Quả cóc (amberella) có chứa nhiều vitamin C, là chất chống oxy hoá mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, chống lại các gốc tự do gây hại, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, chất sắt có trong quả cóc góp phần hỗ trợ cho quá trình vận chuyển oxy và tạo ra tế bào máu. Trong những ngày hè nóng, chỉ cần nạo cái vỏ cóc đã thấy mùi thơm nó sực lên thơm kiểu chua chua mát, mồm miệng đã ứa ra rồi.
Vì juice cóc khá chua gắt và có mùi thơm đặc trưng, khi mix cùng dứa hoặc táo sẽ cân bằng được độ chua và tăng mùi thơm kiểu rất tropical cho món này. Càng thêm hấp dẫn!
Nguyên liệu đơn giản:
Cứ 2 phần cóc thì 1 phần dứa/táo.
Cụ thể cho một cốc khoảng 300ml, ta dùng khoảng 3 quả cóc cỡ vừa và nửa quả dứa ngọt.
Cóc gọt vỏ, tách hột. Dứa gọt vỏ, có thể bỏ mắt hoặc không cần, cắt miếng. Xen kẽ các nguyên liệu vào máy ép.
Đợi nghe nó rồn rột trong máy, ghé cái mũi hít hà mùi chua mát đó, tỉnh cả ngủ.
Thêm xíu xíu muối hồng himalya ( hoặc muối biển mà bếp bạn sẵn có, ai mà liều hơn nữa thì cho muối ô mai vào đi mình xui đó hí hí). Với những bạn ưa ngọt nữa thì có thể thêm xíu mật ong (nhưng thực ra không cần vì dứa và táo cũng đã ngọt).
Bỏ vô vài cục đá
Ực ực…
Chua chua ngọt ngọt thơm dậy mùi cóc. Còn nước gì hợp hơn cho ngày nóng bằng cái thứ nước kì diệu này?
Amberella juice - Cóc Cóc Cóc
Print RecipeIngredients (2 items)
- 3 quả cóc
- 1/2 quả dứa ngọt, hoặc 1 quả táo
Instructions (3 Steps)
Cóc gọt vỏ, tách hột. Dứa gọt vỏ, có thể bỏ mắt hoặc không cần, cắt miếng. Xen kẽ các nguyên liệu vào máy ép.
Thêm xíu xíu muối hồng himalya (hoặc muối biển mà bếp bạn sẵn có, ai mà liều hơn nữa thì cho muối ô mai vào đi mình xui đó hí hí).
Thêm xíu mật ong (optional)
Notes
Cóc để ép nên chọn loại cóc xanh. Cóc ngả vàng và mềm sẽ khó gọt, khó tách, và ép không được nhiều nước bằng, và nước ép cóc vàng sẽ có độ đặc đặc, mùi thơm sẽ khác với cóc xanh.