Browsing Tag:

tế bào

Uncategorized

Sự sống và dinh dưỡng – Chúng ta được tạo nên bởi cái gì?

Cái gì làm nên thực thể ‘sống’?

Có những người tin rằng không phải chỉ thực vật, động vật, con người hay các sinh vật, mới có sự sống. Cả những vật tưởng là vô tri như đất, nước, ngôi nhà, con đường…cũng có linh hồn.
Điều này đã khiến mình băn khoăn từ hồi còn bé khi người lớn hay bảo: con đừng vứt đồ chơi thế không nó đau đấy!

Đến bây giờ lớn lắm rồi (^^), đặc biệt khi nhìn những người thân ra đi, hay những giây phút cầm trên tay con chim đang hấp hối, hay tức tối miết thật sạch hàng kiến đang marching khắp phòng…hay cả những ngày thấy trong người hụt hơi loạng quạng mệt, thi thoảng mình lại thắc mắc: cái gì làm nên sự sống?

Cái gì làm nên … mình?

Lúc nào vui thì sẽ tự nói: sự thông minh, tình yêu thương, cảm xúc, và rất nhiều cơm ngon.
Còn lúc nào chán câu trả lời là: bull shit.

Gần đây khi có thời gian (thực ra là phải dành thời gian) để học về dinh dưỡng nhiều hơn, trong một khóa học mình đang theo đuổi, mình phải học Sinh học – bộ môn khoa học về sự sống. Cái mà hồi học phổ thông mài đít ở trường cũng mới biết xíu xíu nhưng thực ra chả hiểu gì về bản chất. Trong đó mình được đọc và ngẫm lại những kiến thức basics nhất. Tất cả mọi thứ, cái gì, cuối cùng, ra sao, thì cũng phải quay về những yếu tố cơ bản nhất. Và mọi điều kỳ diệu đều được tạo nên từ những thứ nhỏ nhất siêu cơ bản của vũ trụ.

Một sinh vật sống luôn mang các đặc điểm và khả năng mà thực thể vật chất khác không có. Đó chính là khả năng điều khiển năng lượng và tương tác/tác động tới môi trường xung quanh chúng.

Có 5 đặc điểm làm nên sinh vật ‘sống’ (SVS):

  • SVS có cấu trúc độc nhất (unique structural organisation)
    Tức là không SVS nào giống hệt nhau, trong hàng tỉ tỉ SVS trên mặt đất, được tạo nên với nền tảng là tế bào – đơn vị nền tảng và có cấu trúc độc đáo, các phân tử DNA và proteins duy nhất không giống bất kỳ cá thể sống khác.
  • SVS có các quá trình trao đổi chất (metabolic processes)
    Trao đổi chất là toàn bộ các phản ứng hóa học giữa các phân tử của tế bào, nhằm cho tế bào lớn lên, tái sản xuất và sửa chữa. Khả năng trao đổi chất giữ cho các tế bào ‘sống’ được. Toàn bộ các SVS đều sử dụng dinh dưỡng (thức ăn cho tế bào), thông qua 3 hoạt động chính: nạp dinh dưỡng (phần nhiều SVS nạp dinh dưỡng bằng cách ăn các sinh vật khác), process dinh dưỡng (quá trình xử lý dinh dưỡng diễn ra ngay khi dinh dưỡng ở trong tế bào, nơi các phản ứng hóa học tinh vi cho phép tế bào sản xuất các phần mới, sửa chữa, tái sản xuất và cung cấp năng lượng cho các hoatjd odojng sống ) và loại trừ chất thải (bởi vì không phải vật liệu dinh dưỡng nào đi vào SVS cũng có giá trị, một số thậm chí còn có hại).
  • SVS có các quá trình phát triển (generative processes).
    Toàn bộ các hoạt động giúp tăng kích cỡ của sinh vật (cho phép SVS ‘thêm’ các cấu trúc, sửa chữa các phần của nó, tăng số lượng tế bào), hoặc tăng số lượng sinh vật trong nhóm của nó (bởi vì SVS nào rồi cũng chết, chúng cần phải sinh sản). Và quá trình này chỉ xảy ra được khi có các quá trình trao đổi chất như trên – hấp thu và xử lý dinh dưỡng. .
  • SVS có các quá trình phản ứng (responsive processes).
    Cho phép sinh vật phản ứng với các thay đổi trong môi trường xung quanh chúng theo một cách có ý nghĩa: khả năng nhận biết các thay đổi trong môi trường và nhanh chóng phản ứng lại (nhắm mắt khi bị lóa sáng, giật mình khi có tiếng động lớn, cây cối mọc lá theo hướng nắng mặt trời…); khả năng thích nghi với các thay đổi trong môi trường (một cách từ từ, như cây cối nở rộ mùa xuân, rụng lá mùa đông, mắt con người quen dần với bóng tối…); khả năng tiến hóa (thay đổi về cấu trúc gen của nhiều sinh vật sống cùng loài).
  • SVS có quá trình kiểm soát (control processes)
    Khả năng cho phép SVS đảm bảo các hoạt động trao đổi chất diễn ra theo trình tự và tốc độ hợp lý. Ví dụ như phân tử enzymes cho phép kiểm soát tốc độ và lượng các phản ứng hóa học diễn ra trong SVS, hay quá trình điều chỉnh các hoạt động nội tại để tự duy trì một trạng thái cân bằng (như tim đập nhanh hơn để tăng bơm máu để tăng oxy đến phổi khi cơ thể hoạt động cơ nhiều lên).

Dài nhỉ, nhưng mà ngẫm đi ngẫm lại chắc mình chỉ nhớ được những ý chính sau:
– Chúng ta đều được tạo nên bởi các tế bào, mang các tính chất và cấu trúc đặc trưng, các phân tử DNA tạo nên cấu trúc gen độc nhất vô nhị. Chúng ta là UNIQUE in every way.
– Chúng ta tồn tại được tức là đã và luôn trong vận động và những quá trình tác động đến môi trường, tương tác và phát triển, sinh sôi, repair và thay thế những gì ko phù hợp, trong chính bản thân mình. Chúng ta LUÔN THAY ĐỔI và LUÔN THÍCH NGHI in every process.
– Bản thân mỗi tế bào tạo nên chúng ta cũng đều có khả năng kiểm soát và tự cân đối.

Quả là một sự kỳ diệu khi chỉ từ những phân tử nhỏ bé không nhìn thấy nổi đã tự nhân lên, sinh sôi và lớn mạnh thành những em bé, và rồi thành những người trưởng thành (thường xuyên thắc mắc và rầu rĩ) của thế giới hiện đại như chúng ta haha.

Trở lại câu hỏi: cái gì làm nên… mình?

Có thể là tỉ tỉ các tế bào, các phân tử…luôn đang trong quá trình vận động tái tạo, thu nạp thải sản sinh và cân đối năng lượng….
Cũng có thể là sự thông minh, tình yêu thương, cảm xúc, rất nhiều cơm ngon.
Hay cũng có thể là bull shit.
Tùy cách mình lựa chọn hoặc nhìn nhận. Nhỉ?

Thế bạn được làm nên từ…cái gì?

TẠI SAO NÊN ĂN SỐNG? – WHY RAW FOOD