cảm giác uống từ hạt sống.

Almond-milk-0Almond-milk-1

(Từ trái sang: 1. Hạt hạnh nhân sống; 2.Hạt đã được ngâm và luộc sơ, rất dễ bóc vỏ, bóp một cái là vỏ tuột ra ngay)

Bước 2: Xay

Xay hạt cùng nước lọc trong vòng 1-2 phút. Trong thời gian xay nên nghỉ vài lần để an toàn cho máy. Tốt nhất là máy xay sinh tố vẫn được sử dụng phổ thông trong các gia đình, loại máy để bàn thường khỏe hơn máy cầm tay. Máy càng khỏe thì hạt càng được nghiền kĩ hơn, cho sữa sánh hơn.

Almond-milk-3Almond-milk-4

(Từ trái sang: 3. Xay hạt cùng một chút nước lọc trước, trong vòng 1 phút chia làm 2 lần; 4. Đổ nốt chỗ nước lọc vào và xay đều lần cuối khoảng 30s)

Bước 3: Lọc

Lọc hỗn hợp thu được qua rây lọc hoặc túi vải lọc.

Nếu dùng rây lọc thì sữa vẫn còn khá nhiều lợn cợn. Vì vậy riêng với sữa hạnh nhân mình hay dùng túi vải lọc như trong hình, trong khi sữa hạt điều rất mịn không hề có cặn thì mình chỉ lọc qua rây.

Thêm chút muối, chút đường (nếu muốn). Mình thì không dùng đường thấy ngon lắm.

Almond-milk-5Almond-milk-6

(Từ trái sang: 5. Đổ hỗn hợp đã xay ra âu đựng có bọc túi lọc trên miệng; 6. vắt kiệt phần nước)

Ta daaa…. Chúng ta đã có sữa hạnh nhân trắng mịn trong tay. Lúc này có thể ực ngay để thưởng thức. Hoặc đổ hỗn hợp sữa trở lại máy xay, xay thêm cùng quả chà là, bột quế hay các loại nguyên liệu biến tấu khác nếu bạn muốn. Sữa này cũng dễ đón nhận bởi các bé lắm nên các mẹ muốn thay sữa bò bằng loại sữa lành hơn, an toàn hơn thì có thể tự tay làm sữa hạnh nhân mỗi ngày cho con. Một khi đã làm vài lần bạn sẽ thấy tổng thời gian làm sữa rất nhanh gọn, chỉ mất thời gian ngâm qua đêm thôi.

Sữa hạnh nhân để được trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày (thậm chí 3 ngày không sao, mình đã thử). Nếu trót để lâu mà sữa chưa hỏng (chưa thấy thay đổi mùi vị gì) thì có thể hâm nóng lên trước khi uống cho yên tâm.

Mình đã từng thử làm sữa với quả chà là (cho sữa có vị ngọt dịu thơm), một chút bột quế, rất ưng. Ngoài cách làm như mình đề cập, có một cách khác khi làm sữa thực vật là xay hạt từ lúc sống rồi mới đun. Cách này với một số loại hạt như hạnh nhân và óc chó sẽ cần rất cẩn thận khi đun sau xay lọc, bởi nếu đun lửa to và sôi thì sữa sẽ bị lợn cợn, chỉ nên đun rất nhỏ lửa, khuấy liên tục và mấp mé sôi. Túm lại là mình thích cách của mình nhất, không đun lại sau khi đã xay, lọc.

Cách làm trên có thể áp dụng tương tự cho các loại sữa hạt (nut milk) khác, chỉ có thời gian ngâm các loại hạt sẽ khác nhau:

Hạnh nhân: 8 – 12 h
Macadamias: 8 h
Hạt điều: 2-4 h
Hạt thông (pine nut): 8 h
Hạt phỉ (halzenut): 8h 
Hạt óc chó (walnut) hoặc hồ đào (pecan): 1-2 h
Hạt dẻ cười: không cần ngâm
Yến mạch: 15 phút trở lên

Trong các loại nut milk mình đã làm thì nói thực mình vẫn thích sữa hạnh nhân hạt điều nhất.  Sau đó là sữa dừa (các bạn có biết sữa dừa tự làm dễ và nhanh và ngon đến thế nào không, xem tại đây). Và một lưu ý nữa về chất lượng sữa tự làm tại nhà phụ thuộc rất nhiều chất lượng nguyên liệu. Vì vậy các bạn đặc biệt chú ý nếu hạt của mình đã xuất hiện mùi hôi thì không nên dùng làm sữa vì khi làm sữa chủ yếu mình nên làm hạt dạng thô (không qua tẩm sấy bơ muối đường gì hết).

Ứng dụng sữa hạnh nhân thì vô vàn. Mình thì dùng sữa hạnh nhân thay cho tất cả các công thức cần đến sữa.
Đừng quên thử loại Sữa Xanh giàu tính kiềm vừa thanh vừa ngon này.
Và cũng đừng khám phá thêm rất nhiều món sinh tố xanh trên blog của mình để áp dụng sữa hạnh nhân nhé.

Các bạn có hay làm sữa hạnh nhân không? Trong các loại sữa hạt thì bạn thích loại nào?

Almond milk - Tự làm sữa hạnh nhân

Print Recipe
Serves: 1l Cooking Time: 15min

Ingredients (4 items)

  • 100 - 120 gr hạt hạnh nhân (nếu mua được hạnh nhân có chứng nhận hữu cơ là tốt nhất tuy nhiên giá thành cũng tốt không kém)
  • 1 lít nước lọc
  • 1 xíu muối biển
  • 1 xíu đường thô (hoặc xay sữa cùng vài quả chà là)

Instructions (6 Steps)

1

Ngâm hạt hạnh nhân ngập trong nước. Thời gian ngâm từ 8-10h (hoặc qua đêm). Nếu vội có thể ngâm 1h trong nước nóng. Đổ bỏ phần nước ngâm.

2

Luộc hạt hạnh nhân trong vòng 5-10 phút. Đổ bỏ nước luộc. Bóp để loại bỏ vỏ lụa của hạt. Có thể bỏ qua bước này.

3

Dùng máy xay sinh tố xay hạt hạnh nhân cùng nước lọc trong vòng 1-2 phút chia làm vài lần ấn máy để tránh nóng máy. Nếu dùng chà là hay quả vani thì có thể xay cùng luôn.

4

Lọc hỗn hợp qua túi vải lọc. Dùng tay bóp hết phần nước ra khỏi bã. Nếu dùng rây lọc lưới nhỏ thì phải lọc vài lần nếu không muốn sữa lợn cợn bã.

5

Thêm chút muối tùy khẩu vị.

Notes

Sữa hạnh nhân nếu không dùng hết nên bảo quản giống juice: đựng vào các chai thủy tinh nắp kín trong ngăn mát. Để được 2-3 ngày. Lắc đều trước khi uống vì để một thời gian sữa sẽ lắng cặn. Lắng cặn là hoàn toàn bình thường.