Browsing Tag:

chống lão hóa

Ingredients Insights/ Juicing for health

TOP 10 THỰC PHẨM GIÀU CHẤT CHỐNG OXY HÓA NHẤT

Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại cả chất chống oxy hoá và các gốc tự do.

Chất chống oxy hóa (antioxidants) thì thường là tốt – đem lại lợi ích cho cơ thể.

Các gốc tự do (free radicals) thì thường là xấu – đem lại nhiều nguy cơ bệnh tật, lão hóa, hỏng hóc…

Và dĩ nhiên chúng ta luôn muốn tăng cái đầu, giảm cái sau.

Một số chất chống oxy hoá được tạo ra từ cơ thể, một số phải được tổng hợp từ chế độ ăn uống qua thực phẩm – đặc biệt các thực phẩm nhiều tính chống oxy hóa, chống viêm.

Khi các chất chống oxy hoá trong cơ thể thấp hơn các gốc tự do – do dinh dưỡng kém, tiếp xúc với nhiều độc tố, các chất độc hại, hoặc các yếu tố khác – quá trình oxy hóa gây tàn phá cơ thể nhanh hơn. Hậu quả là gì? Tế bào lão hóa, tế bào bị tổn thương hoặc bị đột biến, mô phân hủy, kích hoạt các gen gây hại trong DNA và hệ thống miễn dịch quá tải.

Phong cách sống của phương Tây hiện này – và cũng không chừa xu hướng chung đó ở Việt Nam – với các thực phẩm chế biến, tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, uống thuốc bừa bãi, khí hậu ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất hoặc chất gây ô nhiễm môi trường – dường như là nền tảng cho sự phát triển của các gốc tự do. Bởi vì nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với tỷ lệ căng thẳng oxy hoá cao như vậy từ khi còn trẻ, chúng ta cần sức mạnh chống oxy hoá nhiều hơn bao giờ hết, có nghĩa là chúng ta cần ăn thực phẩm giàu tính chống oxy hoá.

Chất chống oxy hoá là gì?

Mặc dù có nhiều cách để mô tả chất chống oxy hoá trong cơ thể, một định nghĩa về chất chống oxy hoá là bất kỳ chất nào ức chế quá trình oxy hóa, hoặc loại bỏ các chất oxy hoá gây hại tiềm tàng cho cơ thể. Các chất chống oxy hoá bao gồm hàng chục các chất có trong thực phẩm bạn có thể đã từng nghe, chẳng hạn như carotenoid, beta carotene, lycopene và vitamin C.

Tại sao chúng ta cần chất chống oxy hoá?

Các chất chống oxy hoá, như thực phẩm chống oxy hoá, thảo mộc, gia vị và trà, làm giảm tác dụng của các gốc tự do –  kẻ thù đóng vai trò chính trong việc hình thành bệnh tật. Các vấn đề sức khoẻ hàng đầu mà chúng ta phải đối mặt ngày nay – bao gồm các bệnh như bệnh tim, ung thư và sa sút trí tuệ – liên quan đến mức độ oxy hoá và viêm nhiễm.

Nói một cách đơn giản, quá trình oxy hóa là một phản ứng hóa học có thể tạo ra các gốc tự do, dẫn đến các phản ứng dây chuyền hóa học khác phá hoại tế bào. Vì vậy khi chế độ ăn uống của bạn nhiều chất chống oxy hóa, tức là sẽ trợ giúp cơ thể chống lại những tổn thương do những thứ độc hại từ chế độ ăn uống kém, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc tân dược, tiếp xúc với hóa chất, các yếu tố từ môi trường làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Trong quá trình chống lại các tổn thương gốc tự do, các chất chống oxy hoá bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong khi ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính hoặc ung thư.

Ngày nay, mức độ chất chống oxy hoá trong bất kỳ chất hoặc thực phẩm nào được đánh giá bằng điểm ORAC –  Oxygen Radical Absorption Capacity (khả năng hấp thụ gốc oxy). ORAC đo khả năng hấp thụ và loại bỏ các gốc tự do của các thực vật (rau củ hoa quả). Các phép đo này được phát triển bởi Học viện Lão hóa Quốc gia của Hoa Kỳ cho đơn vị 100 gram mỗi loại thực phẩm hoặc thảo mộc. Dĩ nhiên không thể có thước đo nào hoàn hảo, điểm số này dùng để tham khảo chung cho tính chống oxy hóa của các thực vật.

Lại một lần nữa, hầu hết các loại trái cây, rau và thảo mộc đều ít nhiều có chất chống oxy hoá, bao gồm các dạng như vitamin E, lutein, vitamin C, beta-carotene, flavonoids và lycopene. Cũng không có nhà nước nào khuyến cáo chính thức lượng chất chống oxy hoá hoặc thực phẩm chống oxy hoá cần có mỗi ngày, nhìn chung chúng ta ăn nhiều thực phẩm ở dạng thức gần tự nhiên (real food) thì sẽ tốt hơn.  Và một trong cách cách để tiêu thụ nhiều thực vật – rau củ quả – ngoài ăn trực tiếp, chính là juice.

Bạn đã sẵn sàng sử dụng các thực phẩm có tính chống oxy hóa hàng đầu chưa?

Top 10 thực phẩm chống oxy hoá cao nhất

Chất chống oxy hoá có thể dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn hơn bạn nghĩ. Dựa trên điểm ORAC do Superfoodly cung cấp (dựa trên nghiên cứu từ nhiều nguồn https://www.superfoodly.com/orac-values/), dưới đây là một số thực phẩm chống oxy hoá hàng đầu theo cân nặng:

Kỷ tử – Goji berries                                             : 4.310 điểm ORAC

Quả việt quất hoang dã – Wild Blueberries  : 9,621 điểm ORAC

Sôcôla đen – Dark chocolate                             : 20.816 điểm ORAC

Hạt hồ đào – Pecan                                              : 17.940 điểm ORAC

Atisô luộc – Artichoke (boiled)                        : 9,416 điểm ORAC

Dâu rượu vang – Elderberries                          : 14,697 điểm ORAC

Đậu thận – Kidney Bean                                     : 8,606 điểm ORAC

Nam việt quất – Cranberries                             : 9.090 điểm ORAC

Quả mâm xôi – Blackberries                             : 5,905 điểm ORAC

Rau mùi – Cilantro                                               : 5,141 điểm ORAC

Điểm ORAC trên được dựa trên trọng lượng. Tức là có rất nhiều các thực phẩm khác cũng chống oxy hóa cao nhưng tỉ lệ của nó dựa theo trọng lượng chưa bằng danh sách trên. Dĩ nhiên tự nhiên rất công bằng, hầu hết các thực phẩm giàu dinh dưỡng thì thường không ăn được nhiều. Các thực phẩm chống oxy hóa cao khác không được liệt kê ở trên, đều là nguồn cung cấp rất tốt và có lợi ích cao, bao gồm các loại thực phẩm phổ biến như cà chua, cà rốt, hạt bí đỏ, khoai lang, lựu, dâu tây, cải xoăn, bông cải xanh, nho, bí, cá hồi.

Chúng ta cũng thấy nhìn chung các loại berries (quả họ nhà dâu) đều nằm trong top. Nên ví dụ có những loại trong danh sách này có thể tìm lựa chọn thay thế tương đương với nguồn hoa quả của Việt Nam – như quả dâu tằm (mulberry) chẳng hạn, có điểm ORAC là 6130, còn hơn cả mâm xôi.

Top 10 Herbs (thảo mộc) chống oxy hoá

Đinh hương: 314,446 điểm ORAC

Quế: 267,537 điểm ORAC

Oregano: 159.277 điểm ORAC

Củ nghệ: 102.700 điểm ORAC

Cacao: 80,933 điểm ORAC

Hạt tiêu: 76.800 điểm ORAC

Parsley (khô) – Ngò tây: 74.349 điểm ORAC

Basil: 67.553 điểm ORAC

Gừng: 28.811 điểm ORAC

Húng tây: 27,426 điểm ORAC

Các loại thảo mộc giàu chất chống oxy hoá khác bao gồm tỏi, ớt cayenne và trà xanh. Có thể thấy điểm ORAC của các loại Herbs thậm chí còn cao gấp nhiều lần danh sách thực phẩm phía trên. Nhưng dĩ nhiên không ai ăn được nhiều các loại herbs cả. Chỉ một phần nhỏ mỗi lần dùng đã là quá đủ.

Hãy cố gắng tiêu thụ từ 2 đến 3 khẩu phần của các loại thảo mộc này hoặc trà thảo dược hàng ngày.Đó cũng là lý do Huyền luôn thích cho một chút herbs vào juice, vừa cho mùi vị khác lạ, thú vị, vừa tăng phần dinh dưỡng cho juice. Nhưng dĩ nhiên chỉ cần một phần nhỏ là đủ.

Các công thức juice giàu chất chống oxy hóa luôn có nhiều trên www.juicylife.vn. Mời các bạn thưởng thức.

Chúc các bạn luôn trẻ, đẹp, khỏe mạnh và yêu đờiiiii!

 

Dịch và tham khảo từ: www.draxe.com

JUICE RECIPES/ Juicing for health

Nước ép dâu tằm chống lão hóa và giảm đường huyết – Antioxidant mulberry juice

Cứ vào khoảng cuối tháng 3 – đầu tháng 4 là thời điểm dâu tằm chín rực. Nhớ ngày bé, chắc hẳn nhà nào cũng có 1 bình dâu hay mơ ngâm. Mẹ hay mua về rửa sạch cho vào bình, cứ mỗi lớp lại phủ một lớp đường. Đến hè năm sau bỏ ra uống thơm lừng, mình hay ăn vụng toàn chấm mút có khi chưa đến vụ bình đã vơi đi phân nửa. Qua thời thiếu thốn, giờ cũng ít nhà ngâm mơ hay dâu hơn. Những cây dâu trong xóm trẻ con hay vặt ăn cũng tự biến mất từ bao giờ thay thế cho nhà ống và đường bê tông. Hà Nội – Có nhiều thứ chỉ còn là kí ức…

Ngoài làm mứt và ngâm dâu tằm như truyền thống, chẳng tội gì mình không làm nước ép dâu tằm (các bạn biết là thực vật gì ép được mình cũng sẽ muốn thử mà hehe). Nhưng mà nói thật là nó ngon! Vị chua thanh mát, ngọt vừa và đặc biệt thơm lừng. Cái mùi thơm đặc trưng của dâu tằm hay của các loại berry, rất nổi bật, thơm thơm chua chua. Thử một ngụm mà dư vị vẫn còn đọng lại cả tiếng trời.

Dâu tằm rất tiếc là chỉ có theo mùa. Chỉ vào vụ độ một tháng là có dâu chín mọng ăn sống được. Không biết có ai đông lạnh dâu tằm ở việt nam có bán không, tại sao không nhỉ, có dâu tằm đông lạnh thì mình sẽ làm sinh tố ăn sáng dần.

Dâu tằm tiếng Anh là Mulberry. Mà các bạn biết không. Có một hãng đồ uống đóng chai tên là Mulberry Love tự hào về nước ép ‘tươi’ dâu tằm, mix cùng nước dừa và nước nho ép, và được coi là dòng premier superfood, khoảng 4USD cho 1 chai 240ml. Chùi ui cái món này phải là của chúng ta chứ hihi, để chúng ta tự làm superfood drink, tự làm đồ uống ‘siêu khỏe’ uống chơi chứ ko cần mua chai đóng hộp nhe. Mua dâu tằm tươi và nho về ép chung, trộn cùng nước dừa tươi là mình có món đáng tiền hơn nhiều chai Mulberry Love ý chứ nhỉ. Thôi món đó cho các bạn ở bển uống đi. Chúng mình giờ nhào vào làm món juice này với Huyền.


Dâu tằm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cũng giống như các loại nho, dâu rất giàu chất chống oxy hóa và làm chậm lão hóa sớm. Dâu tằm chứa nhiều vitamin A và vitamin E (ko nhiều loại quả có đâu) cùng với các thành phần carotenoid như lutein, beta carotene, zea-xanthin, và alpha carotene. Tất cả các yếu tố này hoạt động như chất chống oxy hoá đặc biệt tác dụng đến da, mô, tóc, và các vùng khác của cơ thể nơi các gốc tự do tấn công.  Dâu tằm đặc biệt giúp da mịn màng, giữ toác bóng khỏe nữa. Ngoài ra chúng được biết đến giúp tăng cường tuần hoàn, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư, giảm huyết áp và cải thiện sự trao đổi chất tổng thể.

Đặc biệt, lá dâu tằm có thể ép lấy nước và được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh tiểu đường bởi nhiều vùng trên thế giới và bằng chứng từ các nghiên cứu của con người cho thấy nó làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn. Lượng chiết xuất lá dâu tằm được sử dụng trong các thử nghiệm này là một gram trước bữa ăn. Nếu bạn đang cố gắng để kiểm soát bệnh đái tháo đường týp 2 với chế độ ăn kiêng và tập thể dục, và bạn nghĩ rằng bạn cần kiểm soát đường huyết nhiều hơn nữa, chiết xuất lá dâu có thể giúp ích. Bác sĩ Low Dog gợi ý rằng bạn nên dùng nó trước bữa ăn chính trong ngày (Dr. Weil 2008).

Túm lại nếu bạn muốn tốt tốt cho sức khỏe, uống vào da mịn, tóc đẹp và chống hiển hiện của tuổi tác, thì làm món này tranh thủ trong mùa mulberry nhé:

Nguyên liệu đơn giản cho món nước ép dâu tằm siêu chống lão hóa

5 lạng Dâu tằm (hoặc 2 vốc to)
3 lạng nho (đen hay xanh đều được) (hoặc 1 vốc to bằng nắm tay)
2 nhánh cần tây
2 miếng dứa (có dứa cũng được mà ko cũng được, dứa nâng mùi thơm của dâu dậy hơn)

Dâu tằm rửa sạch, dùng được cả lá. Vì dâu rất mong manh dễ dập nát nên nhẹ tay, rửa cùng dung dịch dấm pha loãng (1 phần dấm 10 phần nước). Nho cũng vậy. Cần tây rửa kĩ các bẹ lá (chọn loại cần tây bẹ to). Dứa bỏ vỏ cắt miếng.
Cho vào máy ép. Ép và thưởng thức fresh. Tươi, ngon, thơm mát vô cùng!

Lưu ý: dâu tằm cực kỳ phai màu. Nếu sợ tay và móng tay thâm giống nghịch mực viết Cửu Long ngày đi học thì các bạn đi găng nhé. Ép xong phải rửa máy luôn không thì ám màu vào máy đó!