Search results for:

sinh tố

Healthy Food

Bánh muffin sầu riêng – Healthy Durian Muffin

Mình đã bao giờ kể với các bạn là mình thích sầu riêng chưa?

Sầu riêng là loại quả mà hoặc là cực kỳ yêu, hoặc là cực kỳ ghét, không có kiểu hờ hững, nhỉ? Nói vậy nhưng mình mới biết ăn sầu riêng từ lúc lớn lớn chứ hồi nhỏ có bao giờ được biết đến, chỉ xem trong mấy phim bộ Hongkong thấy người ta nói nó ‘thối’ mà đã ác cảm. Nhưng sau đó lúc lớn hơn chút được vào Sài gòn chơi và thử thì mới biết nó ngậy và rất đặc biệt, chẳng ‘thối’ tí nào. Rồi càng lớn thì càng thích hơn. Đặc biệt cái hồi đi Malay chơi được ăn bánh sầu riêng trong một trung tâm thương mại ở Penang, chẳng nhớ cái gì, nhớ mỗi cái bánh đó, ngon kinh dị! Rồi còn nhớ uống cốc sinh tố sầu riêng tính ra hơn trăm nghìn hồi đó thấy đắt đắt là, nhưng nó sánh, đặc, ‘chất’, phê ơi là phê.

Đến giờ thì San San nhà mình cũng là thần sầu riêng. Bạn ý ăn sầu riêng từ hồi 8-9 tháng gì đó. Giờ thì cứ cắt sầu riêng vào bát là tự xúc ăn 2 múi to cũng hết. Nhưng món này nói thật là thi thoảng mới dám ăn vì nó cũng hơi ‘hại ví’.

Món này mình làm nhân dịp San San được ông bà ngoại mua cho sầu riêng và mình thì nhăm nhe làm các món với sầu riêng lâu rồi. Lần này mình làm muffin sầu riêng, dựa trên công thức muffin chuối. Lúc nướng bánh thơm ngút nhà. Mình còn nhét một ít thịt sầu riêng vào giữa hòng làm nhân sầu riêng tưởng tượng lúc cắn bánh sẽ chảy chảy phần nhân như kiểu làm nhân phô mai ý. Thành phẩm ra rất chi là hài lòng, được bạn chồng và San San hưởng ứng nhiệt liệt. Ảnh mình chụp là lúc bánh để tủ lạnh sáng hôm sau hâm lại bằng lò vi sóng 30s, nhìn không đẹp bằng lúc tối mới ra lò. Nhưng bánh này ngon lắm đó!

Nguyên liệu

  • 1/3 cup dầu dừa (hoặc dầu oliu extra virgin, mình dùng dầu dừa ép lạnh hữu cơ)
  • 1/2 cup mật ong (nếu bạn là vegan thì thay bằng maple syrup)
  • 2 quả trứng (nếu trứng gà ri be bé thì làm 3 quả)
  • 1 cup thịt sầu riêng
  • 1/3 cup sữa (có thể dùng sữa tươi, mình dùng sữa dừa nhà làm)
  • 1 teaspoon baking soda
  • 1 teaspoon tinh chất vani (mình dùng vani tự ngâm từ quả vani)
  • 1/2 teaspoon muối (mình dùng muối hồng himalaya)
  • 1¾ cups bột mỳ nguyên cám (whole wheat flour), tương đương 210gr
  • 1/3 cup yến mạch cán dẹt (rolled oats)

 Cách làm

  1. Làm nóng lò nướng (165 oC). Chuẩn bị khuôn muffin, nếu dùng cốc giấy lót như mình thì ko phải chống dính cho khuôn nữa. Công thức này làm được khoảng 10 cái muffin size standard. Các nguyên liệu lưu ý cần để nhiệt độ phòng.
  2. Sầu riêng tách  hạt lấy thịt, đánh nhuyễn, chia làm 2 phần. 1 phần trộn vào hỗn hợp bánh, 1 phần làm nhân. Phần sầu riêng làm nhân có thể thêm 1 thìa sữa để đỡ đặc.
  3. Dùng một âu to, đánh tan dầu dừa cùng mật ong (nếu vào mùa đông dầu dừa bị đông lại thì bạn quay trong lò vi sóng một lát cho chảy dầu). Thêm trứng. Đánh nhuyễn. Lúc này bạn cho 1 phần thịt sầu riêng và sữa vào, đánh nhuyễn cùng hỗn hợp. Tiếp đó cho baking soda, vani, muối. Trộn đều.
  4. Thêm bột mỳ nguyên cám và yến mạch vào hỗn hợp trên, trộn bằng phới hoặc một cái thìa to, chỉ đủ để bột trộn cùng hỗn hợp ướt, không trộn lâu sẽ làm bánh dai. Lúc này bạn có thể cho thêm các loại hạt khác nếu thích như óc chó, hạnh nhân, nho khô, chocolate chip v.v…
  5. Chia đều hỗn hợp bánh vào các khuôn, chỉ đổ 2/3. Sau đó chia đều phần thịt sầu riêng còn lại vào giữa. Phủ nốt hỗn hợp bánh lên, đổ đầy 3/4 khuôn bánh. Có thể rắc thêm chút yến mạch lên trên để trang trí bánh.
  6. Nướng bánh trong vòng 25-30 phút.
  7. Bánh ra lò, bạn để nguội trên giá (chớ có vội ăn lúc bánh mới ra lò còn nóng vì lúc đó vị của nó chưa hoàn chỉnh đâu). Ăn khi bánh đã nguội. Bánh này khi để qua đêm mình thấy vị còn đậm đà hơn lúc mới nướng xong.

Bánh này ai mà thích vị sầu riêng chắc chắn cũng sẽ khoái. Trông thì nhiều bước nhưng thực ra làm rất đơn giản, mình ngoáy ngoáy một lúc là bánh vào lò, mẹ chồng còn ngạc nhiên bảo sao đã xong rồi á, chắc mất 15-20p thôi, cộng thêm thời gian nướng. Bạn có thể trộn hỗn hợp này vào buổi tối, nướng vào sáng hôm sau để có bánh mới ăn sáng cũng được.

Chúc các bạn có thêm một lựa chọn cho bữa sáng và món ăn vặt (nhìn chung là) healthy nhé 🙂

Healthy Durian Muffin - Bánh muffin sầu riêng

Print Recipe
Serves: 10 muffins Cooking Time: 50mins

Ingredients (10 items)

  • 1/3 cup dầu dừa (hoặc dầu oliu extra virgin, mình dùng dầu dừa ép lạnh hữu cơ)
  • 1/2 cup mật ong (nếu bạn là vegan thì thay bằng maple syrup)
  • 2 quả trứng (nếu trứng gà ri be bé thì làm 3 quả)
  • 1 cup thịt sầu riêng
  • 1/3 cup sữa (có thể dùng sữa tươi, mình dùng sữa dừa nhà làm)
  • 1 teaspoon baking soda (muối nở)
  • 1 teaspoon tinh chất vani (mình dùng vani tự ngâm từ quả vani)
  • 1/2 teaspoon muối (mình dùng muối hồng himalaya)
  • 1¾ cups bột mỳ nguyên cám (whole wheat flour), tương đương 210gr
  • 1/3 cup yến mạch cán dẹt (rolled oats)

Instructions (7 Steps)

1

Làm nóng lò nướng (165 oC). Chuẩn bị khuôn muffin, nếu dùng cốc giấy lót như mình thì ko phải chống dính cho khuôn nữa. Công thức này làm được khoảng 10 cái muffin size standard. Các nguyên liệu lưu ý cần để nhiệt độ phòng.

2

Sầu riêng tách hạt lấy thịt, đánh nhuyễn, chia làm 2 phần. 1 phần trộn vào hỗn hợp bánh, 1 phần làm nhân. Phần sầu riêng làm nhân có thể thêm 1 thìa sữa để đỡ đặc.

3

Dùng một âu to, đánh tan dầu dừa cùng mật ong (nếu vào mùa đông dầu dừa bị đông lại thì bạn quay trong lò vi sóng một lát cho chảy dầu). Thêm trứng. Đánh nhuyễn. Lúc này bạn cho 1 phần thịt sầu riêng và sữa vào, đánh nhuyễn cùng hỗn hợp. Tiếp đó cho baking soda, vani, muối. Trộn đều.

4

Thêm bột mỳ nguyên cám và yến mạch vào hỗn hợp trên, trộn bằng phới hoặc một cái thìa to, chỉ đủ để bột trộn cùng hỗn hợp ướt, không trộn lâu sẽ làm bánh dai. Lúc này bạn có thể cho thêm các loại hạt khác nếu thích như óc chó, hạnh nhân, nho khô, chocolate chip v.v...

5

Chia đều hỗn hợp bánh vào các khuôn, chỉ đổ 2/3. Sau đó chia đều phần thịt sầu riêng còn lại vào giữa. Phủ nốt hỗn hợp bánh lên, đổ đầy 3/4 khuôn bánh. Có thể rắc thêm chút yến mạch lên trên để trang trí bánh.

6

Nướng bánh trong vòng 25-30 phút.

7

Bánh ra lò, bạn để nguội trên giá (chớ có vội ăn lúc bánh mới ra lò còn nóng vì lúc đó vị của nó chưa hoàn chỉnh đâu). Ăn khi bánh đã nguội. Bánh này khi để qua đêm mình thấy vị còn đậm đà hơn lúc mới nướng xong.

Notes

Dựa trên công thức banana muffins của trang cookieandkate.com

Healthy Food

Cách làm Bơ đậu phộng(Bơ Lạc) chỉ trong 5 phút

Mà Bơ đậu phộng thì cực kỳ ngon ý.

Không thể hiểu sao trong nháy mắt mà đống lạc rang sẽ biến hình thành lọ bơ sánh đặc, ngậy và thơm sực mùi lạc. Thích nhất là cái khâu hít hà lúc xay ý. Bơ đậu phộng thực ra phương Tây họ dùng phổ biến chứ bên mình ít dùng hơn, nhưng một khi đã dùng thì thấy cũng rất thú vị, vì ăn mãi lạc rang không cũng muốn đổi nhiều cách chế biến cho mọi thứ phong phú, chưa kể khi ở dạng Bơ đậu phộng thì cách kết hợp sẽ khác nhiều: cho vào sinh tố này (đây là cách mình hay dùng nhất), nhà nào hay ăn bánh mỳ thì phết lên ăn sáng này, trộn sữa chua, hoa quả này, hay đơn giản là chấm táo này.

Tóm lại cứ thử làm nhé. Lạc đã rang thơm rồi thì chỉ mất 5 phút là có món Bơ đậu phộng thôi. Chỉ cần 1 cái côí xay máy sinh tố, hoặc tốt hơn nữa là máy xay đa năng (food processor) thôi.

Mình đã thử cả cối xay khô và cối xay ướt của máy sinh tố (mình dùng máy Philips 600W) thì đều có kết quả ok. Kĩ thuật quan trọng nhất (nghe cho oai) chỉ là lạc rang vừa tới không quá già không quá non, kèm thêm kiên nhẫn xay và xay. Tổng thời gian xay ít nhất phải 4 phút trở lên, chia làm 4, 5 lần ấn máy. Vậy thôi. Nhưng chính quá trình xay đó sẽ làm dầu trong lạc tự tiết ra và quyện đều, từ lúc lộm cộm đến lúc sánh mượt. Ớ phút cuối cùng chỉ cần thêm chút dầu, ít muối và mật ong.

Dưới đây là ảnh các bước nhé

1. Rang lạc

Lạc để làm Bơ đậu phộng có thể không rang hoặc rang nhưng nói thật là mình nhất định phải rang. Các loại hạt khi rang lên nó dậy mùi thơm khôn xiết, không rang hơi phí. Bạn có thể rang trên chảo hoặc trong lò. Như mình rang trong lò nướng 1800C trong 12-15 phút là lạc nổ lách tách rám màu rồi. Lạc khi rang lên cũng giúp quá trình xay dễ dàng hơn và dầu trong lạc tiết ra tốt hơn.

Sau khi rang xong, ủ lạc vào khăn vải một lúc để xát bỏ vỏ lạc.

Lac Rang

Lạc rang trong khay của lò nướng

2. Xay phút thứ 1:

Lạc sau khi bỏ vỏ, đổ vào cối xay của máy xay sinh tố. Trong hình là mình dùng cối khô đi kèm máy. Nếu cối nhỏ, bạn có thể chia làm nhiều mẻ vì nếu nhiều lạc quá sẽ khó xay nhuyễn. Nên xay ngay khi lạc còn ấm. Ban đầu nhấn nút pulse vài lần cho lạc vụn ra. Sau đó nhấn nút xay liên tục trong 1 phút đầu. Dừng và vét thành cối. Lúc này bơ đậu phộng trông lợn cợn thấy rõ.

Nếu muốn làm bơ đậu phộng dạng còn lợn cợn hạt (chunky peanut butter) chứ không phải nhuyễn mịn, bạn bỏ một chút lạc vụn này ra để riêng và chỉ xay cùng trở lại ở phút cuối cùng.

bolac1

Hỗn hợp lạc sau 1 phút xay

3. Xay phút thứ 2:

Tiếp tục xay 1 phút nữa. Dừng và vét cối. Lúc này lạc đã trông mịn hơn nhiều.

bolac4

Sau phút thứ 2

4. Xay phút thứ 3:

Tiếp tục xay 1 phút nữa. Dừng và vét cối. Lúc này hỗn hợp lạc trông đã khá mịn, bóng.

bolac2

Sau phút thứ 3

5 . Xay phút thứ 4:

Lúc này ta cho muối, dầu và mật ong/đường vào. Tiếp tục xay thêm 2 phút nữa (dừng lại 1 lần giữa chừng). Nếu bạn muốn làm bơ đậu phộng dạng còn lợn cợn, bạn hãy đổ nốt phần lạc vụn đã để riêng lúc trước vào để xay ở phút cuối cùng này.

Thời gian xay có thể sẽ cần dài hơn với các loại máy xay công suất thấp hơn. Miễn sao chúng ta cố gắng xay ít nhất 4 phút, và xay đến khi hỗn hợp bơ đậu phộng thật sánh mịn.

bolac3

Sau phút thứ 4. Hỗn hợp đã đặc và kết lại hơn, mịn hơn.

6. Đổ thành phẩm vào lọ trữ:

Vậy là ta đã có bơ đậu phộng rồi. Yay! Bạn hãy quyệt ngón tay nếm thử đi. Ngon nhỉ?

Giờ ta vét bơ đậu phộng vào các lọ thủy tinh nắp kín (lọ đã rửa sạch tráng nước sôi và lau khô), trữ trong tủ lạnh được vài tuần. Thường mình thấy để 2-3 tuần vô tư.

Nếu bạn làm nhiều mẻ, bạn có thể chơi với các loại vị khác, ví dụ như thêm bột cacao để làm chocolate peanut butter, hay mix với các loại hạt khác. Cách làm này áp dụng tương tự cho các loại bơ hạt khác, như bơ hạnh nhân, bơ điều, bơ vừng…

Thông thường mình thấy với mỗi 300gr hạt sẽ được khoảng 250gr bơ đậu phộng (không hiểu sao nó khấu hao đi đâu mất trong quá trình làm nhỉ?). Bạn có thể làm thuần chỉ có hạt không, nhưng mình rất thích cho một chút mật ong và muối biển. Với các loại vị biến thể thì các bạn tha hồ tự mix (thử bột quế hay chocolate chip ý).

Các bạn hay dùng bơ đậu phộng trong những món gì?

Homemade Peanut Butter - Tự làm Bơ Lạc (5 phút)

Print Recipe

Ingredients (5 items)

  • 300gr lạc sống
  • 1/4 thìa cafe muối biển
  • 1 thìa canh dầu lạc hoặc dầu dừa (hoặc các loại dầu thực vật khác)
  • 1 thìa canh mật ong hoặc đường
  • Các nguyên liệu có thể thêm phụ vào để tạo nhiều vị khác như: 1-2 thìa canh bột cacao, 1/3 thìa cafe bột quế hay các loại bột gia vị, 1 nắm chocolate chip, một vài thìa nutella...

Instructions (6 Steps)

1

Rang lạc: Rang trên chảo hoặc trong lò. Lạc rang trong lò nướng 180oC từ 12-15 phút tới khi chín. Ủ lạc vào khăn vải 5p để xát bỏ vỏ lạc.

2

Xay phút thứ 1: Lạc sau khi bỏ vỏ, đổ vào cối xay của máy xay sinh tố. Nên xay ngay khi lạc còn ấm. Ban đầu nhấn nút pulse vài lần cho lạc vụn ra. Nếu muốn làm bơ lạc có lợn cợn lạc thì để riêng một nắm lạc vụn ra. Sau đó nhấn nút xay liên tục trong 1 phút đầu. Dừng và vét thành cối. Lúc này bơ lạc trông lợn cợn thấy rõ.

3

Xay phút thứ 2: Tiếp tục xay 1 phút nữa. Dừng và vét cối. Lúc này lạc đã trông mịn hơn nhiều.

4

Xay phút thứ 3: Tiếp tục xay 1 phút nữa. Dừng và vét cối. Lúc này hỗn hợp lạc trông đã khá mịn, bóng.

5

Xay phút thứ 4: Lúc này ta cho muối, dầu và mật ong/đường vào. Tiếp tục xay thêm 2 phút nữa (dừng lại 1 lần giữa chừng). Nếu bạn muốn làm bơ lạc dạng còn lợn cợn, bạn hãy đổ nốt phần lạc vụn đã để riêng lúc trước vào để xay ở phút cuối cùng này.

6

Đổ bơ lạc vào lọ trữ: Vét bơ lạc vào các lọ thủy tinh nắp kín (lọ đã rửa sạch tráng nước sôi và lau khô), trữ trong tủ lạnh được vài tuần.

 

Juice Challenge

Cách giảm cân trong 7 ngày bằng nước ép (7 day juice cleanse)

Thực ra khi nói đến giảm cân, chủ đề luôn hot cho nhiều đối tượng, chúng ta thường được bủa vây bởi rất nhiều các lựa chọn. Các chương trình/chế độ mà giảm cân càng nhanh càng có rủi ro, đặc biệt nếu nó quá hà khắc và cắt đi nhiều nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Kết quả của một chế độ giảm cân hiệu quả là khi bạn kết thúc với tâm trạng tốt đẹp và ít nhất cảm thấy khỏe khoắn, nhẹ nhàng (chứ không phải thở không ra hơi hay đứng cũng không vững). Hơn nữa, mục đích cuối cùng không chỉ là số cân giảm (rồi lại tăng ngay sau đó), mà là thay đổi trong cả khẩu vị và lối sống sau đó. Khi khẩu vị của bạn thay đổi – reset your taste buds, bạn sẽ thay đổi cách mình lựa chọn thực phẩm, có mối quan hệ tốt hơn với thực phẩm đúng nghĩa một cách lâu dài sau đó. Vì vậy lựa chọn phương pháp nào là quyết định riêng của mỗi người và nó nên được xuất phát từ sự hiểu biết, tức là bạn cần hiểu rõ mình chuẩn bị làm gì.

Có rất nhiều các chương trình nước ép thải độc và cơ man các loại sách đi kèm về chủ đề này. Trong đó, chương trình 7 lbs in 7 day (Giảm 7 pound trong 7 ngày, 7 pound tương đương 3.17kg) là chương trình dinh dưỡng chỉ dùng nước ép  từ huấn luyện viên sức khỏe từ UK – Jason Vale,  hay còn được biết đến là The Juice Master. Mình chọn giới thiệu chương trình này trước vì bản thân mình và nhiều người thân mình đã giúp thực hiện và có kết quả. Sau này mình sẽ giới thiệu thêm nhiều chương trình khác để các bạn tham khảo (như 3 ngày, 5 ngày hay 14 ngày).

Cùng với phương pháp dinh dưỡng và tập luyện đơn giản, hàng ngàn người đã trải nghiệm chương trình này, không những giảm cân mà còn cảm nhận năng lượng của chính mình mạnh mẽ hơn, làn da rạng rỡ hơn và dễ dàng chia tay những cạm bẫy dinh dưỡng không lành mạnh trước đó.

Highlights của chương trình

-Quyển sách ‘7 lbs in 7 day’ đã lọt vào ví trí No.1 tất cả các sách của Amazon.co.uk (thậm chí vượt lên truyện The Da Vinci Code).
-Đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ và các ngôi sao nổi tiếng như Sarah Jessica Parker, Drew Barrymore và Jenifer Aniston đã thực hiện chế độ dinh dưỡng kiểu Juice Master.
-Có trên 1 triệu  bản sách được bán trên toàn thế giới.
-Được tạp chí OK Anh quốc nhận xét là “Quyển sách về juicing thành công nhất thế giới” (“The most successful juicing book in the world!” OK Magazine)
Katie Price (hay còn được gọi là Jordan) là một người mẫu và nhân vật truyền hình nổi tiếng của nước Anh, được biết đã giảm cân thành công hơn 6kg trong 3 tháng sau sinh nở nhờ chương trình Turbo Charge của Jason Vale

Trước tiên, chúng ta cần có một số kiến thức cơ bản trong chủ đề này

WHAT IS JUICE CLEANSE? – JUICE CLEANSE LÀ GÌ?

Thực ra cơ thể chúng ta ngày nay ‘được’ nạp rất nhiều chất độc từ khắp ngõ ngách, từ thực phẩm, từ sinh hoạt, từ không khí ta hít hàng ngày, cộng thêm lối sống nhìn chung không lành mạnh (ngồi máy tính >8h 1 ngày, ít vận động), chưa kể độc hại hơn là hút thuốc lá, dùng chất cồn, ngủ muộn vv.. vô vàn. Vì vậy khi khái niệm detox (thải độc) xuất hiện đã được chào đón nhiệt tình trên khắp thế giới.

Nhìn chung lại, có những cách detox bài bản như sau:

1. Water fast: chỉ uống nước, không ăn (tuy nhiên phương pháp này chỉ nên thời gian ngắn vì cơ thể không được cung cấp dinh dưỡng)
2. Juice fast: chỉ uống juice và nước + có thể thêm trà thảo dược hay các loại nước có chất dinh dưỡng (nhưng không có chất cứng/thức ăn).
3. Juice feast: chỉ uống juice và nước, có thể thêm trà thảo dược hay các loại nước có chất dinh dưỡng + ăn thêm một chút rau củ quả dạng sống (raw food – rau củ quả không qua nấu chín)
4. Raw food cleanse: giống juice fast nhưng hơi đảo lại, ăn rau củ quả dạng sống trong các bữa ăn hàng ngày, bổ sung thêm juice, nước, trà thảo dược v.v.. nhưng tỉ lệ thức ăn vẫn cao như ăn bình thường, juice chỉ là uống phụ cùng.

Chương trình 7 ngày juice cleanse mình giới thiệu dưới đây là một dạng juice fast – tức là không nhai, không ăn gì, chỉ uống juice từ rau củ.

WHY – TẠI SAO VÀ LỢI ÍCH?

Thường mọi người hay nghĩ detox là để giảm cân (có đúng không? 🙂

Thực tế, lợi ích lớn nhất chính là phục hồi cơ thể đến gần hơn trạng thái cân bằng.
Chúng ta có thể detox để giảm cân, để chữa bệnh, để da đẹp hơn, mắt sáng hơn, tràn trề năng lượng hơn, khỏe mạnh hơn, để thay đổi, để trở về với chính mình, để kết nối với cơ thể tốt hơn…

Mình là một đứa nhìn chung có lối sống lành mạnh (cố gắng lành mạnh thôi 🙂. Mình juice fast để thứ nhất: thử một lần để biết hiệu ứng ra sao vì nghe nói đến benefits của nó quá nhiều, cũng thấy quá nhiều câu chuyện thành công, rất nhiều người nghiện juice và có những thay đổi lớn cả về cơ thể lẫn tinh thần/niềm tin sau khi hoàn thành thử thách. Thứ hai, mình muốn xem sức chịu đựng của cơ thể và có phần tâm linh: để kết nối với cơ thể mình tốt hơn. Thực ra từ khi tập yoga mình cũng như qua thời gian (tuổi tác?) mình đã ý thức về bản thân, về cơ thể mình, về phần ‘tâm’ của chính mình nhiều hơn, thường xuyên cảm ơn bản thân và trân trọng những gì cơ thể mình đang trải qua. Thật sự là trân trọng! Vì vậy lần juice fast này mình cũng muốn là dịp để pause lại, để tập trung vào phía bên trong hơn nữa.

Bạn chồng mình bị lôi kéo vào thử thách này: bạn ý lối sống nhìn chung không lành mạnh (bằng mình), cũng không hút thuốc hay rượu bia nhưng ngủ rất muộn và còn ăn uống lung tung hơn mình. Cũng sẽ update xem đối tượng này có giảm cân không hay sẽ phản ứng ra sao sau khi hoàn thành chương trình.

HOW? TRIỂN KHAI RA SAO?

CHUẨN BỊ:

Trước juice fast 2-3 ngày: uống nhiều nước, ít nhất 2l (cái này quá đơn, bình thường mình đã uống 3-4l/ngày). Không ăn các đồ có hại (cũng quá đơn, bthg mình cũng đã không bao giờ ăn fast food, đồ đóng hộp, bánh kẹo hộp, đồ ăn công nghiệp, rượu bia, nước ngọt…) , giảm đường, trứng sữa, tinh bột, tăng hoa quả rau củ.

Nguyên liệu: Với số lượng 6 cốc juice 300ml 1 ngày, nhân lên 2 người. Mình phải sản xuất 12 chai juice một ngày. Công thức cần sẵn sàng và từ đó nhân lên số nguyên liệu. Ngoài ra mình sẽ kết hợp dùng thêm Spirulina (tảo xoắn, dạng bột để pha cùng juice) để bổ sung nhiều vi chất hơn nữa, tăng thêm hiệu quả cho quá trình detox. Nếu bạn muốn xài thêm mấy đồ bonus này, nên mua sẵn để dùng, đằng nào sau khi kết thúc thử thách bạn cũng vẫn xài chúng được.

Chai lọ đựng: mỗi ngày mình sẽ juice một lần vào buổi sáng để dùng cho cả ngày. Nước ép xong sẽ được đóng vào chai thủy tinh 300ml tương ứng mỗi khẩu phần và luôn giữ lạnh.

Máy móc: Chương trình này cần sử dụng 2 loại máy: cả máy ép và máy xay sinh tố

Chọn thời điểm phù hợp: Khi juice fast và để cơ thể trải qua một giai đoạn thay đổi đáng kể, bạn rất cần nghỉ ngơi. Các tế bào cơ thể cần năng lượng để được phục hồi. Cơ thể chúng ta cần năng lượng từ thực phẩm ‘sống’, có enzyme, có vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa v.v. Khi ta nạp năng lượng ‘tốt’ vào, các năng lượng ‘xấu’ sẽ phải ra. Việc uống juice cho phép nạp các dưỡng chất tốt đó một cách nhanh chóng và nhiều nhất có thể (thay vì phải nhai, phải ăn, phải tiêu hóa thức ăn chán chê mới hấp thu được một phần dưỡng chất từ thức ăn). Vì vậy bạn nên chọn thời điểm mình không có quá nhiều xáo trộn trong cuộc sống, không du lịch, di chuyển nhiều, công việc không quá stress hay đang có nhiều sự kiện lớn, ăn uống tiệc tùng hẹn hò nhiều.

QUAN TRỌNG là Tinh thần: juice fast là thử thách ! Gọi là thử thách vì nó đòi hỏi bạn có quyết tâm. Bạn sẽ cần quyết tâm theo đúng chương trình, vượt qua các cám dỗ, vượt qua những ngày đầu khó khăn khi cơ thể đang phản ứng với thay đổi (lúc nào thay đổi gì cũng phải khó khăn hết á), để kỷ luật với bản thân hơn. Thêm nữa, nó đòi hỏi công sức. Bạn phải mua chật tủ lạnh rau củ quả, rửa, cắt gọt, rồi rửa máy, rửa chai lọ…Nói chung là bạn sẽ có cơ hội để kiểm soát cơ thể của mình thay vì để cơ thể kiểm soát cuộc sống mình. Nhưng bạn cần có NIỀM TIN : chắc chắn mình làm được, không được từ bỏ ! (không ai rủ tớ ăn uống tiệc tọt gì đến hết tuần sau nhá hehe)

juicecleanse

TRONG QUÁ TRÌNH JUICE FAST

Cơ bản là mỗi ngày mình sẽ uống 5-6 khẩu phần juice 300ml, mỗi lần uống cách nhau 2-3 tiếng. Có thể bổ sung thêm juice nữa nếu cần, hoặc trong lúc khó khăn quá, đói quá thì có thể uống smoothie (sinh tố, nhưng loại nhẹ ít chất xơ không hòa tan, tức là giống như juice nhưng xay thêm với quả bơ hay chuối thôi).
Bắt đầu mỗi ngày bằng 1 cốc nước chanh ấm (nước + chanh vắt, có thể thêm mật ong).

CAUTION – LƯU Ý

Khi quá trình thải độc diễn ra là khi bạn dừng ăn những đồ không có lợi, thay bằng những đồ có tính phục hồi cho cơ thể. Vì vậy sẽ có những phản ứng nhất định từ cơ thể. Bạn càng có nhiều ‘độc tố’ trong cơ thể, phản ứng của bạn sẽ càng nhiều hơn. Giống như người nghiện cà phê hay thuốc lá, khi cai bao giờ cũng thấy khó chịu, đau đầu, mệt mỏi, quay cuồng … gọi là các triệu chứng từ bỏ, do cơ thể được nới lỏng với các chất độc hại và bắt đầu ‘thải’ ra. Bao gồm: Trans-fatty acid, các mô mỡ, các chất hóa học; các tế bào chết hoặc tế bào bệnh; chất độc trong máu, lá lách , gan và thận, cholesterol dư thừa. Rất cần uống nhiều nước (nước tinh khiết hoặc nước lọc qua máy lọc tốt) để đẩy nhanh các chất thải ra ngoài.

Các triệu chứng đó có thể khác nhau giữa các cơ thể và nếu có vấn đề về sức khỏe như bệnh tật hay các triệu chứng mãn tính, tốt nhất nên hỏi bác sỹ trước nhé. Tự bạn phải chịu trách nhiệm cho chính mình, cần nghiên cứu kỹ trước khi bắt đầu.

LỊCH TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH 7 NGÀY JUICE CLEANSE

NGÀY 1

7 A.M. (thời gian tương ứng lúc bạn dậy) Nước ấm với chanh, lá bạc hà hoặc mật ong
8 A.M. (tương đương bữa sáng) Super Juice
11 A.M. (bữa giữa trưa) Super Juice
2 P.M.(bữa trưa) Super Chute Juice
5 P.M. (bữa xế chiều) Turbo Express
8 P.M.(bữa tối) Lemon/Ginger Zinger
9 P.M.(trước khi đi ngủ) Trà thảo mộc với lá bạc hà hoặc Hot ‘ n’ Spicy
2 lần tập thể dục
Sáng: 20-30 phút
Chiều/Tối: 20-30 phút

NGÀY 2

7 A.M. Nước ấm với chanh, lá bạc hà hoặc mật ong
8 A.M. Super Juice
11 A.M. Super Juice
2 P.M. Super Chute Juice
5 P.M. Turbo Express
8 P.M. Turbo Express và Cỏ lúa mỳ  (thêm 1 thìa cà phê bột cỏ lúa mỳ vào cốc juice Turbo Express)
9 P.M. Trà thảo mộc với lá bạc hà hoặc Hot ‘ n’ Spicy
3 lần tập thể dục
Sáng: 20-30 phút
Chiều: 15 phút (chạy, đi bộ, nhảy, yoga, tùy ý)
Tối: 20-30 phút

NGÀY 3

7 A.M. Nước ấm với chanh, lá bạc hà hoặc mật ong
8 A.M. Lemon/Ginger Zinger hoặc Super Juice
11 A.M. Super Juice
2 P.M. Passion 4
5 P.M. Turbo Express
8 P.M. Turbo Express và Cỏ lúa mỳ
9 P.M. Trà thảo mộc với lá bạc hà hoặc Hot ‘ n’ Spicy
3 lần tập thể dục
Sáng: 20-30 phút
Chiều: 15 phút (chạy, đi bộ, nhảy, yoga, tùy ý)
Tối: 20-30 phút

NGÀY 4

7 A.M. Nước ấm với chanh, lá bạc hà hoặc mật ong
8 A.M. Super Juice
11 A.M. Super Juice
2 P.M. Super Detox Juice
5 P.M. Turbo Express
8 P.M. Turbo Express và Cỏ lúa mỳ
9 P.M. Trà thảo mộc với lá bạc hà hoặc Hot ‘ n’ Spicy
3 lần tập thể dục
Sáng: 20-30 phút
Chiều: 15 phút (chạy, đi bộ, nhảy, yoga, tùy ý)
Tối: 20-30 phút

NGÀY 5

7 A.M. Nước ấm với chanh, lá bạc hà hoặc mật ong
8 A.M. Super Chute Juice
11 A.M. Super Chute Juice
2 P.M. Super Detox Juice
5 P.M. Super Juice
8 P.M. Super Juice
9 P.M. Trà thảo mộc với lá bạc hà hoặc Hot ‘ n’ Spicy
3 lần tập thể dục
Sáng: 20-30 phút
Chiều: 15 phút (chạy, đi bộ, nhảy, yoga, tùy ý)
Tối: 20-30 phút

NGÀY 6

7 A.M. Nước ấm với chanh, lá bạc hà hoặc mật ong
8 A.M. Passion 4 Spirulina
11 A.M. Passion 4 Spirulina
2 P.M. Pure Green Super Juice
5 P.M. Boost Juice
8 P.M. Boost Juice
9 P.M. Trà thảo mộc với lá bạc hà hoặc Hot ‘ n’ Spicy
3 lần tập thể dục
Sáng: 20-30 phút
Chiều: 15 phút (chạy, đi bộ, nhảy, yoga, tùy ý)
Tối: 20-30 phút

NGÀY 7

7 A.M. Nước ấm với chanh, lá bạc hà hoặc mật ong
8 A.M. Super Juice
11 A.M. Super Juice
2 P.M. Passion 4 Spirulina
5 P.M. Homemade Lemonade Sherbet
8 P.M. Boost Juice
9 P.M. Trà thảo mộc với lá bạc hà hoặc Hot ‘ n’ Spicy
3 lần tập thể dục
Sáng: 20-30 phút
Chiều: 15 phút (chạy, đi bộ, nhảy, yoga, tùy ý)
Tối: 20-30 phút

juice cleanse bottles

CÔNG THỨC

Các công thức đã được chỉnh sửa một chút để phù hợp với điều kiện rau củ quả theo mùa của Việt Nam nhưng mình đã cố gắng giữ gần như nguyên bản gốc. Các bạn khi chuẩn bị nguyên liệu cũng có thể thay thế một số loại nếu không tìm được nhưng hãy cố gắng làm theo công thức nhất có thể.

SUPER JUICE

½ quả chanh xanh, bỏ vỏ (chọn xanh không hạt Đà lạt, nếu có hạt phải bỏ hạt trước khi ép)
2 quả táo cỡ nhỏ (khoảng 250gr đã bỏ vỏ, hạt)
½ quả dứa
1/2 quả dưa chuột
½ quả bơ chín
30ml nước ép cỏ lúa mỳ hoặc 1 thìa cafe bột cỏ lúa mỳ hữu cơ
1 viên tảo spirulina tươi (hoặc 1 thìa cafe tảo spirulina dạng bột)
Đá

-Ép phần táo, dứa, dưa chuột và chanh.
-Xay: đổ phần nước ép trên vào máy xay sinh tố, thêm thịt quả bơ, tảo, cỏ lúa mỳ và đá. Xay nhuyễn. Rót ra ly và thưởng thức.

JM’s SUPER CHUTE JUICE

2 quả táo cỡ nhỏ (khoảng 250gr đã bỏ vỏ, hạt)
1 miếng nhỏ cà rốt
½ nhánh cần tây
1 nắm to các loại rau xanh – cải xong, cải xoăn, rau mùi, bó xôi, xà lách hay bất kỳ loại nào bạn có
1/2 quả dưa chuột
1 nhánh súp lơ xanh
1 lát củ dền dầy khoảng 2cm
1 lát chanh vàng, bỏ vỏ
1 cm củ gừng

Ép tất cả các nguyên liệu, xen kẽ rau cùng củ quả cứng hơn để đẩy bã nhanh hơn. Rót ra cốc và thưởng thức.

TURBO EXPRESS

½ quả dứa nhỏ
½ nhánh cần tây
3cm dưa chuột
1 nắm rau bó xôi (rau bina)
1/4 quả chanh xanh không hạt bỏ vỏ
2 quả táo cỡ nhỏ (khoảng 250gr đã bỏ vỏ, hạt)
½ quả bơ chín
Đá

-Ép phần dứa, cần tây, dưa chuột, bó xôi, chanh và táo.
-Xay: đổ phần nước ép trên vào máy xay sinh tố cùng thịt quả bơ và đá. Xay nhuyễn. Rót ra ly và thưởng thức.

BOOST JUICE

½ quả dứa
2 quả táo cỡ nhỏ (khoảng 250gr đã bỏ vỏ, hạt)
½ bát con giá đỗ
½ bát con rau cải xoong
½ bát con rau mùi
1 lá rau cải xoăn (kale)
2 nhánh súp lơ xanh
30ml nước ép cỏ lúa mỳ hoặc 1 thìa cafe bột cỏ lúa mỳ hữu cơ
2 viên đá

Ép tất cả các nguyên liệu đã rửa sạch thái vừa miệng ép. Sau đó trộn cùng cỏ lúa mỳ. Rót ra cốc và thưởng thức.

SUPER DETOX JUICE

2 quả táo cỡ nhỏ (khoảng 250gr đã bỏ vỏ, hạt)
½ quả dưa chuột
1 nhánh cần tây
1 nắm rau bó xôi (rau bina)
Nếu có bột diệp lục – green mix powder thì cho 1 thìa cafe, hoặc nếu không thì thêm một nắm các loại rau xanh như xà lách, rau mùi, cải xoong v.v. tùy điều kiện) .

Ép táo, dưa chuột, cần tây và rau bó xôi. Đổ nước ép vào máy xay sinh tố cùng bột diệp lục, xay nhuyễn. Nếu dùng rau xanh mà không có bột diệp lục thì đơn giản là ép tất cả nguyên liệu.

PASSION 4 SPIRULINA

½ quả dứa nhỏ
1 quả táo
½ quả chuối
100g sữa chua (1 hộp, nếu là người thuần chay thì chọn sữa chua từ đậu nành)
½ viên tảo spirulina tươi hoặc 1/2 thìa cafe bột tảo spirulina

Ép phần dứa và táo. Đổ nước ép vào máy xay sinh tố cùng chuối, sữa chua và tảo. Xay nhuyễn. Đổ ra cốc và thưởng thức. Nếu bạn không thích sữa chua thì tăng thêm nửa quả dứa xay cùng.

HOT ‘N’ SPICY

3 quả táo
1/2 thìa cafe bột quế

Ép phần táo, đổ ra cốc. Rót nước nóng già vào cốc với lượng bằng lượng nước ép táo. Trộn bột quế vào cùng, khuấy đều. Uống ấm.

LEMON/ GINGER ZINGER

2 cà rốt
2 táo
1 lát chanh vàng bỏ vỏ
1-2 cm củ gừng

Nước ép này là công thức yêu thích của cô Martina Navratilova, vận đông viên tennis hàng đầu đã thắng 58 giải tennes Grand Slam. Cách làm chỉ đơn giản là ép các nguyên liệu và đổ ra ly thưởng thức.

PURE GREEN SUPER JUICE

2 nhánh cần tây
½ quả dưa chuột
1 nắm rau bó xôi (rau bina)
30ml nước ép cỏ lúa mỳ hoặc 1 thìa cafe bột cỏ lúa mỳ hữu cơ
1 lát cam vàng (nên chọn cam úc không hạt, nước ép không bị đắng, bỏ vỏ )

Ép cần tây, dưa chuột, bó xôi và cỏ lúa mỳ. Đổ ra cốc có đá, mỗi lần uống lại cắng một miếng cam. Làm như vậy phần nước ép sẽ hấp dẫn hơn và vitamin C trong cam cũng giúp hấp thụ khoáng chất trong rau tốt hơn.

SHERBET LEMONADE

2 quả táo
1/3 quả chanh vàng (riêng công thức này chanh vàng thơm khác hẳn chanh xanh vì chọn loại chanh nào sẽ quyết định mùi vị cốc juice)
Đá viên

Ép táo và chanh vàng (chanh gọt vỏ bỏ hạt). Rót ra cốc và thưởng thức.

TRÀ THẢO MỘC – NATURAL TEAS

Có thể làm từ các loại hoa quả đơn giản, như cắt quả chanh vàng/chanh xanh, quả cam, một nhúm lá bạc hà vào cốc, rồi đổ nước nóng già vào để ngâm 3 phút. Trà thảo mộc từ hoa quả tươi này đóng vai trò quan trọng trong chương trình giảm cân vì chúng hỗ trợ hệ tiêu hóa khởi động vào sáng sớm, và làm dịu vào buổi tối. Không dùng nước sôi 100oC mà chỉ nên dùng nước nóng già, nước sôi sẽ làm hỏng vitamin trong nguyên liệu.

SAU KHI KẾT THÚC

Nên ăn gì?

Điều kị nhất sau khi kết thúc các chương trình giảm cân chính là ăn uống vô tội vạ trở lại. Sau khi cơ thể và hệ tiêu hóa trải qua những ngày không có thức ăn và ở trạng thái được reset, chúng ta phải rất cẩn thận khi ăn trở lại. Phải rất từ từ! Và đặc biệt cần ăn thực phẩm dạng nguyên bản (whole foods) chứ không phải những loại qua chế biến và tinh chế hay tệ hơn là đồ ăn không rõ nguồn gốc. Bắt đầu ăn rất ít một, bởi lúc này hệ thống trao đổi chất trong cơ thể đang chậm rãi nếu ta ăn như trước kia ngay lập tức thì sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại.

Ví dụ sau chương trình 5 ngày (ngày thứ 8 đến 12), lưu ý ăn số lượng ít, không nên ăn thịt (ít nhất 2 ngày), dĩ nhiên không thuốc lá, rượu  bia, cà phê:

  • Bữa sáng: sinh tố hoặc sữa chua trộn hoa quả, cháo trắng hoặc cháo rau.
  • Bữa trưa: sinh tốhoặc sữa chua hoa quả, salad, súp rau, có thể gạo lứt muối mè
  • Bữa tối: Gạo lứt với rau củ luộc, salad hoặc súp.

Các bạn có thể tham khảo thêm các lưu ý và chia sẻ trải nghiệm của mình sau khi thực hiện chương trình này tại đây 

Các bạn đã bao giờ theo chế độ giảm cân nào chưa? Đã bao giờ juice cleanse chưa? Chia sẻ cùng mình nhé!

JUICE RECIPES

Sunburst Juice – Nước ép Ớt chuông cho da đẹp rạng rỡ

Mình đã từng rất không thích ớt chuông.

Với mình lúc đó, nó vừa hăng, vừa nồng, và vì nó được đặt cho cái tên ‘ớt’ nên từ bé mình đã tưởng tượng nó cay và luôn tránh xa. Kể cả khi lớn rồi mẹ mà xào cái gì đó cùng ớt chuông là mình luôn bỏ nó ra.

Nhưng đúng là vị giác của con người luôn có thể thay đổi. Với mình cũng vậy. Từ lúc thay đổi thói quen ăn uống, dinh dưỡng và nhận thức về thực phẩm, khẩu vị của mình cũng thay đổi.

Taste (Vị) được cảm nhận trên lưỡi, bao gồm các vị  chua, đắng, mặn, ngọt. Đây là những cảm nhận cơ bản để chúng ta xác định những gì ta ăn.

Flavour (Hương), thì lại được được cảm nhận phía sau mũi. Khi chúng ta nhai, các phân tử trong thực phẩm dưới dạng hơi nước ‘bay hơi’ từ miệng lên đến khứu giác. Kết hợp cùng những mùi cơ bản khi ta thở, các phân tử hơi nước phức hợp bay lên mũi và cùng tạo nên hương vị. Vì vậy, nếu ta đang bị nghẹt mũi thì khi ăn gần như hương vị cảm nhận được rất ít, rất nhạt nhẽo.

Tuy nhiên khẩu vị có thể thay đổi. Trong các lớp học về Mindful Eating (Ăn có ý thức) của Dr. Rossy, các học viên được đào tạo để chuyển khẩu vị từ những đồ ăn fast food nhiều đường nhiều béo sang yêu thích các đồ ăn từ rau và hoa quả.

Có lẽ với mình sự kết hợp của uống juice, sinh tố rau xanh cùng ý thức về thức ăn từ thiên nhiên dạng nguyên bản (không qua chế biến công nghiệp) là nguyên nhân chính khẩu vị của mình thay đổi. Nói thế không có nghĩa là mình không thèm những đồ ăn ‘hấp dẫn’ kiểu béo ngậy ngọt ngào, như bánh chẳng hạn, mình vẫn thích lắm. Nhưng không còn ăn nhiều được như trước thôi.

Quay trở lại với Ớt chuông. Đây là nguyên liệu chỉ gần đây mình mới dám thử trong juice. Nhưng kết quả thì trên cả tuyệt vời. Bạn chồng của mình là chuột bạch thường xuyên của mình, cũng ấn tượng với juice có ớt chuông lắm. Trong buổi giao lưu các thành viên nhóm Juicing Lovers, mình cũng đã làm công thức này (thay chanh vàng bằng cam vàng không hạt), mọi người thích lắm. Bây giờ thì mình thích uống ớt chuông cực. Nhưng đừng chỉ ép ớt chuông không nhé, nhớ phải mix với một vài loại có mùi thơm và nhiều nước để làm loãng bớt thành phẩm. Hãy thử công thức Sunburst dưới đây.

Công thức này tràn trề Vitamin C, rất thích hợp những ngày giao mùa này khi cơ thể cần tăng khả năng miễn dịch. Vitamin C là thành phần thiết yếu trong quá trình tổng hợp collagen, giúp sáng và khỏe da. Một cốc juice này cung cấp 3-4 lần lượng Vitamin C cần thiết trong một ngày của bạn!

1/2 quả ớt chuông đỏ hoặc vàng
1 quả dứa cỡ vừa
1/2 quả chanh vàng, hoặc 1 quả cam vàng không hạt

Chỉ cần uống một cốc nước ép ớt chuông, dứa và chanh vàng này vào buổi sáng, bạn sẽ thấy mình tràn trề năng lượng tích cực.  Hãy rạng rỡ như Sunburst Juice nhé!

Sunburst Juice - Nước ép Ớt chuông cho da đẹp rạng rỡ

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 5min

Ingredients (3 items)

  • 1/2 quả ớt chuông đỏ hoặc vàng
  • 1 quả dứa cỡ vừa
  • 1/2 quả chanh vàng, hoặc 1 quả cam vàng không hạt

Instructions (3 Steps)

1

Ớt chuông rửa sạch, bỏ cuống, có thể ép cả hạt. Dứa bỏ vỏ cắt miếng dọc vừa miệng máy ép. Chanh vàng gọt vỏ thật mỏng, để lại nhiều phần cùi trắng, bỏ hạt. Nếu dùng cam thì gọt vỏ cắt miếng.

2

Tất cả cho vào máy ép.

3

Uống fresh và cảm nhận mùi thơm nồng cực kỳ hấp dẫn, vị chua ngọt rất đậm và luồng sức sống chảy trong cuống họng.

Happy Juicing/ Juice Challenge

7 day juice cleanse report – Trải nghiệm cá nhân

Dưới đây mình ghi lại trải nghiệm cá nhân của mình sau chương trình juice cleanse 7 ngày. Phần này mình cũng đã chia sẻ trên Face Book cá nhân.

Mỗi người sẽ có trải nghiệm và kết quả khác nhau. Rất mong các bạn khác cùng chia sẻ nhé.

TỔNG KẾT

2 ngày đầu là lúc cơn đói xuất hiện thường xuyên nhất và thông thường là 2 ngày khó khăn nhất. Ngày đầu tiên buổi sáng rất ổn vì mọi khi mình cũng ko ăn sáng chỉ uống juice và sữa thảo mộc, đến chiều thì bắt đầu mệt hơn, hôm đó ngủ 2 giấc trưa luôn. Sau khi ngủ dậy người hơi nhẽo. Buổi tối thì ổn hơn, đặc biệt là sau khi uống cốc trà ấm có lemon và mật ong thấy rất êm dịu và cần ngủ sớm. Mỗi lúc thấy đói thì uống 1 cốc nước lọc to. Mà thực ra cũng ít những lúc thấy đói cồn cào lắm vì cứ 2-3 tiếng lại làm 1 chai juice rồi. Uống vào mát dịu khoan khoái vitamin chạy khắp cơ thể phê lắm.

WEIGHT

Cân nặng trước 46kg
Cân nặng sau 44kg

Mình không làm để giảm cân nhưng nó có giảm một chút. Chắc sau đó ăn uống lại nó sẽ về cân bằng.
Mình không có standard cho cân nặng, không có số cân nào là lý tưởng, hay đẹp nhất cả, không có 45kg thế này là đẹp v.v.. Bởi mình biết mỗi cơ thể một khác. Nếu khi cơ thể không cân bằng (béo/gầy theo cách nghĩ chung), cái cần giải quyết là lắng nghe cơ thể để biết tổng quan lại nó đang nói gì, nó có khó chịu hay hoàn toàn thấy thoải mái, chứ không phải người khác bảo gần này cân mới là đẹp. Nếu bạn cứ mãi ám ảnh về cái bụng béo, nếu thực sự thấy khó chịu, sao không ‘thay đổi’ đi, sao không thử ‘làm’ một cái gì đó, sao không bắt đầu ‘thực hiện’ cái mình muốn. Mỗi ngày. Và. Bắt đầu từ ngày mai. Ít nhất lúc đó bạn sẽ thấy thỏa mãn vì mình đang làm gì đó.

Mình cũng từng đầy lúc không hài lòng bản thân, thấy mình béo, thấy bụng mình to thế (thực ra đến giờ thỉnh thoảng chiều tối bụng nó phị ra cũng vẫn lăn tăn), nhưng qua tập luyện và thay đổi lifestyle, ý thức mình cũng thay đổi (hoặc nó tác động nhau), và mỗi lần mình không hài lòng với body là sẽ tự chấn chỉnh lại. Mình không yêu cơ thể mình thì ai yêu? Mình không chăm sóc nó thì ai chăm? Mình đẹp lên thì ai sung sướng trước tiên? Có ai là hoàn hảo? Mind-set cũng train được các bác ạ.
(Hị hị, không biết nói vậy các chị em có ném đá không hầy?)

BODY

Cơ bản là mình fit từ trước đó rồi. Thay đổi về body là không nhiều. Phần bụng có xẹp đi và bụng lúc nào cũng nhẹ không bị cảm giác ăn no nặng bụng bao giờ (đương nhiên, có ăn đâu). Cơ bắp vẫn không đổi, không nhẽo ra (chắc do vẫn tập trong quá trình). Có da dẻ là khác: mịn láng hơn ý. Chuyện, một tấn rau quả vào người, nạp trực tiếp vào máu hihi. Ngay từ ngày thứ 2, tối sau khi lau nước hoa hồng xong bôi serum thấy da nó sao mà láng thế, sắp cạnh tranh với San được, khỏi bôi facial oil sau đó luôn (mình dùng oil dưỡng, ko dùng kem).

FEELING – CẢM XÚC

Vì động cơ của mình ngay từ đầu không phải để giảm cân. Cái mình muốn là thử thách bản thân, trải nghiệm, khám phá cơ thể, kết nối với cơ thể tốt hơn, nói chung là thiên về spritual hơn là physical. Vậy nên sau khi kết thúc, mình không nhìn nhiều vào cân nặng (cứ cân cho các bác quan tâm thôi). Cảm xúc trong những ngày juice cleanse cũng rất phong phú. Khi thì cười mỉm thấy da mình đẹp lên, lúc hào hứng và phấn chấn tràn đầy năng lượng, có ngày thứ 5 bị sổ mũi do nằm điều hòa lạnh quá thì lo lắng liệu mình có đủ vững, nhiều lúc thấy mệt nhất là cuối ngày phải lôi đồ ra chuẩn bị (trời ơi cắt gọt gần 20 quả táo, 3 quả dứa mỗi ngày kèm nhặt rửa rau, sục ozone, đóng gói sẵn cho ngày hôm sau hic, cần lắm sự hỗ trợ), có một chút cảm thấy khó khăn nhất là những lúc đến bữa, không ngồi ăn cùng nhau, đặc biệt là cuối tuần lại không được ăn cùng San (đây là niềm vui rất to của bản thân và của San) vv.. Nhưng nhìn chung lại khi kết thúc chặng đường, cảm xúc lớn nhất là : VUI và TỰ HÀO, đây là một achievement, đã làm được, đã được trải nghiệm, đã mang lại một điều tốt đẹp cho chính bản thân mình.

Mỗi người sẽ có trải nghiệm rất riêng khác nhau, mình rất hóng nếu các bạn cũng làm và cũng chia sẻ lại nhé.

EXERCISE – TẬP LUYỆN

Bạn hoàn toàn có thể tập luyện trong quá trình juice cleanse (dĩ nhiên bạn nên lắng nghe cơ thể mình trước tiên để tự quyết định). Năng lượng sinh năng lượng. Khi mình thấy uể oải, mình cứ đến lớp tập yoga, kết quả bao giờ cũng mĩ mãn. Thậm chí trong quá trình này việc tập luyện có nhiều cái khám phá hay ho hơn ý, như với mình là cảm nhận trong lúc nhắm mắt hay trong quá trình tập asana.

CHƯƠNG TRÌNH – CÔNG THỨC

Chương trình của Jason Vale’s Juice Master 7lbs in 7 day, được biết đến nhiều nhất về weightloss và đã thành công vang dội. Và nó có deliver results đúng như vậy. Cái hay là các công thức đã được nghiên cứu và bán trong 10 năm rồi nên có sự balance rất tốt giữa juice lỏng hoàn toàn và juice smoothie, giữa vị ngọt của hoa quả và vị rau (không quá ngọt cho người xài juice lâu như mình, nhưng không quá ít ngọt/vị rau cho những người mới làm quen, à tuy nhiên nếu dùng táo và dứa quả to thì bị ngọt đấy), càng về sau càng nhiều rau xanh hơn, hay những juice đặc hơn thì uống buổi sáng, tối thì uống loại lỏng hơn. Tuy nhiên nếu theo chương trình này thì các bạn cần có cả máy ép lẫn máy xay sinh tố. Ngoài ra các công thức còn bổ sung các nguyên liệu superfood giúp nâng tầm dinh dưỡng và khiến mình yên tâm hơn vì đang nạp nhiều vi chất cho cơ thể.

COST – CHI PHÍ

Juicing không hề rẻ. Cứ thử tưởng tượng để ép ra một cốc nước cần bao nhiêu rau quả. Chưa kể nếu bạn xài đồ hữu cơ. Cộng thêm các siêu thực phẩm supplement. Tổng chi phí nguyên liệu lần này mình làm cho hai người khoảng 4 triệu. Riêng tiền táo hữu cơ là 1.7t rồi. Sẽ xài rất nh táo và bơ, dứa các bạn cứ xác định.

CÁC LƯU Ý CHO CÁC BẠN MUỐN JUICE CLEANSE:

– Phải là ép rau quả nguyên chất, đừng pha thêm nước nhé (mình chỉ tráng máy bằng tí tị nước lọc vào lúc cuối cùng thôi). Pha thêm nước thì thà uống nước lọc sau đó còn hơn. Bạn muốn dưỡng chất cô đặc nhất trong từng chai đó. Each bottle should count!

– Buổi sáng ngủ dậy phải làm cốc nước vắt ít chanh (thêm mật ong nếu muốn), ấm, to. Buổi tối rất recommend tầm 9pm hoặc trước khi đi ngủ hãy thư thái đi pha một cốc trà ấm (không phải trà xanh, mà trà hoa quả thảo mộc, trà hoa cúc cực êm), hoặc đơn giản là đổ nước gần sôi vào vài lát chanh vàng, thêm chút mật ong là đã thơm rực lên tha hồ hít hà rồi. Chanh vàng thơm khác hẳn chanh xanh và cho vào trà sẽ không bị đắng. Mỗi tội chanh vàng đắt, hơn 20k một quả ạ.

– Máy móc: bạn phải có máy ép! Cái này không bàn tán nhiều. Loại tốt thì càng tuyệt. Vì nó làm quá trình của bạn enjoyable hơn. Các công thức trong chương trình mình làm còn cần cả máy sinh tố, nhưng công nhận là rất ưng vì có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu mà không dùng được với máy juice.

– Nguyên liệu: tốt nhất là đồ hữu cơ. Nhưng phải nói thực rau hữu cơ của mình nhập nhằng và khó tìm lắm. Đảm bảo không thể 100% hữu cơ được. Vì vậy: nice to have, not a must. Cứ làm trong phạm vi bạn có thể nhé. Nguyên liệu supplement (optional nhưng mình rất recommend): các siêu thực phẩm bổ sung mình đã áp dụng là tảo xoắn tươi và bột chùm ngây hữu cơ. Lần này vội không có thời gian gieo cỏ lúa mỳ (wheatgrass) để có nước ép tươi nên thay bằng bột chùm ngây. Chùm ngây là loại thực vật giàu dinh dưỡng bậc nhất trên trái đất với đầy đủ chuỗi amino acid cần thiết cho cơ thể con người. Bạn nào có green mix, chrollella hay tương tự thì mái thoải mix vào nhé, tỉ lệ là khoảng 1tsp cho 1 khẩu phần juice 300ml.

– Khi có cảm giác đói: hãy uống nước. Khi thèm ăn hay khi hình ảnh thức ăn trỗi dậy trong đầu, hãy gạt nó đi. Nghĩ đến làm gì vì đằng nào cũng quyết không ăn rồi mà. Có mấy ngày thôi, ăn cả đời lo gì.

– Quá trình juice cleanse là lúc lý tưởng để bạn chậm lại một chút và chăm sóc cho mình. Cái này là trải nghiệm của mình thôi. Tránh stress, tránh tranh cãi, tránh chỗ quá đông người. Nên dành thời gian thiền được thì càng tốt, hoặc chỉ ngồi yên nhắm mắt cảm nhận hơi thở. Dành thời gian ngủ nhiều hơn, ngủ sớm hơn để dậy sớm hơn (đằng nào cũng phải dậy sớm để ép nước cho cả ngày mừ). Sau một ngày dài uống cốc trà ấm vào, nằm yên nghe mình bồng bềnh vào giấc.

– Post cleanse: trong quá trình cleanse bạn cũng phải chuẩn bị sau khi kết thúc mình sẽ ăn gì rồi. Nếu liền sau đó bạn ăn nhiều như trước thì bạn lại tăng cân nhanh chóng. Ngày 1 sau cleanse: chỉ nên ăn thêm hoa quả và rau, hạn chế cơm, bánh mỳ hay đồ chiên xào (ví dụ tiếp tục juice, thêm smoothie, thêm salad thuần rau quả). Ngày 2: có thể thêm gạo lứt hoặc whole grains. Ngày 3: ăn thêm đạm động vật (thịt thà, cá hải sản)

– Không so sánh: bạn khác thằng bên cạnh. Kết quả thế nào chắc chắn cũng vẫn thấy vui ý mà. Cam đoan đấy!

– Có nên lặp lại? Mình nghĩ mỗi năm thực hiện một lần là đủ, hoặc khi nào thấy cơ thể nặng nề cũng có thể làm một chương trình ngắn ngày hơn (3 ngày-5 ngày)

– Và cuối cùng: rất quan trọng – bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu! Hãy nghiên cứu và hiểu mình sắp làm gì, cơ thể sẽ có thể trải qua những gì, đây là một thay đổi không nhỏ cho cơ thể. Chuẩn bị mọi thứ từ trước đó ít nhất 1 tuần (từ cách ăn uống, đến ready công thức, tìm mua nguyên liệu, máy móc sẵn sàng), đặc biệt là mind-set, để tâm trí mình hiểu và quyết tâm cũng như có niềm tin.

P/s: ảnh thực tế sáng hôm sau khi kết thúc chương trình này của mình, tự chụp tại phòng ngủ và không có chỉnh sửa gì. Chủ yếu mang tính tham khảo cho chị em quan tâm.

Plant-based Milk

Cách làm sữa dừa ngon – (Home made Coconut milk)

Sữa dừa phải nói là cực kỳ dễ làm, và cực kỳ ngon!

Mình vẫn còn nhớ hồi nhỏ chỉ đến Tết nhà mới có vài lon sữa dừa. Hồi đó đã mê sữa dừa lắm mặc dù chỉ là sữa dừa đóng lon (chứ như bây giờ lớn hơn ý thức được về đồ uống công nghiệp là còn lâu mình mới uống). Nó ngọt ngào, ngậy béo và thơm sực mùi dừa! Bây giờ lớn hơn, các khái niệm về thực phẩm và nhận thức về những thứ mình cho vào mồm đã khác rất nhiều. Đời sống giờ cũng khác, điều kiện cũng khác. Nhưng tình yêu với sữa dừa mình vẫn mang từ nhỏ tới tận giờ, có khi còn mê hơn khi bây giờ sữa dừa là do chính tay làm, từ dừa tự nhiên, tươi rói, 100% không thêm đường, không thêm bất kỳ thứ gì khác ngoài nước. Cái lần đầu tiên thử làm sữa dừa, nhìn dòng sữa trắng mướt sánh chảy ra qua rây lọc cũng xúc động lắm, lòng cứ rạo rực như khám phá ra cái gì kỳ thú mới mẻ lắm. Từ đó sữa dừa được mình trưng dụng trong ti tỉ món, từ các loại biến thể của sữa thực vật, đến sinh tố, đến chia pudding, đến overnight oat, đến các loại dessert tráng miệng, đến các món mặn curry…Túm lại có thể uống sữa dừa bất kỳ lúc nào, bất kỳ tâm trạng nào.

Sữa dừa chứa nhiều acid béo, cụ thể là lauric acid, đặc biệt tốt cho cả trẻ nhỏ. Được coi là “miracle liquid” (chất lỏng diệu kỷ) với thành phần dinh dưỡng giúp tăng khả năng miễn dịch cho con người. Cùng với dầu dừa và nước dừa, sữa dừa là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy đừng nghi ngại ‘sữa dừa béo lắm’ nhé. Béo mới tốt!.

Vậy đó, rất nhiều cái tuyệt vời đến từ những thứ nhỏ bé và giản đơn. Super simple nhỉ? Chỉ đơn giản là dừa nạo, ngâm nước nóng, xay và lọc (yes, chỉ vậy thôi). Mình mà làm được thì 1 tỷ người khác cũng làm được.

Không tin bạn xem thử nhé:

Bước 1: Ngâm

Coconutmilk1

Bước 1: ngâm dừa nạo trong nước nóng già (gần sôi)

Dừa nạo các bạn mua ngoài chợ họ nạo sẵn từ quả dừa. Thường thì mình hay làm tỉ lệ 4 lạng dừa nạo cho 1 lít sữa. Nếu làm đặc hơn, tỉ lệ nước ít đi là bạn có sữa dừa dạng đặc, mình hay gọi là cốt dừa, mình hay cho vào các hộp nho nhỏ (hoặc khay đá) cho vào đông lạnh, mỗi suất đủ cho một cốc sinh tố.

Đun sôi nước và pha thêm một chút nước nguôi, sao cho nước nóng già, nhưng không sôi, tầm 90°C. Nếu dùng nước sôi, sữa dừa sẽ bị tách nước, các bạn lưu ý nhé.

Đổ nước nóng già vào chỗ dừa nạo. Để đó khoảng 5 phút. Bước này để dừa ngấm nước mềm và khi xay dễ dàng lấy được các chất trong sợi dừa. Có những hôm vội mình còn chẳng ngâm mà đem xay luôn. Nếu không có dừa nạo các bạn có thể cắt miếng nhỏ từ cả khoanh cùi dừa và làm tương tự.

Bước 2: Xay

Coconutmilk2

Bước 2: xay nhuyễn trong máy xay sinh tố khoảng 1-2 phút

Đổ cả dừa và nước đã ngâm vào máy xay sinh tố. Xay kĩ trong vòng 1-2 phút.

Bước 3: Lọc

Coconutmilk3

Bước 3: lọc hỗn hợp đã xay qua rây lọc. Có thể dùng tay bóp kỹ cho ra hết phần sữa dừa.

Đặt một cái rây lọc trên miệng âu đựng. Đổ chỗ dừa xay vào và lọc. Dùng muôi to ấn chặt xuống. Hoặc dùng tay sạch bóp và vắt kỹ cơm dừa. Với sữa dừa chúng ta không cần dùng túi lọc vì bã dừa khá lớn không sợ lọt qua rây. Mình hay dùng một cái rây lọc đường kính 22cm, miệng to nên công đoạn lọc khá nhanh và tiện.

Lặp lại bước 2 và 3:

Đổ nước nóng già vào chỗ bã dừa, lại xay và lọc thêm 2 lượt nữa.

Phần bã dừa lúc này khô cong, có thể đem sấy khô để làm các món cookie hay bánh dừa nhưng nói thật là mình thấy nó khá khô và không còn thơm ngon như dừa tươi nên mình hay ủ bón đất trồng cây.

Tổng thời gian làm một mẻ sữa cũng chỉ tầm 15 phút, lâu nhất là xay với lọc thôi. Nhưng bõ công cực kỳ ý. Tin mình đi, bạn sẽ hối tiếc nếu không thử tự làm sữa dừa một lần trong đời!

Chúc các bạn vui thú với sữa dừa và tìm được thật nhiều niềm vui khi làm sữa tại nhà nhé! Nếu thấy bổ ích các bạn nhớ share nhé!

Huyen's Signature

JUICE RECIPES

Creamy Pumpkin – Nước ép bí đỏ, táo, chanh leo

Bí đỏ… Tình yêu của tôi!

Bạn có biết, juicing cho phép bạn tiêu thụ những loại rau, củ mà bình thường bạn sẽ không mấy làm thích khi ăn, hoặc không ăn bao giờ?

Ví dụ như với bí đỏ, chắc mình không bao giờ ăn sống bí đỏ cả. Mà kể cả có nấu chín, món duy nhất mình thích là súp kem bí đỏ (kem ngậy cơ :). Thế nhưng khi ép thì….ơi hỗi, mình có thể uống juice bí đỏ hàng ngày! Ai cần uống nước cam cơ chứ. Bí đỏ phải nói là lựa chọn tuyệt vời:

  1.  Bí đỏ là loại rau nhìn chung an toàn & rẻ tiền. Với vỏ dầy và đặc tính ít sâu bệnh, chúng ta hoàn toàn có thể mua bí đỏ ngoài chợ chứ không phải tốn tiền mua tại các cửa hàng rau sạch. Một kg bí đỏ chỉ chưa tới 10 ngàn.
  2. Bí đỏ bảo quản dễ, để được lâu. Mình mua vài quả to như cái rổ về để gầm bàn cả tháng không hỏng. Lúc nào cũng sẵn tiện lôi ra bổ lấy một góc để ép, phần còn lại nhét vào tủ lạnh cũng để được cả tuần.
  3. Bí đỏ là thực phẩm dinh dưỡng cao, nhiều lợi ích cho sức khỏe:
  • Cũng giống như các loại củ màu cam như cà rốt và khoai lang, bí đỏ rất giàu các loại carotenoids, tốt cho thị lực, làm chậm lão hóa, đẹp da.
  • Bí đỏ dồi dào các vitamins phức hợp B thúc đẩy hoạt động não bộ, cực kỳ nhiều vitamin A (sáng mắt, miễn dịch tốt), ngoài ra còn có vitamin C, E, canxi, đồng, sắt, và nhiều chất chống oxy hóa khác giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư.
  • Bí đỏ có thể cải thiện hoạt động thể chất và giảm mệt mỏi trong tập luyện (*)

Creamy-Pumpkin-ingredients

Nếu bạn muốn thử nước ép bí đỏ, thì hãy thử công thức này. Đảm bảo ngon, từ màu sắc đến vị, lại rất đơn giản chỉ với 3 nguyên liệu.

1 khoanh to bí đỏ (khoảng 400gr)

1 quả táo to (chọn loại màu đỏ cho ngọt nước)

1 quả chanh leo

Nếu có dứa thì thêm 1-2 miếng dứa (ngon cực)

Lần lượt cho bí, táo và ruột chanh leo vào máy ép. Thành phẩm được khoảng 300ml. Thường thì mình làm gấp đôi công thức này uống cho đã và hay cho nhiều chanh leo hơn.

Công thức này cho món nước ép cực kỳ thơm, ngon, ngọt ngào và có độ sánh sánh kem, creamy như sữa. Thế nên mình lười làm sữa bí đỏ hơn mà thay vào đó hay juice cho nhanh (các nguyên liệu không phải rửa như rau) mà lại ngon mĩ mãn.

Lưu ý khi ép bí đỏ:

  • Nên sử dụng bí đỏ vỏ dầy, cứng, loại già
  • Gọt vỏ và cắt thanh dài cho vừa miệng máy ép, để nguyên hạt bí. Hạt bí rất nhiều dinh dưỡng và hoàn toàn ép được nếu dùng máy ép chậm. Chú ý khi gọt vỏ nhớ cẩn thận tránh đứt tay vì vỏ bí dầy khó dùng dao nạo vỏ. Mình từng bị khâu 2 mũi khi đang nạo vỏ bí đó.
  • Bí đỏ ép nguyên chất không cho ra dồi dào nước, nước ép khá đặc, nên kết hợp cùng các loại nhiều nước khác. Mix rất hợp với các loại củ màu vàng (khoai lang, cà rốt) và cả rau (kale, bó xôi, củ dền), đương nhiên hợp hoa quả ngọt (táo, lê, dứa, cam, xoài) và cũng rất hợp vị chua (chanh)
  • Bí đỏ phải được ép SỐNG. Các nguyên liệu khi làm juice đều phải sống, không được qua nhiệt. Bí đỏ làm chín chỉ nên sử dụng trong smoothie (sinh tố) và các loại bánh ngọt, món tráng miệng.

Chúc các bạn tìm được tình yêu với bí đỏ như mình!

Ngoài ra bạn có thể thử Harry Potter’s juice

(*1)Wang, S.-Y.; Huang, W.-C.; Liu, C.-C.; Wang, M.-F.; Ho, C.-S.; Huang, W.-P.; Hou, C.-C.; Chuang, H.-L.; Huang, C.-C. Pumpkin (Cucurbita moschata) Fruit Extract Improves Physical Fatigue and Exercise Performance in Mice.Molecules 201217, 11864-11876)

Happy Plant-based Milk/ Plant-based Milk

Cách làm sữa hạnh nhân ngon(Home-made Almond milk)

Sữa hạnh nhân – nghe thì có vẻ cao siêu, ‘soang chảnh’ nhỉ, nhưng đây là loại sữa thực vật cực kỳ phổ biến với các nước phương Tây để thay thế sữa bò.

Trong các loại sữa từ hạt (nut milk), và nói chung là sữa từ thực vật (hạt, đậu, ngũ cốc v.v), sữa hạnh nhân, sữa hạt điều và sữa dừa là 3 món mình hay làm nhất và thích nhất, sử dụng được phong phú trong các món sinh tố, tráng miệng, bánh trái nhất. Bởi màu sắc, vị và texture (cảm quan) của các loại sữa này có thể nói là còn ngon hơn sữa bò.

Sữa hạnh nhân không có nhiều glycemic như sữa gạo, cũng không lo bị rối loạn hormone hoặc GMO như sữa đậu nành, ít hơn sữa bò 50% lượng calories và không có cholesterol, nhưng lại ít protein hơn. Sữa hạnh nhân có vị nhẹ, béo, ngậy và màu trắng sữa rất đáng yêu. Về cơ bản, sữa hạnh nhân là loại nước làm từ hạt hạnh nhân xay cùng nước. Cách làm sữa từng bước như dưới đây và phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các loại sữa từ hạt (nut – hạt điều, óc chó, maccadamia v.v.). Thực tế là mình còn thích sữa hạt điều hơn cả hạnh nhân (hạt điều tươi chứ không phải hạt điều rang muối), vì rẻ hơn (điều trồng trong nước), ngậy hơn, và đặc biệt làm còn nhanh hơn nữa do không phải bóc vỏ, chỉ cần ngâm, xay, rồi lọc.

Món này phù hợp cho cả người không ăn chay lẫn người ăn chay. Những ai kiêng sữa động vật mà lại dị ứng với các loại nuts thì có thể làm sữa dừa. Tự làm sữa hạt là dễ nhất quả đất ý!

Dưới đây trông thì nhiều ảnh vậy thôi nhưng nhìn chung chỉ có 3 bước, cực nhanh, cực dễ và đảm bảo một khi đã làm rồi bạn sẽ không bao giờ dừng lại 🙂

Nguyên liệu

100 – 120 gr hạt hạnh nhân (nếu mua được hạnh nhân có chứng nhận hữu cơ là tốt nhất tuy nhiên giá thành cũng tốt không kém)

1 lít nước lọc

1 xíu muối biển

1 xíu đường thô (hoặc xay sữa cùng vài quả chà là)

Cách làm

Bước 1: Ngâm

Ngâm hạnh nhân ngập trong nước lọc (lượng nước gấp đôi hạt để hạt còn nở mềm). Thời gian ngâm ít nhất 8h (tốt nhất là qua đêm). Nếu bạn quá vội cũng có thể ngâm ít giờ hơn (ngâm trong nước nóng), sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến vị sữa. CHÚ Ý: nếu thời tiết nóng thì nên ngâm trong tủ lạnh (đặt cả hạt và bát nước vào tủ) để tránh ngâm lâu hạt bị chua, làm sữa dễ bị hỏng, bị chua.

Luộc hạt hạnh nhân trong vòng 5-10p. Có thể bỏ qua bước này. Mục đích của việc luộc hạt là để dễ bóc vỏ lụa của hạt hơn, và còn để phần nào yên tâm hơn cho những bạn không thích cảm giác uống từ hạt sống.

Almond-milk-0Almond-milk-1

(Từ trái sang: 1. Hạt hạnh nhân sống; 2.Hạt đã được ngâm và luộc sơ, rất dễ bóc vỏ, bóp một cái là vỏ tuột ra ngay)

Bước 2: Xay

Xay hạt cùng nước lọc trong vòng 1-2 phút. Trong thời gian xay nên nghỉ vài lần để an toàn cho máy. Tốt nhất là máy xay sinh tố vẫn được sử dụng phổ thông trong các gia đình, loại máy để bàn thường khỏe hơn máy cầm tay. Máy càng khỏe thì hạt càng được nghiền kĩ hơn, cho sữa sánh hơn.

Almond-milk-3Almond-milk-4

(Từ trái sang: 3. Xay hạt cùng một chút nước lọc trước, trong vòng 1 phút chia làm 2 lần; 4. Đổ nốt chỗ nước lọc vào và xay đều lần cuối khoảng 30s)

Bước 3: Lọc

Lọc hỗn hợp thu được qua rây lọc hoặc túi vải lọc.

Nếu dùng rây lọc thì sữa vẫn còn khá nhiều lợn cợn. Vì vậy riêng với sữa hạnh nhân mình hay dùng túi vải lọc như trong hình, trong khi sữa hạt điều rất mịn không hề có cặn thì mình chỉ lọc qua rây.

Thêm chút muối, chút đường (nếu muốn). Mình thì không dùng đường thấy ngon lắm.

Almond-milk-5Almond-milk-6

(Từ trái sang: 5. Đổ hỗn hợp đã xay ra âu đựng có bọc túi lọc trên miệng; 6. vắt kiệt phần nước)

Ta daaa…. Chúng ta đã có sữa hạnh nhân trắng mịn trong tay. Lúc này có thể ực ngay để thưởng thức. Hoặc đổ hỗn hợp sữa trở lại máy xay, xay thêm cùng quả chà là, bột quế hay các loại nguyên liệu biến tấu khác nếu bạn muốn. Sữa này cũng dễ đón nhận bởi các bé lắm nên các mẹ muốn thay sữa bò bằng loại sữa lành hơn, an toàn hơn thì có thể tự tay làm sữa hạnh nhân mỗi ngày cho con. Một khi đã làm vài lần bạn sẽ thấy tổng thời gian làm sữa rất nhanh gọn, chỉ mất thời gian ngâm qua đêm thôi.

Sữa hạnh nhân để được trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày (thậm chí 3 ngày không sao, mình đã thử). Nếu trót để lâu mà sữa chưa hỏng (chưa thấy thay đổi mùi vị gì) thì có thể hâm nóng lên trước khi uống cho yên tâm.

Mình đã từng thử làm sữa với quả chà là (cho sữa có vị ngọt dịu thơm), một chút bột quế, rất ưng. Ngoài cách làm như mình đề cập, có một cách khác khi làm sữa thực vật là xay hạt từ lúc sống rồi mới đun. Cách này với một số loại hạt như hạnh nhân và óc chó sẽ cần rất cẩn thận khi đun sau xay lọc, bởi nếu đun lửa to và sôi thì sữa sẽ bị lợn cợn, chỉ nên đun rất nhỏ lửa, khuấy liên tục và mấp mé sôi. Túm lại là mình thích cách của mình nhất, không đun lại sau khi đã xay, lọc.

Cách làm trên có thể áp dụng tương tự cho các loại sữa hạt (nut milk) khác, chỉ có thời gian ngâm các loại hạt sẽ khác nhau:

Hạnh nhân: 8 – 12 h
Macadamias: 8 h
Hạt điều: 2-4 h
Hạt thông (pine nut): 8 h
Hạt phỉ (halzenut): 8h 
Hạt óc chó (walnut) hoặc hồ đào (pecan): 1-2 h
Hạt dẻ cười: không cần ngâm
Yến mạch: 15 phút trở lên

Trong các loại nut milk mình đã làm thì nói thực mình vẫn thích sữa hạnh nhân hạt điều nhất.  Sau đó là sữa dừa (các bạn có biết sữa dừa tự làm dễ và nhanh và ngon đến thế nào không, xem tại đây). Và một lưu ý nữa về chất lượng sữa tự làm tại nhà phụ thuộc rất nhiều chất lượng nguyên liệu. Vì vậy các bạn đặc biệt chú ý nếu hạt của mình đã xuất hiện mùi hôi thì không nên dùng làm sữa vì khi làm sữa chủ yếu mình nên làm hạt dạng thô (không qua tẩm sấy bơ muối đường gì hết).

Ứng dụng sữa hạnh nhân thì vô vàn. Mình thì dùng sữa hạnh nhân thay cho tất cả các công thức cần đến sữa.
Đừng quên thử loại Sữa Xanh giàu tính kiềm vừa thanh vừa ngon này.
Và cũng đừng khám phá thêm rất nhiều món sinh tố xanh trên blog của mình để áp dụng sữa hạnh nhân nhé.

Các bạn có hay làm sữa hạnh nhân không? Trong các loại sữa hạt thì bạn thích loại nào?

Almond milk - Tự làm sữa hạnh nhân

Print Recipe
Serves: 1l Cooking Time: 15min

Ingredients (4 items)

  • 100 - 120 gr hạt hạnh nhân (nếu mua được hạnh nhân có chứng nhận hữu cơ là tốt nhất tuy nhiên giá thành cũng tốt không kém)
  • 1 lít nước lọc
  • 1 xíu muối biển
  • 1 xíu đường thô (hoặc xay sữa cùng vài quả chà là)

Instructions (6 Steps)

1

Ngâm hạt hạnh nhân ngập trong nước. Thời gian ngâm từ 8-10h (hoặc qua đêm). Nếu vội có thể ngâm 1h trong nước nóng. Đổ bỏ phần nước ngâm.

2

Luộc hạt hạnh nhân trong vòng 5-10 phút. Đổ bỏ nước luộc. Bóp để loại bỏ vỏ lụa của hạt. Có thể bỏ qua bước này.

3

Dùng máy xay sinh tố xay hạt hạnh nhân cùng nước lọc trong vòng 1-2 phút chia làm vài lần ấn máy để tránh nóng máy. Nếu dùng chà là hay quả vani thì có thể xay cùng luôn.

4

Lọc hỗn hợp qua túi vải lọc. Dùng tay bóp hết phần nước ra khỏi bã. Nếu dùng rây lọc lưới nhỏ thì phải lọc vài lần nếu không muốn sữa lợn cợn bã.

5

Thêm chút muối tùy khẩu vị.

Notes

Sữa hạnh nhân nếu không dùng hết nên bảo quản giống juice: đựng vào các chai thủy tinh nắp kín trong ngăn mát. Để được 2-3 ngày. Lắc đều trước khi uống vì để một thời gian sữa sẽ lắng cặn. Lắng cặn là hoàn toàn bình thường.

JUICE RECIPES

Chard Apple Guava – Nước ép rau cải cầu vồng và ổi (4 nguyên liệu)

Công thức green juice đơn giản với rau cải cầu vồng, quả ổi, táo và dưa chuột, rất ngon cho cả những người mới làm quen với nước ép rau.

Rau cải cầu vồng là nguyên liệu quen thuộc với các juicer bởi rau này chỉ đứng sau rau bó xôi về thành phần dinh dưỡng. Với lượng lutein và zeaxanthin dồi dào, còn được gọi là carotenoid trong cải cầu vồng giúp bảo vệ võng mạc của bạn khỏi lão hóa, theo các nhà nghiên cứu của Harvard.

Ổi là loại quả quen thuộc của người Việt. Ở đây mình dùng loại ổi to, xốp, nhiều nước. Ngoài ra mình còn hay dùng ổi găng ép nước cũng rất thơm nhưng sẽ cho nước juice hơi đặc. Khi đã uống nước ép ổi nguyên chất tự làm tại nhà bạn mới biết nước ép ổi bán ngoài các hàng nước ép sinh tố nó đã được pha nhiều nước và đường thế nào. Nước ép ổi nguyên chất không có vị ngọt nổi bật, và chỉ thơm nhẹ, nước khá sánh. Ổi đứng đầu bảng với lượng lycopene cao, một chất chống oxy hóa nhiều hơn cả cà chua và dưa hấu. Ổi còn vô cùng giàu vitamin C, chiến binh quan trọng cho hệ miễn dịch.

Nguyên liệu:

3 lá cải cầu vồng

1 quả ổi to (hoặc 2-3 quả ổi găng loại nhỏ)

1 quả táo 

1 quả dưa chuột

(với những người quen uống juice rau có thể bỏ táo)

Cách làm:

Ép xen kẽ rau và quả

Chard Apple Guava - Nước ép rau cải cầu vồng và ổi (4 nguyên liệu)

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients (4 items)

  • 3 lá cải cầu vồng
  • 1 quả ổi to (hoặc 2-3 quả ổi găng loại nhỏ)
  • 1 quả táo nhỏ
  • 1 quả dưa chuột

Instructions (2 Steps)

1

Rau quả rửa sạch, cắt thanh dài cho vừa miệng máy ép. Riêng rau cải nên cắt khúc ngắn để tránh xơ gây tắc máy. Nếu sử dụng nguyên liệu hữu cơ thì có thể ép cả vỏ táo, dưa chuột, ổi.

2

Ép xen kẽ rau và quả

Happy Juicing/ Juicing Basics

Hướng dẫn cho người mới làm quen với nước ép – Juicing guide for beginners

Nếu bạn bắt đầu bước chân vào sự nghiệp juicing. Chúc mừng bạn!

Welcome to the world of better you!

Bạn đã biết lợi ích của juicing. Bạn đã biết khi bắt đầu cơ bản cần những gì. Và bây giờ là: làm ra sao. Bài viết dưới đây mình tổng hợp và chia sẻ các kiến thức cần thiết nhất cho những người mới bắt đầu hoặc muốn bắt đầu với juice.

Chọn máy ép- Máy ép nào phù hợp cho bạn?

Nếu bạn muốn đầu tư một chiếc máy ép, bạn cần xác định:

1. Ngân sách – Khoản tiền bạn muốn dành ra cho việc mua máy. Mình luôn khuyên các bạn hãy mua loại máy tốt nhất trong khoảng tiền bạn có thể đầu tư. Thật sự một cái máy ép tốt sẽ không làm bạn thất vọng. Nó sẽ như bạn thân, như người phục vụ trung thành, ở đó mãi đến khi bạn muốn lên đời em khác xịn hơn chứ hiếm khi máy ép hỏng hóc lắm (ngoại trừ máy đểu hoặc có rủi ro trong sản xuất).

2. Kiểu máy ép: Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy ép: Ép ly tâm (truyền thống, centrifugal juicer), và Ép chậm (slow juicer/masticating juicer). Cá nhân mình rất thích máy ép chậm và đáng để đầu tư: bã khô hơn, nước ép đẹp hơn, còn chất lượng thì chưa kết luận được. Đã có nghiên cứu khách quan về chất lượng nước ép từ máy ly tâm loại tốt và máy ép chậm loại tốt và kết quả cho ra tương đương nhau.

3. Sau khi đã xác định mục 1,2 thì phần còn lại là sở thích: hãng gì, màu gì, kiểu gì v.v. Hiện ở Việt Nam có bán nhiều hãng chuyên máy ép của Hàn quốc, Trung quốc và gần đây các hãng điện máy phổ thông cũng ra đời các dòng máy ép khác nhau. Trước khi mua các bạn tốt nhất nên đến sờ và kiểm tra tận nơi máy, nếu không cũng xem video review (tra trên Youtube). Cân nhắc thêm các yếu tố như:

– Cách tháo lắp có dễ dàng không
– Phần bã đẩy ra có khô không (càng khô càng thích), các chi tiết có gọn gàng tinh tế
– Kích cỡ có phù hợp cho bếp nhà bạn không: nếu để trên bàn bếp có cao quá, to quá không (một số loại miệng máy rất cao)
– Chọn loại miệng rộng hay miệng nhỏ: điểm mạnh của máy miệng rộng là có thể cho phép nguyên quả táo nhỏ nhét vào không cần cắt, tiết kiệm thời gian xắt nguyên liệu, tuy nhiên bã có thể không khô kiệt bằng các loại miệng nhỏ (ví dụ như Hurom không làm dòng miệng rộng, nhưng bã thì rất khô)
– Nhà cung cấp/hãng máy có uy tín không: nói thực là đừng phí tiền mua một máy ép rẻ để rồi sau đó lại phải đổi cái khác. Cái máy ép tốt sẽ giúp bạn yêu thích và dễ dàng có thói quen juicing hàng ngày hơn rất nhiều.
– Các chức năng phụ khác của máy có thực sự cần thiết: các hãng máy ép liên tục cải tiến và thêm các chức năng cho các dòng máy mới để luôn câu kéo nhiều khách hàng hơn nữa, tuy nhiên không phải lúc nào các chức năng đó bạn cũng sẽ dùng đến.
– Nếu quen ai có máy mình thích thì hỏi ý kiến hoặc đến xem thử. Nói chung cứ nghiên cứu càng kỹ càng tốt.

Hurom HH SBF 11

Hurom HH SBF 11 là máy ép mình đang dùng.

Update tí: từ hồi chia sẻ bài này đến giờ mình đã dùng gần chục loại Hurom nữa rồi (update tháng 5/2018)

Lên kế hoạch

Tham khảo các công thức cơ bản cho người mới bắt đầu, hoặc các công thức mà đọc nguyên liệu bạn cảm thấy thích, thấy gần gũi. Bạn có thể tham khảo các công thức trên juicylife.vn

Lên danh sách và số lượng các loại hoa quả, rau củ cần mua.Nên mua để dùng cho ít nhất 3 ngày hoặc cả tuần vì thực sự nhiều lúc tìm mua rau củ sạch rất lắt nhắt.

Ví dụ shopping list cho 1 tuần tham khảo như sau (từ danh sách này bạn ước tính theo số lượng người uống hàng ngày, nhưng mới đầu cứ mua mỗi thứ một chút, riêng táo hoặc dứa mua số lượng gấp đôi):
– Củ: carrot, dưa chuột, thêm 1-2 loại củ/quả khác như bí ngô, bí đao (bí xanh), khoai lang (vàng/tím)…
-Quả: táo (xanh và đỏ), thêm 1-2 loại quả khác (dứa, ổi, lê, dưa hấu/dưa lê…),
– Rau: xà lách, cải xoăn, cải bó xôi, cần tây Đà lạt, ớt chuông…có thể thêm các loại herbs (rau gia vị, như rau bạc hà, rau mùi).

Chuẩn bị dụng cụ và đồ nghề

Ngoài máy ép, các bạn cần thêm một số các dụng cụ sau để đảm bảo việc juicing hàng ngày diễn ra gọn gàng suôn sẻ:

1. Cọ rửa máy: nên chọn một loại cọ riêng, hoặc một miếng mút rửa bát riêng cho việc rửa máy. Một cái cọ rửa bình để rửa chai thủy tinh/nhựa đựng juice.

2. Chai, lọ thủy tinh: tốt nhất là thủy tinh, nắp kín, miệng rộng đễ dễ cọ rửa. Nên có ít nhất 5 chai để xoay vòng, mỗi chai cỡ 250-300ml phù hợp cho 1 serving. Không nên dùng chai đựng to quá nếu mỗi lần ko uống hết lôi ra vào tủ lạnh nhiều làm juice tiếp xúc nhiều với không khí, không tốt cho việc bảo quản. Mình chuyên có hàng chục chai thủy tinh 300ml để chuyên đựng juice và sữa thực vật mình làm mỗi ngày. Rửa một loạt mỗi tối cho khô ráo chờ đựng sáng hôm sau.

3. Thớt: một cái thớt riêng chuyên cho juice để cắt gọt các loại rau quả, không dùng chung với các thức ăn khác.

4. Cốc thủy tinh: Cốc đẹp thì ngon mắt, lại tiện chụp ảnh khoe lên FB group nhé, để cho nhau thêm cảm hứng mỗi ngày 🙂

5. Nếu bạn hay phải mang juice theo mình khi vận chuyển, bạn nên có một túi đá giữ nhiệt.

What to juice – Nên ép gì?

Khi mới bắt đầu, bạn nên chọn những loại quả, hoặc rau củ mà mình thích ăn, vì khi đó mình quen với vị của nó rồi. Kế đó, nên chọn những loại juice từ nguyên liệu phổ thông hơn, tốt nhất cần tham khảo các công thức cho beginners. Các bạn nên theo công thức khi mới bắt đầu để tránh tình trạng thất vọng do tự mix ra nước không ngon. Sau khi đã quen dần bạn sẽ tự biết cách điều chỉnh cho hợp khẩu vị của mình và dần dần sử dụng rau xanh. Mình tóm gọn lại các bước để tham khảo như sau:

Bước 1: ép đơn vị (chỉ một vị, một loại hoa quả mà mình thích). Khi mới bắt đầu, nên uống chỉ 1-2 cốc một ngày để cơ thể làm quen dần. Có thể với những người nhậy cảm sẽ mất một giai đoạn chuyển giao, có thể thấy đầy bụng, ợ hơi v.v. nhưng rất ít thôi. Nên tùy theo thể trạng mà uống.

Bước 2: ép 2-3 nguyên liệu (chủ yếu vẫn là hoa quả hoặc thêm xíu củ, những loại phổ thông, các vị kết hợp hay được bán ở ngoài hàng mà bạn đã từng thử và thích)

Bước 3: bắt đầu thêm rau xanh, từng chút một thôi. Sử dụng những công thức trước đó bạn thích, cho thêm 1 nắm rau xanh hoặc một chút các loại củ mà bạn muốn thử nghiệm. Nước ép rau có vị hơi ngái đặc trưng và có thể cần thời gian để làm quen, nhưng lợi ích thì lại vô cùng lớn. Càng xanh, càng nhiều dinh dưỡng, vị càng đặc trưng. Bạn chỉ cần giữ nguyên tắc ‘từng chút một’, và giữ công thức base (công thức vị nền) yêu thích của mình (ví dụ mình hay có một vài công thức base chính để thêm thắt các loại rau vào, ví dụ 1 táo + 1 carrot, hoặc ½ quả dứa, hoặc 1 cam + 1 táo v.v), và cũng nên thử từ những loại rau vị nhẹ rồi mới tới các loại vị mạnh. Nếu thấy vị ngái hoặc chưa vừa miệng, cứ cho thêm táo.

Khi đã thành thạo rồi, bạn hãy bắt đầu thí nghiệm với thật nhiều loại rau củ quả khác nữa. Nước ép phải luôn phong phú, càng đa dạng càng tốt, càng nhiều dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể.

Một lưu ý cực kỳ lớn nữa, mà mình đôi lúc vẫn được hỏi ‘cái này luộc rồi ép à?’: tất cả các nguyên liệu khi ép đều là RAW (sống, không qua nhiệt). Đừng ngại! Raw food mang lại những lợi ích mà cooked food không thể so sánh.

What not to juice – Không nên ép gì?

Bạn có ép được tất cả các loại rau củ quả không? Không.
Mặc dù máy ép chậm cho phép ép được gần như tất cả các loại củ cứng và rau lá, có những loại ‘không ép được’, vì nó quá mềm và tốt nhất là dùng cho sinh tố, ví dụ như: chuối, bơ, xoài chín, phần thịt quả dừa v.v. Các loại quả càng mềm sẽ càng khó ép.

How to make a juice – Các bước làm một cốc nước ép

Về cơ bản, khi bạn đã có máy ép rồi, bạn chỉ cần nguyên liệu nữa thôi.

B1 – Rửa: Rau củ quả sau khi đã mua về cần được rửa thật sạch. Đây là bước quan trọng trong làm juice.

Có thể dùng túi nilong sinh học mua ở các siêu thị để bọc âu đựng bã, tiết kiệm công rửa bã, và phần bã có thể dùng để tái sử dụng (bón cây, làm một số món ăn, đắp mặt…)

B2 – Cắt gọt rau củ quả: nạo/gọt vỏ và cắt thanh dài (với củ), tùy miệng máy vì một số máy miệng rộng cho phép nhét nguyên liệu cỡ to, cắt ngắn rau (đặc biệt các loại rau nhiều xơ để tránh tắc máy). Nhớ là chỉ nên cắt nguyên liệu ngay trước khi ép (vì rau củ một khi đã cắt nhỏ sẽ mất dinh dưỡng nhanh hơn). Thường mình hay để nguyên liệu cho từng công thức vào các bát/hộp riêng, ví dụ bạn định làm 2 công thức, thì nguyên liệu của từng công thức để vào 2 chỗ riêng nhau, lúc ép không cần nghĩ trộn cái gì với cái gì.

B3 – Chuẩn bị máy ép, bật máy, nhét các nguyên liệu đã chuẩn bị vào miệng máy. Lưu ý ép xen kẽ các loại rau với các loại củ quả để đẩy phần xơ rau tốt hơn. Nếu phần bã vẫn còn ướt, đổ lại vào máy ép lần nữa. Tuy nhiên nếu dùng máy ép tốt thì ko cần bước này.

B4 – Thưởng thức – Thành phẩm đã có: đổ ra cốc, thêm đá nếu thích, uống ngay lập tức. Nước ép tốt nhất là uống tươi ngay khi vừa làm bởi chất dinh dưỡng sẽ từ từ mất đi theo thời gian. Có một số người thích pha nước vào juice nhưng với mình juice phải luôn nguyên chất, luôn đậm vị vốn có của nó. Lưu ý là nước ép KHÔNG ĐƯỢC CHO ĐƯỜNG! Nhắc lại lần nữa, là không đường, và luôn là không đường.

Các lưu ý cơ bản khi mix juice

Juice phải có vị dễ uống. Phải ngon và phải có màu đẹp! Nhưng nếu bạn là người ít ăn rau củ quả tươi, vị giác của bạn sẽ cần thời gian để làm quen (vị giác có thể luyện được!). Một khi bạn bắt đầu quen với vị juice nguyên chất, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hơn rất nhiều từng vị, từng mùi, từng cái ngon của rau củ quả. Khi bạn chú ý cảm nhận, bạn sẽ dần tự nhận ra cái gì nên kết hợp với cái gì. Nếu bạn là người thích tìm tòi và không ngại thất vọng, không ngại các sản phẩm khó uống, không ngại đổ bỏ thành phẩm, bạn cứ tha hồ tự kết hợp các loại với nhau tùy ngẫu hứng. Nhưng nhìn chung mình khuyên các bạn nên theo công thức khi mới bắt đầu, cũng như các lưu ý sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn:

– Tỉ lệ chung để trung hòa các loại rau ngái hoặc vị mạnh là: 3 phần rau quả vị nhẹ, trung tính (như táo, dứa, cà rốt, lê…) với 1 phần rau quả vị mạnh/ngái (các loại rau lá xanh, cải, súp lơ, cần tây, củ dền …)

– Cân bằng giữa vị ngọt và chua- thêm chanh. Đặc biệt juice có rau lá xanh nên có thêm chanh vừa để giữ màu vừa giữ dinh dưỡng tốt hơn.

– Hãy bắt đầu đơn giản, từ từ, và nên ép táo/dứa làm vị nền. Các loại quả này có vị ngọt đậm và thơm, có khả năng che dấu nhiều vị ngái của rau.

– Chọn các loại rau xanh vị nhẹ (cần tây, xà lách, cà rốt, cải xoăn, bó xôi) rồi dần dần thử nghiệm các loại rau vị mạnh hơn.

Cách mix cơ bản cho VỊ NGON của công thức juice

1 công thức Juice = Juice Base (vị nền) + Main Ingredients (thành phần chính) + Sweeteners (loại tạo ngọt) + Optional Ingredients (loại quả khác tùy theo khẩu vị)

Juice base: là loại rau/củ/quả nào được dùng phổ biến nhất, số lượng lớn nhất trong một công thức, có thể dùng trong tất cả các loại juice của bạn.

Ví dụ các loại base mình hay dùng:
carrot + táo
dưa chuột + chanh vàng
dứa+ dưa chuột
táo + cam

Main Ingredients: là rau/củ/quả quyết định màu sắc tổng thể của cả cốc juice. Nó có thể là các loại rau lá xanh/củ có màu xanh như: cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ xanh, mướp đắng…hoặc các loại củ màu đỏ như củ rền (mầu sắc được nói trong phần dưới đây).

Sweeteners: thường là các loại quả để tạo độ ngọt cho nước juice, vì thực tế nếu uống nước rau củ không thôi sẽ rất khó uống vì mùi vị ngai ngái và ngang. Chúng ta có thể dùng: táo, dứa, dưa hấu, cam, lê, nho…Nếu base của bạn có vị ngọt rồi thì có thể không cần thêm củ ngọt khác. Trong một số trường hợp, đặc biệt là green juice (nước ép rau xanh), người ta có thể thêm mật ong để cân bằng vị rau thay vì dùng quả ngọt.

Optional Ingredients: là loại tùy ý bạn muốn thêm vào để cho vị/màu sắc ngon và đẹp hơn, ví dụ: các loại rau gia vị (mình hay dùng lá bạc hà, rau mùi, rau thơm), chanh, xả, gừng, nghệ, thậm chí tỏi…

Ví dụ cụ thể cho một công thức green juice từ nguyên tắc trên như sau:

2 táo + 1 carrot (Base) + 1 nắm bó xôi (Main) + 1/2 quả chanh + 1 nhánh xả (Optional)

Ngoài ra bạn có thể thử với 5 công thức đơn giản tại đây. Và ngoài ra hầu hết các công thức trên juicylife đều rất dễ uống, rất ngon. Các bạn mới cũng đều làm được.

Cách mix cơ bản cho MÀU SẮC hấp dẫn

Màu sắc của juice rất quan trọng. Mình rất không thích một cốc juice bị màu nâu hay bị phá màu.

1 nguyên tắc cực căn bản và cực dễ để mọi người có thể kết hợp hương vị thơm ngon cũng như màu đẹp cho nước ép, đó là: “DRINK YOUR COLORS” – hiểu đơn giản là màu nào đi với màu đó.

Juicing gần như chỉ có 5 tông màu cơ bản:
Đỏ/đỏ hồng: củ rền, dưa hấu, củ cải đỏ, cà chua…
Cam/vàng: cà rốt, bí đỏ, khoai lang vàng …
Xanh lá: cải xoăn, cải bó xôi, bí đao…
Tím: bắp cải tím, khoai lang tím…
– Trắng/trắng sữa: táo, dưa lê…

Ngoài ra có thể có màu xanh lục nếu dùng các loại tảo lục (algae).
Thông thường khi muốn cốc nước ép có màu gì thì ta cho nhiều nguyên liệu của màu đó (phần main ingredients). Nếu trộn rau cải xoăn với dưa hấu thì đảm bảo màu sẽ bị phá và vị cũng không ngon. Ta có thể dùng vị trắng để tạo ngọt cho các vị khác.

Khi nào nên uống juice

Thời gian tốt nhất để uống juice nguyên chất, fresh, chính là khi dạ dày bạn trống rỗng (tức là khi không no), khoảng ít nhất trước bữa ăn 30 phút. Tại sao lại như vậy: vì khi đó cơ thể bạn đang chờ đón năng lượng và sẽ hấp thu tốt nhất, nhiều nhất bất kể thứ gì bạn nạp vào. Và đương nhiên bạn muốn nó hấp thu những gì tươi lành nhất từ thực vật, với thật nhiều chất khoáng và vitamins lành mạnh, thay vì vồ vập ngay vào những món ăn vặt nhiều đường, nhiều chất béo có hại, nhiều muối hay calorie rỗng (không có chất gì ). Vì vậy lúc bạn đói cũng phải lưu ý, cảnh giác cái gì cho vào mồm nhé 🙂

Các bạn nên uống fresh juice vào buổi sáng, trước bữa sáng mỗi ngày. Khi đó cốc nước ép sẽ đánh thức cơ thể bạn và đem lại cảm giác rất sảng khoái, để bắt đầu một ngày với rất nhiều năng lượng xanh cho từng tế bào. Có thể nhiều người sẽ nói buổi sáng cập rập chết đi được, bận chết đi được, lôi đâu thời gian làm nước ép, mà uống, mà rửa máy móc. Các mẹo sắp xếp để tiết kiệm thời gian trong làm juice mình sẽ đề cập sau.

Uống juice buổi sáng có thể nhiều bạn phân vân nó bị chua hay nhiều acid, ví dụ nước ép các loại quả họ cam chanh v.v Nhưng nếu bạn tìm hiểu thêm sẽ thấy các loại quả này thực ra mang tính kiềm (chứ không phải acid như mình vẫn tưởng). Bạn có thể thử chút một xem cơ thể phản ứng ra sao nhé. Với mình thì mình chưa bao giờ gặp vấn đề gì với nước ép nhiều quả chua, ví dụ như mình có thể uống nước ép nguyên chất của chanh leo (mà chỉ chanh leo thôi ý), tới gần 100ml ý, buổi sáng chưa ăn gì, mà thấy vị nó vừa chua vừa có vị ngọt trong cái chua đó, khó tả lắm, nói chung là phê. Nên tóm lại bạn cứ căn theo cơ thể chính bạn mà triển, nhưng mình đảm bảo là cơ thể bạn sẽ được ‘làm quen’ dần với nước ép rau quả. Và một khi đã quen rồi thì có thể uống juice vô tư lúc đói, lại còn thích hơn ý. Mình thì đặc biệt thích uống juice khi đói hay mệt mệt, uống xong là thấy vitamin chạy khắp người, khó tả lắm bạn cứ tự cảm nhận nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn uống fruit juice (ép từ hoa quả) chủ yếu vào buổi sáng, khi cơ thể cần carbohydrates lấy năng lượng, còn vegetable juice (ép từ rau hoặc pha lẫn rau, ít ngọt hơn) chủ yếu vào buổi chiều tối.

Tóm lại, liên quan đến khi nào uống juice thì cần tuân thủ theo 2 nguyên tắc sau:

1.  Buổi sáng nên uống các loại nước ép hoa quả. Bữa ăn sáng nên diễn ra sau đó 30 phút

2.  Nếu uống juice kèm theo bữa ăn vào các thời gian trong một ngày thì cần uống từ từ và xục quanh miệng để thúc đẩy các enzym tiêu hóa (tốt nhất là nên uống trước bữa ăn khi dạ dày còn chưa bị lấp kín bởi thức ăn, lúc đói cơ thể mới hấp thu dinh dưỡng từ juice tốt nhất). Nếu đã ăn nhiều trong 1 bữa thì nên uống nước juice sau đó 2h chứ không nên dùng juice để tráng miệng hay ăn cùng bữa như mọi người vẫn hay uống khi đi ăn hàng đâu nhé, phí công uống juice và cũng ko nạp được tối đa dinh dưỡng từ nó.

juiceonbeach

Còn gì thích hơn được bắt đầu một ngày với nước ép fresh

Cách bảo quản juice

Ngoài việc bảo quản nguyên liệu trước khi ép sao cho giữ được tối đa dinh dưỡng của rau quả, việc bảo quản sau khi đã ép là rất quan trọng.

Lưu ý No.1: uống ngay khi vừa ép, fresh nhất có thể. Nếu không uống ngay thì ngay lập tức phải giữ lạnh (1-5oC). Nếu bạn để nước ép ở nhiệt độ phòng càng lâu thì chất lượng nước ép càng giảm và rất mau hỏng. Các chất dinh dưỡng trong rau củ quả sống rất dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ cao. Đặc biệt là Vitamin C, thường bắt đầu giảm dần ngay từ khi rau quả được hái. Nếu bạn thường xuyên mang nước ép đi xa như đi làm, phải đảm bảo chỗ làm có tủ lạnh, nếu không bạn phải mang theo túi đá giữ nhiệt. Nếu khoảng cách di chuyển từ nhà đến chỗ làm trên 30p, tốt nhất bạn nên cho chai juice vào túi đá giữ nhiệt, hoặc bỏ vài viên đá vào cùng túi xách mà bạn để chai juice.

Luôn trữ juice trong chai kín. Tốt nhất là chai thủy tinh, đậy nắp kín. Nếu không thì chọn chai nhựa BPA free kín nắp. Nếu bạn để juice trong cốc không kín hơi, dù có để tủ lạnh thì mặt tiếp xúc của juice với không khí lớn vẫn tăng khả năng oxy hóa.

Đổ đầy juice tới miệng chai: tránh oxy chui vô nằm giữa phần juice và nắp chai. Nếu bạn để ý sẽ thấy, khi mình đổ juice ko đầy nắp chai, sau một thời gian bỏ từ tủ lạnh ra, mình vẫn sẽ thấy phần juice trên cùng tiếp xúc với không khí đó sẽ hơi ngả màu hoặc thâm lại.

Thời gian lưu trữ:

Trữ lạnh 1-5oC: tốt nhất trong vòng 24h (với máy ép ly tâm) và 48h (với máy ép chậm). Tuy nhiên bạn là người cần biết rõ nhất juice của mình có tình trạng ra sao. Hãy sử dụng các giác quan của mình để quyết định còn uống hay phải đổ bỏ juice nếu nước có mùi, màu biến đổi lạ. Có nhiều bạn thắc mắc về việc nước ép bị tách nước: Điều này hoàn toàn bình thường! Đây không phải dấu hiệu nước ép đã bị hỏng hay không nhé. Việc nước ép bị tách nước hoặc lắng bã dưới đáy có thể xảy ra ở cả máy ép ly tâm và máy ép chậm, phụ thuộc vào nguyên liệu công thức đó.

Đông lạnh: ngay khi ép xong, đóng chai kín, đông lạnh, juice có thể để được 10 ngày. Trước khi uống bạn bỏ từ ngăn đông lạnh sang ngăn mát của tủ lạnh trước đó 5-8h (có thể bỏ từ đêm hôm trước để sáng hôm sau uống).
Có thể bạn thấy sao kích rích vậy, từ chọn nguyên liệu, đến bảo quản nước, rồi thời gian để ngắn, dễ mất dinh dưỡng v.v. nhưng bạn cần nhớ – nó phải vậy. Đó là điều tất yếu. Càng tươi nguyên thì càng mau hỏng. Bạn muốn hưởng các tinh túy từ đất mẹ thì phải biết trân trọng. Nếu muốn lâu hỏng và tiện lợi thì xin mời uống các loại đồ uống công nghiệp chỉ toàn nước, đường, hóa chất và chất bảo quản. Để được mấy năm cơ nhé. Nhưng bạn cứ tin mình đi, cứ thử uống jucie nguyên chất đi, bạn sẽ cảm thấy rõ ràng mình đang đối xử tốt với cơ thể mình đó.

Budget tip – Juicing tốn tiền quá?

Đúng vậy. Ngay từ khâu ban đầu bạn đã phải đầu tư một chiếc máy ép tốt. Tốt nhất là không phí tiền mua những loại máy ép 1-2 triệu vì 1.chất lượng nước ép có thể không cao, không giữ được nhiều vitamin; 2.rửa ráy lắp tháo mỗi ngày mà ọp ẹp thì sẽ nản; 3.bã còn quá nhiều nước thì quá phí nguyên liệu, về lâu về dài là tốn kém. Cộng vào đó là chi phí mua rau củ quả sạch, với số lượng khá lớn (một cốc nước ép thường có được từ cả cân rau củ), chưa kể nếu bạn dùng đồ hữu cơ. Nhưng mà rất đáng đầu tư. Bởi, chi phí cho sức khỏe, cho khám chữa thuốc men bệnh tật thì còn kinh khủng hơn. Ngoài ra khi bạn quen uống juice, bạn đã thay đổi lối sống theo hướng healthy hơn rồi, thì bạn không còn quá thích những đồ ăn unhealthy khác, các loại fast food, các loại đồ ăn rác khác. Vậy là tiết kiệm tiền cho mấy món vô bổ đó. Thêm nữa, có những cách để tiết kiệm chi phí, ví dụ như:

– Máy ép: mua máy thanh lý, hoặc nhờ được người mua xách tay từ Hàn, Mỹ, Đức v.v (giá thấp hơn khá nhiều so với bán trong nước, ví dụ như Hurom chênh giá giữa Việt nam và Hàn quốc tới vài triệu)
– Với nguyên liệu thì đằng nào mình cũng phải mua rau quả ăn cho gia đình hàng ngày, nhưng để mua số lượng lớn có thể đặt theo tuần của một vài mối bạn biết, hoặc rủ mua chung rau sạch với những người gần nhà hoặc đồng nghiệp. Nếu có người nhà gửi thực phẩm sạch ở quê lên thì càng tốt.
– Chọn ép các loại củ quả đang vào mùa
– Chỉ mua một số loại rau organics thôi. Mà thực ra để dùng toàn bộ organics trong tình trạng thị trường rau hữu cơ còn lỏng lẻo như hiện nay thì thực là một thách thức. Có đâu ta dùng đến đó. Nhà ăn được gì thì ta mua loại đó. Vì cơ bản mua nguyên liệu để ép cũng như để ăn hàng ngày thôi.

Một số phản ứng phụ của người mới bắt đầu

Với những người mẫn cảm hay cơ thể ít tiếp xúc với rau củ sống, có thể có một số phản ứng trong vài lần đầu uống jucie nguyên chất như chóng mặt, đầy hơi, khó chịu v.v. vì có thể là phản ứng thải độc của cơ thể. Nếu các phản ứng đó mạnh và kéo dài quá 2 ngày bạn nên đến gặp tư vấn bác sỹ. Tuy nhiên hầu hết juice rất lành. Nhiều loại rau có tính thải độc cao hơn các loại khác (ví dụ như gừng, nghệ, củ dền, rau mùi, hay đặc biệt là cỏ lúa mỳ wheatgrass và chùm ngây). Khi bắt đầu thì mình nên dùng những loại nhẹ nhàng hơn, vị dịu hơn, số lượng nhỏ thôi.  Nếu vẫn nghi ngờ hoặc bạn đang có các vấn đề sức khỏe bạn cần tư vấn bác sỹ trước.

Juicing đúng cách là một phương pháp dinh dưỡng đã được chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe (cũng giống như không ai phủ nhận lợi ích của ăn nhiều rau củ quả). Mình hi vọng bài viết này sẽ hỗ trợ các bạn làm quen với nước ép nguyên chất  dễ dàng hơn, thú vị hơn. Nếu các bạn có câu hỏi gì cứ comment ở dưới post cho mình biết nhé!

Happy juicing everyone!

Huyen's Signature

 

Các bạn nhớ đừng bỏ qua các bài sau để thực sự hiểu:
Lý do tại sao  nước ép có thể giúp bạn thay đổi hiện trạng sức khỏe và thấy tràn trề năng lượng tươi mới hơn
Lý do tại sao chúng ta cần tăng cường năng lượng sống nhờ ăn các thực phẩm ‘alive’
Sau đó cần những gì để bạn bắt đầu juice
Xem video review các dòng máy ép chậm phổ biến trước khi quyết định chọn mua máy ép cho mình
Và nhớ thực hành với 5 công thức nước ép ngon bổ đơn giản cho người mới ép