Stop Worrying About Fruit Sugar!
Một trong các hiểu lầm, thắc mắc, và dè dặt lớn với việc ăn (và uống) hoa quả chính là ĐƯỜNG. Đây là chủ đề khá thú vị và mình sẽ thảo luận các tìm hiểu và quan điểm của mình dưới đây nhé.
Sau nhiều năm phê phán ‘chất béo’, rồi sau đó bác bỏ, giới nghiên cứu, báo chí hay phương tiện truyền thông lại chuyển hướng sang ‘đường’. Vì vậy ai trong chúng ta giờ đây khi nói đến ĐƯỜNG là chúng ta cảnh giác cao độ. Nào thì sợ béo, nào thì sợ bệnh, nào thì gây ung thư v.v.
Khi phê phán Juice nhiều đường, ở đây chúng ta cần phân biệt rõ là đang nói đến cái gì – Juice gì? Mình đã từng viết bài về phân biệt các thể loại juice – vì không phải juice nào cũng giống nhau.
Ở đây mình đang nói đến Juice nguyên chất, ép TƯƠI từ chỉ RAU CỦ QUẢ SỐNG mà thôi. Đặc biệt là juice ép tươi home made.
Hoa quả có lượng đường cao đúng không?
Đúng, hầu hết hoa quả đều chứa đường. Một số loại tỉ lệ khá cao.
Đường trong hoa quả là gì?
Fructose. Nên nhớ, đường tinh luyện khác hoàn toàn đường tự nhiên trong hoa quả. Nhắc lại: Đường tinh luyện khác hoàn toàn Fructose chứa trong hoa quả nguyên bản. Khi chúng ta tách đường từ thực phẩm tự nhiên để chế biến, tinh luyện và làm cơ số ‘thủ đoạn’ khác nhau để ra được cái kết tinh dạng hạt tinh thể ngọt đó, thì đường đó đã trở thành một chất hóa học hoàn toàn khác với fructose tự nhiên.
Đường fructose có trong hoa quả tự nhiên có ý nghĩa gì?
Ví dụ với một quả táo, nó chứa fructose. Fructose của một quả táo cung cấp năng lượng (energy) và các chất dinh dưỡng (nutrients), và các enzymes, và các chất chống oxy hóa, và phytonutrients, và các hợp chất khác phòng chống các bệnh tật v.v. và v.v. Cơ thể con người hoạt động dựa trên năng lượng chủ yếu từ đường và chất béo. Khi ta ăn quả táo nguyên vẹn, cũng như ép tươi quả táo đó, fructose của nó hoàn toàn là nguồn năng lượng phù hợp nhất cho cơ thể người, và còn là công cụ giúp hệ thống cơ thể thải độc, bởi hoa quả có khả năng kéo các chất độc hại nội sinh từ tế bào ra máu để từ đó cơ thể mới lọc được chất độc. Hoa quả là một trong các thực phẩm dễ tiêu hóa và có tính thanh lọc cao nhất cho cơ thể con người. Đường trái cây và đường trong các thực phẩm giàu tinh bột như củ cải đường, củ dền hay cà rốt là năng lượng hoàn hảo cho hệ thống sinh hóa của con người. Loại đường này KHÔNG nuôi hay tạo ra các tế bào gây bệnh (pathogenic cells). Các tế bào gây bệnh sống nhờ vào các sản phẩm phụ (byproducts) từ đường tinh luyện. Đường tinh luyện là nguyên nhân lớn gây ra ung thư.
Viện Gerson (Gerson Institute – nơi nổi tiếng trong giới trị liệu ung thư bằng phương pháp tự nhiên, đã chữa cho hàng nghìn bệnh nhân tại Mỹ) sử dụng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các bệnh nhân ung thư của họ bao gồm chủ yếu là nước ép từ rau củ quả mỗi ngày (có cả quả,chứ không chỉ nước ép rau không).
Trong bộ phim tài liệu Fat, Sick and Nearly Dad, Joe Cross đã hết thừa cân béo phì, hết mề đay mãn tính, hết các triệu chứng mãn tính khổ sở của mình sau 60 ngày chỉ uống juice. Và anh ta luôn bắt đầu một ngày với fruit juice (nước ép từ hoa quả), sau đó là các loại juice rau củ có kèm chút hoa quả uống trong ngày. Tức là một con người đã hoàn toàn cải thiện sức khỏe của mình với juice, và juice có dùng hoa quả.
Uống juice táo có tác dụng làm giảm thở khò khè ở trẻ em trong khi ăn quả táo thì không có tác động như vậy. Năm 2007, nghiên cứu của Viện tim và Phổi quốc gia UK, được công bố trên Tạp chí European Respiratory Journal, cho thấy những trẻ uống ít nhất một lần một ngày nước ép táo giảm một nửa nguy cơ thở khò khè so với những trẻ uống mỗi tháng dưới một lần, và nước ép tươi có tác dụng nổi trội hơn những loại nước đóng hộp và chai bán sẵn có tuổi thọ dài.
Dĩ nhiên juice chủ yếu rau củ là tốt. Tuy nhiên nếu cách duy nhất để bạn có thể uống được nước ép rau xanh là phải có thêm hoa quả để làm ngọt cho vị cân bằng và dễ uống hơn, thì đừng cố bỏ chúng ra làm gì.
Nhắc lại, đường tự nhiên trong juice từ hoa quả tươi, KHÁC HOÀN TOÀN đường tinh luyện hay các dạng đường tinh chế công nghiệp (như syro đường ngô). Nếu một người nghiện đồ ngọt, thử bảo họ ăn hoa quả chứ đừng ăn bánh kẹo trà sữa, họ có chịu không?
Tuy nhiên cũng cần có lưu ý
Vì thực ra với loại thực phẩm nào bạn cũng cần hiểu Ăn/Uống nó NHƯ THẾ NÀO và BAO NHIÊU mới là hợp lý cho bản thân.
Quá nhiều fruit juice – nước ép hoa quả ngọt, cũng không tốt. Như các bạn đã biết thì mọi thực phẩm đều được cơ thể breakdown thành glucose để làm năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, chỉ là tốc độ breakdown nhanh hay chậm thôi. Ví dụ các loại tinh bột trắng là carb nhanh, tinh bột chưa qua tinh chế là carb chậm, nôm na là thời gian để cơ thể hấp thụ chuyển hóa chúng thành đường sẽ chậm hơn. Việc giữ đường huyết ổn định sẽ giúp cơ thể tránh được các tình trạng trồi xụt lên xuống lượng đường, năng lượng sẽ ổn định hơn. Điều này tối quan trọng với các bệnh nhân tiểu đường khi khả năng tiết insulin để chuyển hóa carb bị rối loạn.
Ngoài ra cũng cần lưu ý với lượng fruit juice cho trẻ nhỏ. Bởi nước ép hoa quả thường đem lại độ đậm đặc về dinh dưỡng, bao gồm cả lượng đường fructose trong hoa quả. Việc cho trẻ nhỏ uống lượng nước quả nhiều sẽ làm tăng nhanh đường huyết sẽ không tốt cho trẻ. Trung bình với trẻ từ 2 tuổi trở lên mình nên cho bé uống mỗi lần 100-150ml tối đa nước ép nguyên chất, nếu cần có thể pha loãng. Tốt nhất là luyện cho bé uống green juice nhiều rau củ hơn.
Tổng kết
Quan điểm của mình như này. Các bạn đừng nên sợ nước ép hoa quả, đặc biệt hoa quả tươi, nguồn gốc rõ rang, kể cả các loại ngọt. Hoa quả là nguồn vitamins rất dồi dào. Nhưng dĩ nhiên không có nghĩa là bạn ngày nào cũng uống nước ép chục quả táo hay xay chục quả chuối. Các bạn nên ý thức và cảnh giác với việc dùng hoa quả ngọt khi làm juice nếu bạn thuộc đối tượng đang hoặc có nguy cơ vấn đề đường huyết, hay khi bạn thực sự muốn giảm cân và đã loại bỏ tất cả các thực phẩm gây béo khác, hoặc khi bạn cảm thấy cơ thể sử dụng hoa quả ngọt dễ bị ì trệ và kích ứng.
Theo quan niệm Đông Y thì đường hoa quả là dạng âm và tính ẩm, tiêu thụ nhiều cũng có thể tính chất trương nở. Vì vậy các bạn muốn giảm cân cũng nên cân nhắc.
Đơn giản thôi các bạn ạ, mình thì thấy thế này: trước khi lo lắng sợ sệt hoa quả, hãy loại bỏ các đồ ăn ít dinh dưỡng khác đã, ăn lành mạnh, cân bằng, ăn bớt thịt đi, vận động nhiều lên, hít thở có nhận thức và ngủ đủ đi đã. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Và không có cái gì là tốt hoàn toàn, hay xấu hoàn toàn. Quan trọng là ‘Ăn ra sao’. Cứ lắng nghe cơ thể mình. Nếu cơ thể mình không cần hoa quả ngọt, nó sẽ cho bạn thấy điều đó, chỉ cần bạn lắng nghe biểu hiện cơ thể sau khi ăn thử một loại quả ngọt lúc đang đói.
Vậy ha!