Search results for:

sinh tố

Uncategorized

Quyền tự chủ cảm xúc – lời nhắn nhân ngày phụ nữ

Quyền tự chủ cảm xúc là gì?

Đây là một cụm từ xuất hiện trong một bài đọc hay. Nó là ý niệm mình đã được nhắc nhở đâu đó nhiều lần ngẫu nhiên qua những thông điệp đọc được. Và nó luôn giống một tiếng chuông rõ ràng.

Thực tập để lấy lại quyền tự chủ trong cảm xúc, là một thực tập khó, lặp đi lặp lại, học mãi chưa xong.

Và hôm nay thật nhiều người cùng đang kỉ niệm ăn mừng tính nữ và nữ quyền. Tôi lại nghĩ đến phụ nữ.
Tôi thực sự chúc họ – cũng như chúc tôi – ý thức được quyền tự chủ cảm xúc của chính mình. Đó là điều đơn giản nhưng thật mạnh mẽ.

Có rất nhiều điều nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của chúng ta. Và chỉ có duy nhất suy nghĩ, hành động của chính mình, mới là thứ chúng ta có quyền kiểm soát.

Bạn không thể là nạn nhân. Và đừng bao giờ là nạn nhân. Bao gồm nạn nhân của cảm xúc.
Khi bạn gắn kết cảm xúc và suy nghĩ của mình với cách nghĩ của người khác, bạn đang trao quyền cho họ kiểm soát cuộc sống của bạn. Khi đó bạn là nạn nhân.

Bạn thất vọng vì người khác sẽ nghĩ bạn đang thất bại, không kiếm tiền giỏi như bạn bè đồng lứa
Bạn chán vì chồng, hay ai đó, không quan tâm đến bạn, mà nhẽ ra họ phải thế này, thế kia
Bạn cay đắng, khi người yêu bạn bấy lâu sao lại phản bội bạn, đời thật bất công
Bạn thấy đau, vì người thân cạnh nhất, tại sao họ lại đối xử với bạn như vậy
Bạn thấy khổ, vì mình không có thời gian làm gì cho bản thân, mình phải chăm con, mình phải đi làm, mình phải quán xuyến nội ngoại trên trời dưới đất đủ mọi việc.
Bạn thấy mình không may mắn, vì mình không như người ta…

Sự thật là, người có thể gây tổn thương cho bạn nhiều nhất, chính là bạn. Chính là suy nghĩ của bạn.
Người khác không quan tâm đâu.

Tất cả những cảm xúc đó, đều khởi phát từ chính các suy nghĩ của bạn trước tiên. Chứ không phải từ người khác hay cách họ nghĩ, hành xử gì.
Nhưng suy nghĩ là bất tận, và đôi lúc vô cùng hỗn loạn.
Để nhận thức ra suy nghĩ nào đang gây rối cho cảm xúc tiêu cực của mình là một thực tập. Câu hỏi đầu tiên khi bối rối là: ‘tôi có chọn để cảm thấy như vậy không?’

Phụ nữ được sinh ra với cơ chế cảm xúc vô cùng mạnh mẽ. Việc tự chủ cảm xúc với họ là điều thực sự khó. Khó nhưng có thể thực tập để tốt hơn.
Vẫn tốt hơn rất nhiều khi sống một cuộc sống trao quyền kiểm soát chính cảm xúc của mình cho người khác. Vẫn hơn một cuộc sống phụ thuộc người khác.
Nhưng khi bạn quyết tâm lấy lại quyền tự chủ đó. Bạn sẽ dần tìm thấy tự do.

Tự do để là chính mình.
Như là nó. Trong sáng và đẹp đẽ.
Hoặc.
Cũng chẳng là gì cả.
Vì mình cũng đâu cần là ai…

 

Healthy Food

Cách làm rau củ ngâm chua ngọt – bổ sung lợi khuẩn tự nhiên

OK, dưa muối hay các loại dưa chua, rau góp chua ngọt v.v. có gì lạ đâu nhỉ?

Các hình thức lên men thực phẩm để vừa giúp bảo quản rau củ thu hoạch trong mùa có thể cất trữ cho nhiều tháng sau đã có truyền thống từ xa xưa.

Nhưng đến gần đây khi các nghiên cứu mới quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của hệ vi sinh đường ruột thì tất cả mọi người đều nói về Hệ Ruột.

Ruột khỏe, hệ tiêu hóa khỏe, thì hệ miễn dịch khỏe (80% hệ miễn dịch dựa vào sức khỏe đường ruột), thì cơ thể mới khỏe.

Vậy là, sức khỏe bắt đầu từ ruột! (hóa ra cái câu ‘đường đến trái tim phải qua dạ dày’ cũng có lý lẽ sâu xa khoa học của nó cơ đấy)

Và ruột cần có hệ vi sinh khuẩn cân bằng, nó cần nhiều lợi khuẩn.

Thực phẩm lên men tự nhiên (chứ không phải phương pháp công nghiệp), là một cách đơn giản giúp bổ sung lợi khuẩn như vậy. Một cách vô cùng dễ, tiết kiệm, dân dã, mà lại ngon cơm (rất hợp cơm dịp hè, chua chua mát mát!)

Mình giới thiệu tại đây cách làm rau củ ngâm chua ngọt. Cách làm này đảm bảo dễ, thành công, không nổi váng, áp dụng cho nhiều thể loại rau củ khác nhau được, trữ ăn dần dần được và hợp với đủ món.

PHƯƠNG PHÁP:

Quá trình lên men truyền thống là một dạng lacto-fermentation (đường và tinh bột có trong rau củ hoa quả chuyển hóa thành lactic acid bởi rất nhiều giống vi khuẩn có khả năng tạo lactic acid). Cách thức lên men này gây trở ngại cho vi khuẩn xấu, nhưng lại thúc đẩy các vi khuẩn có lợi cho chúng mình. Tất cả chúng ta cần là MUỐI. Thành phẩm là những thực phẩm lên men mang sự sống, thật nhiều enzymes và probiotics.

Ngoài cách lên men truyền thống chỉ đơn thuần với muối (nhưng cần nhiều thời gian hơn), thì chúng ta có một cách nhanh gọn và muối rau củ vô cùng ngon chính là : rau củ muối chua ngọt theo phương pháp để tủ lạnh!

Tất cả dụng cụ chỉ là rau củ mà mình thích muối (gần như cái gỉ cái gì cũng muối được đó), một vài chiếc lọ thủy tinh đã được rửa thật sạch khô ráo (sạch là khâu rất quan trọng để tránh sinh sôi các vi khuẩn xấu làm hỏng quá trình lên men), nước ngâm (dung dịch nước lọc, muối, đường, dấm).

CÔNG THỨC:

Đây là tỉ lệ chúng mình đã thử và đã muối 7 sắc cầu vồng, 50 chục loại rau củ khác nhau ^^

Tức là 1 công thức dùng cho tất cả được.

1 lít nước (dùng nước lọc)

400ml dấm (nên dùng dấm trắng, dấm gạo hoặc dấm táo, nếu dấm mùi nồng quá thì có thể giảm bớt còn 300ml)

200gr đường 

80gr muối (nên dùng muối biển thô, ko dùng muối tinh)

CÁCH LÀM:

Chuẩn bị rau củ: rửa và cắt miếng rau củ, tùy từng loại mà chọn cách cắt theo miếng thanh dài, hay xắt lát. Các loại củ như củ cải, cà rốt hay củ dền thì mình cắt thanh cho nó dai dai dòn. Các loại như bắp cải thì thái lát. Súp lơ thì tách thành các bông lơ bé vừa miệng ăn. Dưa chuột baby thì giữ nguyên quả.

Chuẩn bị nước ngâm: đong lượng nước ngâm vừa đủ cho số lượng rau củ và lọ chứa, căn sao cho đủ dùng nhé. Đem đun nhẹ toàn bộ nguyên liệu làm nước ngâm: nước, dấm, đường, muối, cho tan hết hòa quyện. Tắt bếp. Để nước ngâm nguội về nhiệt độ phòng hoặc âm ấm 30-35 độC. Nhiệt độ nước ngâm càng ấm thì thời gian lên men càng nhanh, nhưng không được nóng quá sẽ chết men.

Xóc với một chút muối. Để khoảng 15 phút cho muối rút bớt nước ở rau củ đi.

Cho rau củ vào lọ thủy tinh đã sạch khô ráo.

Lúc này, chúng ta hãy cho thêm các loại gia vị thêm để tăng hương vị, thông thường là tỏi, ớt, hạt tiêu. Mỗi loại rau củ có thể hợp với gia vị khác nhau bạn có thể thử nghiệm nhiều cách. Xếp chúng cùng vào với rau củ.

Rót nước ngâm đang ấm hoặc đã nguội hẳn vào. Nước ngâm phải ngập kín rau củ.

Đậy nắp lọ kín để ở nhiệt độ phòng. Sau 24h kiểm tra đã thấy ăn được rồi. Rau củ chua ngọt giòn đủ ngấm. Thì ta cho toàn bộ lọ vào tủ lạnh ăn dần.

Ăn ngon trong khoảng 1-2 tuần để trong ngăn mát tủ lạnh. Có thể để cả tháng nhưng có thể ăn hơi chua hơn so với ban đầu hoặc rau củ nhũn hơn thôi.

Món này có thể ăn kèm trong bữa cơm, trộn cùng salad, làm gỏi, hoặc thậm chí xay nhuyễn cùng các loại sốt salad để tăng hương vị sốt cũng rất độc đáo.

Và bạn có thể thoải mái sáng tạo và MUỐI CẢ CẦU VỒNG

Đây là một vài loại mình đã làm:

Cổ điển – củ cải, cà rốt ngâm chua ngọt Nước ngâm có tỏi, ớt, vài hạt tiêu đen

Phiên bản: bắp cải tím, vài lát cần tây và tỏi tây, vài tép tỏi, tiêu hạt

Gừng muối kiểu Nhật Bản, màu hồng với nước ép củ dền

Củ cải ngâm kiểu Hàn quốc màu vàng có chút nghệ, cũng rất thơm

Lọ cầu vồng thập cẩm các màu – đẹp nhỉ!

Phiên bản chỉ tuyền súp lơ. Súp lơ rất giòn và giữ được độ giòn khá lâu trong tủ lạnh. Nước ngâm có thêm 1 nhánh hoa hồi, vài hạt tiêu đen, tỏi và ớt

Dưa chuột bao tử mới thật là đẳng cấp. Thơm hệt mùi dưa chuột bao tử mình vẫn biết nhưng chưa bao giờ nghĩ mình tự làm được. Hóa ra làm còn ngon hơn mua sẵn. Lại không quá khó khăn gì.

Chúc các bạn thành công!

Uncategorized

Trao quà cho quỹ Blue Dragon – Một thành tựu từ Thử thách 21 ngày Bụng đẹp

Vậy là 120 triệu gây quỹ được từ Thử Thách 21 ngày Bụng đẹp đã được chuyển đến tổ chức Blue Dragon

Chiều hôm qua, Huyền, cô Holly và một vài bạn đại diện người chơi của Thử thách đã tới và được tìm hiểu nhiều hơn về Blue Dragon và những gì họ làm.

Từ việc nhìn thấy các hình ảnh, được nghe các câu chuyện về các hoàn cảnh rất xúc động và từ chính người kể là bạn nhân viên đã gắn bó làm việc cho Blue Dragon mười mấy năm, mình được hiểu rõ hơn về những điều tuyệt vời họ đã và đang làm được.

Mình thấy rằng việc bản thân chúng ta có một cơ thể toàn vẹn, một cuộc sống không đói ăn, có chỗ ấm, có gia đình và tình thương, là một điều quý báu. Và khi được sinh ra một cách đầy đủ hơn, một cách tự nhiên, chúng ta có thể cho đi và giúp đỡ.

Thật trân trọng những tổ chức và những người, đã giúp chúng ta, thay cho chúng ta, làm được những việc có nghĩa và giúp đỡ những người yếu thế đúng chỗ đúng lúc và đúng chuyên môn. Vì bản thân một cá nhân không tự làm được điều đó dù có muốn.

 

Kỉ niệm trao chứng nhận khoản gây quỹ tới Blue Dragon (sân thượng của họ có 1 vườn cây xanh do chính các em nhỏ chăm sóc mỗi ngày, không gian đơn giản nhưng nhiều sức sống)

lá thư biên nhận đã nhận khoản từ thiện của CEO Blue Dragon


(đây là câu chuyện đại diện của một nạn nhân nữ đang được chương trình hỗ trợ)

Trong triết lý yoga cũng luôn nhắc nhở những người thực hành, hãy giữ tinh thần thanh khiết, hướng đến những gì cao đẹp, tình yêu thương vô vụ lợi.

Nếu chúng ta chỉ tập trung vào những ham muốn của cá nhân và để nó kéo mình theo mãi, thì rất khó.
Bạn có đồng ý với mình không?

Uncategorized

21 Day Core Challenge – 21 Ngày Thử Thách Bụng Đẹp cùng Huyền

Tháng 6.2020, từ một ý tưởng xuất phát bất ngờ từ nhu cầu cá nhân – thích mông chắc đẹp tròn, mình đã host 1 thử thách cộng đồng cho phụ nữ để tập Mông trong 21 ngày.
Hàng trăm phụ nữ tham dự đã làm mình choáng ngợp về impact của những gì mình có thể tạo ra từ những idea đơn giản. Feedback, quá trình nỗ lực quyết tâm tập, tạo dựng thói quen, những cảm xúc phong phú lên xuống trồi sụt và ý chí vượt qua các lý do, các excuses của người tham gia, rồi đến ngày nhìn tiến trình và sự cải thiện thể lực của các chị em, không chỉ mông chắc gọn cao lên, mà eo cũng bé đi, đùi chắc khỏe…tất cả là một chuỗi ngày nhiều cảm xúc với cá nhân mình.

Thế rồi các chị em lại đòi thử thách tiếp.

Tháng 7.2020, tiếp tục với challenge, lần này là Thử thách Bụng đẹp. Cái hay nhất là mọi người được hiểu cơ trọng tâm khỏe là thứ họ cần, chứ không chỉ là bề ngoài của cái bụng.
Vẫn có sự đồng hành của người thầy, chuyên gia hàng đầu về movement education, HLV đẳng cấp quốc tế với hơn 25 năm trong lĩnh vực women fitness, cô Holly Coles – superwoman mình rất vui sướng khi có cơ hội đồng hành cùng.

Để sau khi kết thúc cả 2 challenge, không ai có thể phủ nhận, tính hiệu quả và sự tuyệt vời của những Thử thách này.

Hôm nay nhân dịp tổng kết Thử thách Bụng đẹp, cũng là ngày tổng hợp số tiền quỹ đã gây được cho tổ chức Blue Dragon, trong lúc ngồi mơn man vui sướng về kết quả, mình cảm thấy thật sự tự hào.

Chuỗi ngày qua mình đã chia sẻ khá nhiều trên fb cá nhân về các hoạt động cộng đồng này, những người tham gia đã hoạt động sôi nổi trong những group riêng hỗ trợ cho họ. Các report tổng kết của người tham gia thật sự gây xúc động. Nhưng mình không chia sẻ ra ngoài được. Giữ lại cho các chị em trong nhóm với nhau.

Tổng kết sơ bộ ở đây một số số liệu cơ bản thôi:
1. Tổng quỹ raised được: hơn 5000usd – trên 115 triệu (tất cả để gây quỹ cho tổ chức Blue Dragon)
2. 320 chị em phụ nữ đã được hướng dẫn tập luyện để xây dựng cơ trọng tâm một cách hiệu quả (không phải ai cũng biết chỉ ra cho bạn tập thế nào mới đúng, mới có kết quả)
3. Các chị em đến từ muôn phương tám hướng, các tỉnh thành đến xuyên quốc gia sang tận các châu lục khác (may quá vì challenge cứu rỗi đúng dịp lockdown).
4. Trung bình mỗi chị em giảm 2kg và 2cm vòng eo (có người tận 4cm), đấy là còn còn chưa kể những người kết hợp juice cleanse thanh lọc thải độc, vòng bụng giảm nhiều hơn nữa.
Hàng trăm chị em đã tạo thói quen tập luyện mỗi ngày – no excuse. Từ những người phụ nữ sau sinh, cơ thể sức khỏe sập sệ và gần như không bao giờ tập cái gì, từ không thể chống plank được hay nhấc nổi vai khỏi sàn, từ không hiểu cơ bụng là cái gì, cho đến hết đau lưng, bụng nhỏ đi, lên múi rãnh, hay đơn giản đã nhận ra ‘không ngờ mình làm được’. Ngồi xem tổng kết, hình ảnh và quá trình progress mỗi ngày của các chị em thực sự là niềm vui lớn của Huyền.

Thật sự cá nhân Huyền cảm thấy rất vui và hãnh diện, không chỉ ở số tiền quỹ đã raised được, hay kết quả của gần đấy chị em. Mà ở những bài học và ý nghĩa của chính những gì Huyền học được, tích góp được, quan sát và chiêm nghiệm được từ Thử thách lần này. Nó không phải thử thách hay hoạt động cộng đồng đầu tiên mình làm, mình tổ chức khá nhiều rồi, nhưng nó vẫn rất đặc biệt cho mình.

Mình đã rất vui khi có một chuyên gia đồng hành, một người bạn, người thầy, và cũng là người đồng quan điểm sống trong khía cạnh hoạt động và phục vụ cộng đồng. Đến giờ mình vẫn thấy may mắn, và cảm thấy may mắn cho chính các bạn tham dự nữa, khi có sự đồng hành của một chuyên gia hàng đầu về women fitness and health như cô Holly Coles.

Chắc chắn sẽ còn những dự án ý nghĩa khác phục vụ riêng cho phụ nữ và sức khỏe phụ nữ.

Hẹn gặp lại các chị em!

Đây là một số hình ảnh, phần nhiều ở trên fb cá nhân và album trong nhóm của Core Challenge.

  

#21dayCoreChallenge #WomenFitnessHealth #PhuNuSongKhoe #Fundraising #BlueDragon

Uncategorized

Những cái tuyệt vời nhất, là những cái không thể định nghĩa

Hôm trước mình có đặt câu hỏi cho một người bạn đã thiền lâu năm, và cũng là người truyền cảm hứng cho mình để thực hành thiền hàng ngày.

-Cậu định nghĩa Thiền là gì? Đây là một ý nghĩ xẹt qua trong đầu tớ lúc ngồi thiền (và tớ cảm giác nó thật khó nắm bắt)
-Ngay khi bạn định nghĩa (dán nhãn) thiền là gì thì bạn đánh mất cơ hội để nếm trải thiền

Ừ nhỉ.
Nhìn lại tất cả những gì tuyệt vời nhất, mình đều thấy điều này đúng.

Tình yêu
Cảm xúc
Sự thăng hoa
Yoga
Con người…

Khi bạn gọi tên và cố gắng định nghĩa, cách gì đi chăng nữa, chúng đều đúng, đều không đúng…và không bao giờ là trọn vẹn
Chỉ có cảm giác, trải nghiệm và trực giác bên trong bạn sẽ luôn biết, những thứ mà đôi khi suy luận và trí não của bạn không thể phân tích.

Đây là mình những ngày này. Thực ra là 2 ngày trước.
Khi mình bước lên thảm, để cơ thể và hơi thở tự dẫn dắt. Mình thấy sự tự do. Sự hài hòa. Sự thân thương.
Và vậy là đủ.

Trước đây mình chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có những kết nối như vậy. Hồi bé đến khi đi học vẫn luôn là một đứa trẻ tự ti, và luôn thấy mình thiếu, mình không thể, mình chưa đủ. Còn nhớ đứa bạn thân hồi cấp 2 từng đứng uốn éo một động tác trông rất đơn giản nhưng nó bảo chắc mình không làm được đâu, và mình ko làm được thật.
Thế mà tình cờ thế nào hình xăm đầu tiên mình đã tự chọn là một cô gái ballerina đang múa và đặt nó ngay trên cổ chân.

Trước đây mình cũng luôn tự hỏi Yoga là gì. Và giờ mình không còn hỏi nữa. Nó có thể là bất kì điều gì. Nó có thể là lối sống. Nó có thể là trải nghiệm. Nó có thể là cảm giác. Nó có thể là một sự thức tỉnh. Nó có thể là…mình. Và mình cũng có thể là mọi thứ. Anything.

Có thể chúng ta luôn tìm kiếm sự tự do.
Có thể chúng ta luôn tìm kiếm tình yêu thương, hay hạnh phúc.
Có thể chúng ta luôn tìm kiếm sự ghi nhận.
Nhưng biết đâu, nó luôn ở đó, trong chính mình.

Nếu bạn tìm đến yoga để chữa bệnh, để khỏe, để tốt đẹp lên. Bạn đúng.
Nhưng nếu bạn tìm đến yoga, chỉ để thực hành và tìm kiếm bản thân, chẳng mong cầu gì. Bạn cũng hoàn toàn đúng.
Hãy cứ đi. Bạn sẽ đến.

Clip tự quay tự làm tự nghịch chứ không có các em làm cho. Cảm giác như hồi sinh viên tự học photoshop làm ra được một cái leaflet tờ gấp 3 trang cho assignment và tự hào kiểu từ những cái rất nhỏ bé.

Nó có thể đẹp. Hay nó có thể kì cục.
Nó có thể là yoga. Hay nó chả là cái style gì.
Cũng chẳng sao.
Với mình vậy là đủ.

#LetItFlow #YogaFreeMovement

 
Juice Challenge

Review của Huyền sau 6 ngày thanh lọc với nước ép – 6 day juice cleanse review

Thực ra mình đã từng chia sẻ về juice cleanse khá nhiều. Tuy nhiên chỉ có 1 lần là từ 3 năm trước, mình chia sẻ rất kĩ trải nghiệm juice cleanse 7 ngày.
Từ đó thì mình thường xuyên thanh lọc với juice định kỳ theo quý mỗi năm hoặc cứ khi nào thấy cơ thể cần là mình thanh lọc cho nhẽ nhõm.

Hôm nay sẽ dành chút thời gian chia sẻ trải nghiệm của lần juice cleanse 6 ngày vừa thực hiện. Dĩ nhiên trải nghiệm lúc còn beginner nó khác khá nhiều so với bây giờ khi đã nhiều kinh nghiệm.

Sáng ra chỉ việc cầm chai lên và uống. Không phải lo làm gì.

Liệu trình và công thức 6 ngày juice cleanse thanh lọc

Mình không tự làm mà ‘đặt’ các bạn True Juice làm – của nhà trồng được, mình chỉ cần đăng ký là bộ phận sản xuất của True Juice sẽ phục vụ mình như với các khách hàng. Các công thức của True Juice được thiết kế bởi mình, dựa theo các liệu trình quốc tế trên thế giới và kinh nghiệm nhiều năm, có sự nghiên cứu kĩ từ cách kết hợp các nguyên liệu, tỉ lệ rau củ quả, dinh dưỡng đa dạng để đảm bảo quá trình thanh lọc diễn ra thân thiện và hiệu quả nhất cho mọi người. Vì nói thực ngày xưa cũng từng chăm chỉ tự ép lẻ tẻ trong bếp gia đình nhưng mỗi sáng mất gần 2 tiếng chỉ để chuẩn bị cho đủ 1 ngày thanh lọc, chưa kể công đi gom nguyên liệu hữu cơ cho đủ cũng lắt nhắt vô cùng. Tự cảm thấy may khi mình start một công ty phục vụ chính xác cái mình cần 🙂

Trải nghiệm chi tiết trong quá trình 6 ngày juice cleanse

Lịch uống:

Uống theo số chai đã đánh số, mọi thứ đều theo guidebook đã có.
Thi thoảng mình bận lung tung ngồi làm việc cũng nhãng đi giờ uống nhưng cũng chưa có chai nào bị cách giờ quá 3.5h. Nhìn chung lịch theo khá đều. Đã là juice cleanse tức là juice fasting, nhịn ăn, không ăn đồ ăn thô, không nhai, chỉ uống liquid là juice theo liệu trình, và uống thêm nước lọc ấm, các loại herbal tea tự pha từ gừng, nghệ, sả v.v. trong ngày (không uống trà lá hay cà phê hay các đồ uống khác, chỉ dùng đồ uống với rau củ quả thôi).

 Về vị juice:

Dĩ nhiên là dễ uống và ngon. Mình uống quá nhiều lần rồi. Mình có dặn sản xuất thêm shot gừng nghệ để uống thêm vào đầu giờ sáng, một số hôm thì thêm 1 chai cần tây cho hệ tiêu hóa được quét sạch hơn nữa. Mỗi lần uống cần tây xong thì luôn cảm nhận rõ ở bụng. Tiêu hóa sau đó rất nhanh.

Đây là một chai mình rất thích. Đố biết cái gì làm nên màu đen huyền thoại này?

 Cảm thấy thích nhất:

Cái thích nhất là cảm giác ‘nhẹ nhõm’. Đấy là cảm giác gần như 100% người thực hiện juice cleanse sẽ cảm thấy chung như vậy. Nhẹ nhất phần bụng – thứ mà bình thường luôn đầy và phải hoạt động liên tục, giờ nó nghỉ ngơi và trống không, nhẹ xẹp hẳn. Cả người luôn trong trạng thái nhẹ, bước đi cũng nhẹ nhõm, hít thở cũng sâu vô cùng (vì mình lại tập thở mỗi ngày nữa nên cảm nhận rõ lắm). Thứ 2 là cảm giác mình đang chăm sóc cho cơ thể của mình, nó là cảm giác ‘tự được yêu thương’. Một khoảng lặng luôn cần thiết, cho cả cơ thể và tâm trí.

Cái khó chịu nhất, thử thách nhất:

Lần này mình không có thấy thử thách nhiều lắm, nếu có thấy chúng bạn xung quanh ăn uống thì cũng thèm lắm. Thi thoảng lướt FB mà thấy nhiều món ngon, đặc biệt giai đoạn cách ly ở nhà các mẹ đua nhau làm đủ món ngon trên đời và kêu ầm lên tăng cân, thì đôi lúc cũng hơi xuyến xao và thèm đến ngày mình được làm món đó thỏa thích ahihi. Nhưng nhìn chung không có thấy gì cám dỗ quá.
Có một hôm thức khuya một chút, sáng ra ko dậy sớm được như mọi khi thì đầu nặng hơn, vậy thôi.

 Tập luyện:

Trong những ngày cleanse, mình chỉ tập nhẹ nhàng, chủ yếu thiên về Yin Yoga hoặc tập thở, thư giãn, kéo dãn. Chứ không tập power hay cardio gì. Với mình không có nhu cầu giảm cân. Mình chỉ muốn dành giai đoạn cleanse này để cơ thể restore, phục hồi và nạp lại pin.

Những động tác yoga hỗ trợ cơ thể thải độc – chắc sẽ làm 1 flow riêng chia sẻ sau với các bạn nhỉ

 Thở và thiền:

Chính vì mục đích để restore, và bởi khi cleanse, cảm giác connect với bên trong cơ thể nó rất rõ (vì kiểu như không có thức ăn chứa nhiều trong ổ bụng, dưới đó rất thông thoáng dọn đường cho hơi thở đi dễ hơn ý), đợt cleanse này cũng trùng với thử thách mình tự đặt ra cho bản thân là dành mỗi ngày 1 tiếng ngồi thiền. Có lẽ đây cũng là cái duyên, vì từ trước mình biết thiền rất nhiều lợi ích nhưng ko thực hành gì mấy, chỉ từ khi gặp một vài người thầy và người bạn đã khiến mình có động lực hơn nhiều để đặt ra việc thực hành đó sớm hơn chứ không mãi mãi ‘để sau’ nữa. Thực tế chỉ sau khoảng 1 tuần đều đặn mỗi ngày 1 tiếng mình đã bắt đầu thấy nó có tác động lên thời gian trong ngày của mình. Trùng với khi cleanse, mình cảm nhận hơi thở vô cùng khác so với trước kia. Chắc là sẽ tiếp tục tự thử thách cho bản thân thực hành nghiêm túc thiền như vậy 1 năm, thay vì đề ra 1 tháng cam kết như ban đầu 🙂 Túm lại là toàn bộ quãng thời gian cleanse là sự nhẹ nhõm thường trực trong người và cảm nhận hơi thở xuống sâu và tràn trong cơ thể rất rõ. Vì thế mình thực sự recommend các bạn khi cleanse dành thời gian hít thở sâu nhé.

Các triệu chứng khác thường hoặc khó chịu nếu có:

Về tiêu hóa
Những ngày sau khi sáng uống cần tây bụng lục bục rõ rệt và cảm giác muốn output rất nhanh. Cũng ko còn lạ vì mình biết cứ uống cần tây nó sẽ nhạy như vậy. Nhưng lại khá welcome cảm giác này.

Về da và sức tái tạo

Cùng là mình, cùng là một cách uống, thì khi mình juice cleanse 7 ngày cách đây 3 năm, nó sẽ khác so với cleanse 6 ngày của bây giờ. Trải nghiệm khác, và kết quả cũng khác. Mình nhận thấy rõ sức tái tạo và làm mới của tế bào nó sẽ chậm dần hơn cùng với tuổi. Trước đây cleanse xong da như kiểu lột mới, căng bóng mọng. Bây giờ cleanse xong nó có căng hơn, nhưng ví dụ lần này các vết mụn li ti nó chưa lặn hết, thời gian hồi phục của da đã chậm hơn. Để các bạn thấy, không một trải nghiệm cleanse của ai là giống nhau, thậm chí cùng một người đã khác rồi.

Viêm họng

Có một hôm mình uống juice khi còn hơi lạnh vào buổi sáng, hôm đó trời cũng nồm ẩm và hơi mưa. Thế là dính viêm họng. Sáng ra nuốt nước bọt đau. Cũng hơi hãi vì đợt này đang dịch cúm Corona. May cũng đang ở một mình (trông nhà giúp ông bà đang đi chơi xa) nên tự cách ly trong thời gian cleanse luôn. Thế là phải tương shot gừng nghệ (pha với nước sôi cho thành ấm ấm), uống mỗi sáng và trong ngày. Súc miệng và khò họng nước muối biển nữa. Cũng may không phải cúm hay ốm gì!

Nhiệt miệng

Sau khoảng 3,4 ngày cleanse gì đó thì miệng dính một vết nhiệt nhỏ. Tất cả các lần cleanse trước mình chưa bao giờ bị nhiệt.
Cân nặng: thật sự sorry vì mình không cân trước hay sau gì. vì rõ ràng mục đích của mình không phải giảm cân. Chỉ biết là bụng đợt trước ăn linh tinh nó căng như bụng cóc thì bây giờ không lo thừa mứa nữa, bụng nó xẹp lép, sáng ra xoa bụng mình phẳng không thể phẳng hơn ahihi

Về cơ bắp

Dĩ nhiên cleanse xong cơ thể bạn sẽ mất cân nặng một phần ở nước. Chỗ nước này sẽ bù lại khi mình quay lại ăn bình thường. Tuy nhiên nó mất cả mỡ, là cái cảm nhận được khá rõ ở bề ngoài, chưa kể chỗ mỡ nội tạng bên trong đối với những người có nhiều vấn đề bên trong hơn, kèm theo số chất dư thừa và các chất độc tích tụ đâu đó trong cơ thể cũng được đẩy ra bớt. Cơ bắp thì dĩ nhiên mềm đi trong khi cleanse. Mình không ngại điều này. Lưng mình vẫn còn một số chỗ bị co cơ và ách tắc dọc cơ cột sống nên nó cũng cần thả lỏng hơn. Và việc lấy lại cơ không phải khó. Cứ tập là nó lên ý mà.

Giấc ngủ

Những lần trước mỗi khi cleanse mình đi ngủ nghiêm túc đúng giờ lắm, cứ 10pm là lên chuồng. Nhưng đợt này mình không nghiêm túc như vậy. Có những hôm cũng thức khuya. Đợt này thì mình lại nghiêm túc ở khâu dậy sớm. Cứ khoảng 5.30 là dậy ngồi thiền. Mỗi đêm ngủ chỉ tầm 6-7 tiếng, có hôm 5. Nhưng mà tốt nhất là nên ngủ sớm vẫn thích hơn nhiều đấy các bạn đừng giống mình.

CHẾ ĐỘ SAU THANH LỌC JUICE CLEANSE

Nếu bạn đã thực hiện juice cleanse thì chắc chắn bạn cần nắm rõ việc ăn lại cần thận trọng và nghiêm túc thế nào. Nguyên tắc quan trọng là không ăn nhanh, ăn nhiều, nhai nhanh quá sớm, quá nhanh sau khi cleanse. Bạn cần nhai chậm, ăn chủ yếu đồ tươi rau củ quả ở dạng tươi nhất, ít chế biến nhất. Tốt nhất là không chất béo, không dầu mỡ, đặc biệt là kiêng đạm động vật, thịt và hải sản trong ít nhất 2-3 ngày sau cleanse (càng cleanse lâu và dài ngày thì thời gian ăn chuyển giao như vậy càng cần lâu). Trong liệu trình True Juice cung cấp thì có bao gồm quyển guidebook hướng dẫn kĩ nguyên tắc ăn trở lại sau cleanse, cũng như bên mình có gửi cho các bạn cần tham khảo thực đơn 3 ngày ăn nhẹ sau cleanse với đầy đủ công thức và gợi ý dễ thực hiện với các món ăn siêu đơn giản tiện cho chị em bận rộn.

Còn đây là những thứ mình ăn trong vòng 3 ngày sau khi vừa kết thúc 6 ngày juice cleanse, cơ bản nó như sau:

  • Sáng ngủ dậy vẫn 1 cốc 500ml nước ấm.
  • Sau khi tập yoga tầm 8h-8.30 thì 1 chai juice cần tây.
  • Tầm 10-11h 1 chai juice nữa.
  • Trưa ăn salad.
  • Chiều 1 chai juice nữa thay bữa xế.
  • Tối ăn 1 lát bánh mỳ phết bơ lạc và vài lát quả bơ, hoặc cháo yến mạch bí đỏ. Chay thôi.
  • Thích thì tối làm 1 ly trà gừng, hoặc 1 chai sữa hạt điều.

    Salad đơn giản với kale, quả bơ và xoài

Đợt này mình lại chăm làm bánh nên đều tự làm bánh mỳ nguyên cám để yên tâm kiểu gì cũng có cái ăn, không phải phụ thuộc nấu nướng gì, ăn kèm hoa quả có sẵn là đủ.

Nhai chậm và kĩ. Cái bữa đầu tiên khi nhai ăn trở lại là mình ăn cuộn rau củ quả chấm sốt bơ lạc, ăn 3 cái cuốn bé tí đã thấy bụng nặng rồi, nặng rõ luôn ý. Thế mà bạn nào cleanse xong đã tương thịt chắc hệ tiêu hóa nó phải chịu đựng ra phết.

Sau 3 ngày này thì các bạn ăn bình thường lại được rồi. Mình thì tranh thủ vẫn ăn nhẹ nhẹ, bữa nào ăn chay được thì chay, gần như rất ít thịt (cái tội mẹ chồng làm thịt kho tàu ngon quá món favourite từ tấm bé không bỏ đâu).

Có một cái mình nhận thấy khá rõ. Đó là việc juice cleanse ngay khi nó kết thúc sẽ đem đến cho bạn một cơ hội lựa chọn. Mặc dù giờ phút nào bạn cũng đang tự đưa ra lựa chọn ăn gì uống gì, nhưng hầu như bạn bỏ quên hay nhận thức về lựa chọn đó.

Nhưng sau khi cleanse, bạn được nhắc nhở về sự lựa chọn.

Bạn sẽ lựa chọn ăn y như cũ, những thứ đã khiến bạn tích tụ nhiều thứ không tốt cho cơ thể khiến bạn tìm đến juice cleanse, hay bạn sẽ tranh thủ tái khởi động lại cho những lựa chọn lành mạnh hơn, có lợi cho bản thân hơn, mà bạn biết nó tốt bấy lâu nhưng chưa có làm?

DISCLAIMER – THẬN TRỌNG

À mình sẽ khẳng định lại một vài ý quan trọng nhé:

– Cơ thể của bạn thì chỉ có bạn là người hiểu nhất
– Juice cleanse không phải dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn đang bầu, đang cho con bú, rối loạn huyết áp hay các bệnh lý mà chỉ bạn hiểu, bạn hãy tự cân nhắc.
– Juice cleanse mục đích cuối cùng không phải chỉ đề giảm cân, mặc dù nó có đem lại kết quả như vậy. Mục đích chính khi cleanse là để làm sạch, thanh lọc, và tái tạo lại trạng thái cân bằng cho cơ thể, thúc đẩy khả năng tự phục hồi của chính cơ thể thôi.
– Juice cleanse không phải cái gì mới mẻ hay trend. Các nước khác nhau, tôn giáo khác nhau, thời điểm khác nhau trong lịch sử, đều có các hình thức nhịn ăn thanh lọc với nhiều mục đích rồi. Juice cleanse là một trong các hình thức tiết thực và nhịn ăn, nhưng nó có bonus cho bạn rất nhiều vitamins khoáng chất và vi chất thực vật quan trọng hỗ trợ cơ thể thải độc tốt hơn nhiều so với chỉ nhịn ăn không. Cá nhân mình nhận thấy hầu hết người sống ở thành thị lối sống ăn uống mất cân đối và ăn thực phẩm xa rời tự nhiên, chế biến phụ gia hóa học nhiều, stress và độc tố ở mọi lĩnh vực, sinh hoạt kém lành mạnh ít vận động v.v… đều nên thực hiện juice cleanse. Cứ nhìn xuống cái bụng của bạn thì biết. Bụng càng to thì càng tích trữ đủ thứ ở đấy rồi.

Nếu các bạn muốn tự làm thì mình từng chia sẻ plan 7 ngày juice cleanse ở đây
Và mình cũng từng chia sẻ trải nghiệm sau liệu trình đó chi tiết ở đây 7 day juice cleanse report

Còn liệu trình juice cleanse lần này mình sử dụng của True Juice. Nếu bạn không có thời gian tự làm và muốn được phục vụ tận nơi với liệu trình chất lượng, hiệu quả, juice chất ngất, công nghệ và nguyên liệu hàng đầu, tư vấn đồng hành xuyên suốt, thì bạn có thể tham khảo các liệu trình juice cleanse của True Juice . Inbox fanpage hoặc gọi hotline 0971769875 luôn có các bạn tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp và vô cùng nhẹ nhàng.

Có hàng nghìn người True Juice đã phục vụ, bất kể nam nữ và lứa tuổi từ thanh niên trẻ trâu muốn giảm cân hết mụn, đến các cô bác lớn tuổi béo hoặc gặp các vấn đề sức khỏe, hay các anh giai nhậu nhẹt nhiều gan thận máu bệnh tùm lum. Mình khẳng định là juice cleanse mang đến nhiều lợi ích và thực sự đáng để thực hiện.

Thế còn bạn? Bạn đã bao giờ thanh lọc với nước ép chưa? Trải nghiệm của bạn thế nào? Comment ở dưới chia sẻ cùng mình nhé.

Nutrition

Hệ thống miễn dịch và cách tăng miễn dịch đúng

Hệ thống miễn dịch của cơ thể là gì? Tại sao cần quan tâm đến hệ miễn dịch?

Hệ thống miễn dịch rất phức tạp và rộng. Một bác sĩ chuyên về miễn dịch học tên là Heather Moday có nói “Hệ thống miễn dịch của chúng được làm từ rất nhiều các phần di chuyển khác nhau. Tăng miễn dịch, thực chất là cân bằng hệ miễn dịch.” Và bất kì thứ gì cốt lõi trở về với cân bằng, thì đều không có giải pháp nhanh, và không phải chỉ một giải pháp.

Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ các cơ quan, tế bào và hóa chất đặc biệt có nhiệm vụ chống nhiễm trùng (vi khuẩn). Các bộ phận chính của hệ thống miễn dịch là: bạch cầu, kháng thể, bổ thể (complement system-một nhóm protein huyết thanh, kết hợp cùng kháng thể có vai trò rất quan trọng trong việc loại trừ mầm bệnh), hệ bạch huyết, lá lách, tuyến ức và tủy xương. Đây là những phần của hệ thống miễn dịch tích cực chống lại nhiễm trùng.

Hệ thống miễn dịch lưu giữ mọi thông tin về các vi khuẩn mà nó đã từng đánh bại trong các loại tế bào bạch cầu (tế bào lympho B- và T) được gọi là tế bào ghi nhớ. Điều này cho phép cơ thể có thể nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng nếu nó quay lại xâm nhập cơ thể, trước khi nó có thể nhân lên khiến bạn bệnh.

Một số bệnh nhiễm trùng, như cúm và cảm lạnh thông thường, phải chiến đấu nhiều lần vì có rất nhiều loại virus hoặc chủng cùng loại virus có thể gây ra cúm và cảm. Bị cảm hoặc cúm từ một loại vi-rút không cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch với những loại khác.

Các phần chính của hệ thống miễn dịch là:

Tế bào bạch cầu (được tạo ra trong tủy xương, di chuyển qua máu và mô khắp cơ thể tìm kiếm những kẻ xâm lược như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm và kích hoạt tấn công miễn dịch – có rất nhiều hóa chất, tế bào, protein trong cơ thể tham gia vào các cuộc tấn công miễn dịch này).

Kháng thể (giúp cơ thể chống lại vi khuẩn hoặc chất độc mà chúng tạo ra bằng cách nhận ra các chất gọi là kháng nguyên -antigen- trên bề mặt vi khuẩn hoặc trong hóa chất mà chúng tạo ra, đánh dấu vi khuẩn hoặc độc tố là ngoại lai để phá hủy).

Bổ thể (các protein hỗ trợ cho công việc của kháng thể).

Hệ bạch huyết (mạng lưới các mạch nhỏ chạy khắp cơ thể có vai trò phản ứng với vi khuẩn, đối phó với các tế bào ung thư, các chất thải của tế bào nếu không xử lý sẽ dẫn đến bệnh hoặc rối loạn, hấp thụ một số chất béo trong chế độ ăn uống của chúng ta từ ruột).

Lá lách (cơ quan lọc máu giúp loại bỏ vi khuẩn và phá hủy các tế bào hồng cầu cũ hoặc hư hỏng. Nó cũng sản sinh các chiến binh chống lại bệnh tật của hệ thống miễn dịch như kháng thể và tế bào lympho).

Tủy xương (mô xốp trong xương, nơi tạo ra các tế bào hồng cầu để mang oxy đến toàn cơ thể, và các tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng và tiểu cầu để giúp đông máu)

Tuyến ức (lọc và theo dõi nội dung máu của bạn. Nó tạo ra các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho T).

Ngoài hệ thống miễn dịch kể trên, cơ thể có một số cách khác để tự vệ trước vi khuẩn, bao gồm:

Da – hàng rào chống thấm nước, tiết ra dầu có đặc tính diệt vi khuẩn

Phổi – chất nhầy trong phổi (đờm) bẫy các hạt lạ và lông ma) đẩy chất nhầy lên trên để có thể ho ra

Đường tiêu hóa – lớp niêm mạc chứa kháng thể và axit trong dạ dày có thể tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn

Phòng vệ khác – chất lỏng cơ thể như dầu trên da, nước bọt và nước mắt có chứa các enzyme chống vi khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Việc xả liên tục đường tiểu và đường ruột cũng giúp ích trong quá trình miễn dịch.

Làm thế nào bạn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn?

Ai cũng thích ý tưởng tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng thực tế nó khó nắm bắt vì nhiều lý do. Hệ thống miễn dịch chính xác là như vậy – một hệ thống, không phải là một thực thể duy nhất. Để hoạt động tốt, nó đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa. Vẫn còn nhiều điều mà các nhà nghiên cứu không biết về sự phức tạp và mối liên hệ của phản ứng miễn dịch. Mặc dù cho đến nay chưa có chứng minh khoa học cụ thể nào về mối liên hệ trực tiếp giữa lối sống và chức năng miễn dịch, không có nghĩa chúng ta chẳng cần có một lối sống hỗ trợ cho miễn dịch tốt. Các nhà nghiên cứu Khoa học đang tiếp tục khám phá những ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập thể dục, tuổi tác, căng thẳng tâm lý và các yếu tố khác lên phản ứng miễn dịch, cả ở động vật và ở người. Trong khi đó, việc của chúng ta vẫn nên xác định chiến lược sống lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh nói chung và có một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt theo đúng chức năng của nó, phải không?

vui vẻ lạc quan chắc chắn cũng là 1 cách ahihi

Và đây là một số các chiến lược sức khỏe được khuyến cáo để tăng cường hệ thống miễn dịch:

Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chính là theo đuổi một lối sống lành mạnh. Các yếu tố về lối sống quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ miễn dịch (hay một cơ thể khỏe mạnh) chính là: giấc ngủ chất lượng, tinh thần lạc quan vui vẻ (không stress) và dinh dưỡng đúng.

Vì vậy trong giai đoạn mùa cúm và dịch bệnh, ngoài việc thường xuyên rửa tay và ngủ đủ, dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng bạn cần thực hiện nếu muốn ‘cân bằng’ , và cả tăng sức mạnh, cho hệ miễn dịch.

1. Uống đủ nước: giúp phổi đủ độ ẩm và làm sạch các màng nhầy tốt hơn. 

2. Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ. (Uống nước ép là một cách tuyệt vời. Cái blog này chính là một nơi giúp bạn yêu juice hơn. Nhiều rau củ quả hơn nữa hơn nữa nhé)

3. Tập thể dục thường xuyên.

4. Ngủ đủ giấc và chất lượng – thử tập yoga nhẹ nhàng, thiền và đọc sách nhiều hơn trước khi ngủ, hay bất kỳ hình thức nào giúp bạn có giấc ngủ chất lượng (hạn chế các thiết bị điện tử nhiều hơn nữa)

5. Dành thời gian để gọi điện tới những người thân và người quan trọng trong cuộc sống của bạn – đây là lúc chúng ta cần hỗ trợ và kết nối với nhau nhiều hơn (nếu không gặp trực tiếp thì qua điện thoại và online)

6. Chăm chút cho các sở thích và đam mê – hãy thử các môn có tính nghệ thuật, đọc sách, vẽ tranh, tô màu, nấu ăn, nghe nhạc… bất kì điều gì khiến bạn thư thái

7. Tập trung vào hơi thở và ít nhất dành 5-10 phút tập thở mỗi ngày – riêng việc thở sâu thôi sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm giúp kiểm soát sự lo lắng và căng thẳng. Nếu bạn chưa từng thở sâu bao giờ, hãy thử phương pháp thở sâu đơn giản này

Trong các nguyên tắc trên, dinh dưỡng có mối liên hệ rất gần gũi với hệ thống miễn dịch:

Đội quân hệ thống miễn dịch diễu hành đông đảo tại hệ tiêu hóa của chúng ta. Chiến binh hệ miễn dịch khỏe mạnh cần được nuôi dưỡng thường xuyên. Các nhà khoa học từ lâu đã nhận ra rằng những người sống trong nghèo đói và suy dinh dưỡng dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Và gần đây họ phát hiện ra một nguyên nhân nữa trong suy giảm miễn dịch – đến từ ‘thiếu hụt vi dinh dưỡng’ (micronutrient malnutrition – thiếu một số vitamin thiết yếu và khoáng chất vi lượng thu được từ chế độ ăn uống). Một nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác nhau – ví dụ, sự thiếu hụt kẽm, selen, sắt, đồng, axit folic và vitamin A, B6, C và E – làm thay đổi phản ứng miễn dịch ở động vật.

Hơn nữa, hầu hết các vitamins và khoáng chất vi lượng cơ thể người cần lấy được từ thực phẩm, chủ yếu qua chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, phong phú từ các thực phẩm tự nhiên: rau xanh, củ, quả, các loại hạt, ngũ cốc, thịt, cá, trứng…

Điểm mấu chốt là gì?

Khi nói đến sức khỏe nói chung hay một hệ miễn dịch tốt, về lâu về dài, tất cả nằm ở lối sống khỏe mạnh. Thực hiện các gợi ý trên sẽ giúp bạn duy trì một hệ thống miễn dịch cân bằng, khỏe mạnh, từ đó chuẩn bị cho cơ thể bạn tốt hơn khi phải tiếp xúc với các mầm bệnh từ bên ngoài.

Chúc các bạn có được hệ miễn dịch cân bằng và khỏe khoắn để chống chọi lại các bệnh dịch nhé!

Uncategorized

Ý nghĩa của Thất Bại và những Nỗi Đau

Thông thường cuối năm mọi người hay ngồi list lại những thành quả hoặc highlights họ đã làm được những việc gì trong năm, các mốc lớn họ đạt được.
Thường người ta hay nhìn vào những thứ GAIN được trong năm.
Thế còn những thất bại thì sao?

Một câu để mô tả khi nhìn nhận lại quá trình phản chiếu bản thân của mình trong cả năm vừa rồi, đó chính là: WHAT A F* YEAR!

Và mình muốn kể với bạn về những thất bại của mình.

– Năm 2019 của mình là một năm mình ít làm được các việc nhất:
một năm chỉ publish vỏn vẹn 5 bài post trên blog
một năm chẳng có một hoạt động Jyogi outdoor nào, chẳng có một Meetup offline nào cho nhóm Juicing Yoga Lovers, chẳng có những bài chia sẻ chất lượng và đẹp đẽ nào đáng kể
một năm lập một kênh youtube nhưng chỉ làm được vài video clip rồi dừng, vài thứ dựng lên rồi lại quẳng xó
một năm ít được nhận nhiều câu chuyện và cảm ơn từ mọi người nhất, thiếu connection nhất
một năm có bao nhiêu thứ nói ra nhưng không finish: dự án video JuicePeople bỏ dở, workshop dự định tổ chức nhưng không, sản phẩm cuối năm định triển khai nhưng dẹp…
một năm không hoàn thành mục tiêu Chứng chỉ chuyên gia trị liệu tự nhiên với nước ép
một năm chẳng có lấy một giải chạy nào tham gia và tổng cả năm hình như chạy dưới 30km.
một năm mà bản thân True Juice cũng có nhiều bài học và thất bại, nhiều kế hoạch và con số không đạt kì vọng…

– Năm 2019, lần đầu tiên ở tuổi 33 đánh dấu mức TỆ nhất cho sức khỏe:
Mở màn ngay đầu tháng 1 năm ngoái là một trận ốm dài hơn 1 tuần, người bần thần như chưa bao giờ khỏe mạnh (mà lúc trước tưởng mình khỏe lắm cơ). Ngay 31 giao thừa trước Tết là một trận lên mề đay xù khắp người, lần đầu tiên thấy mình bị mề đay nổi hàng tảng chạy lên cả mặt và ngứa từ lỗ tai ngứa ra, gãi xước xát hết người, chỉ muốn chết quách cho đỡ phải chịu cái cảm giác tởm tởm khó chịu kinh dị đó, may mà nửa đêm xin được thuốc của cô bạn làm về da liễu đã cứu rỗi đêm hôm đó. Sau đó là mấy tháng trời mề đay/dị ứng nổi lên định kỳ, dai dẳng mãi đến gần hết năm vẫn có thêm 1 đợt, lúc nhiều lúc ít thôi nhưng nó ko chịu bỏ mình. Rồi thử nghiệm đủ mọi cách để thải độc. Có lần nhịn ăn uống dầu dừa xong tụt huyết áp suýt ngất suýt tèo nằm như một xác chết ở hành lang nhà, người đầm đìa mồ hôi ướt nhẹp ko nói nổi, may có người cứu kịp. Sau đấy vẫn tiếp tục thử nhiều cách kì quái nữa cơ.

Một nửa cuối năm dành cho stress và cái lưng bị co cơ. Ban đầu chỉ co cơ bả vai trái, sau nó lan dọc cột sống, rồi cuối cùng là một số đốt sống bị kéo lệch. Đến bây giờ vẫn đang điều trị cái đốt sống C2 ở cổ bị lệch nhiều và một số đốt bên dưới cũng hơi lệch. Mới hiểu cảm giác của những người hay kêu ‘đau cổ vai gáy’ ‘đau lưng’ là như nào, mới hiểu cảm giác sáng ra lưng ê ẩm và tay cũng tê tê là như nào.

Một năm mà có những lúc tự nhìn vào gương thấy mình không có chút sức sống, sáng ra chỉ đủ sức ngồi dậy dựa tường và thở, tinh thần tụt xuống đít cũng ko nâng lên nổi. Hơi thở nông như một người già.

Dĩ nhiên những lúc trông tởm nhất thì chỉ bản thân tự biết chứ ngu gì show ra, nên FB cả năm chỉ viết loăng quoăng mấy cái nhạt nhẽo thôi, chả buồn chia sẻ gì. Có chăng là một số sự kiện quan trọng hay lên báo chí gì đó mới khoe hehe.

Một năm ít uống juice nhất, ít tập yoga nhất, dậy muộn thường xuyên nhất, ít bận tâm mình ăn gì nhất, và cũng chẳng làm một món gì hay nấu gì cho mình nhất, ít gặp gỡ bạn bè nhất…

Nhưng sao nhỉ?
Cái kì cục nhưng ý nghĩa với mình nhất,khi nhìn nhận lại một năm đã qua, lại chính là việc: chính những THẤT BẠI và NỖI ĐAU lại là thứ mình trân trọng thực sự.

Ngay sau những trận ốm tồi tệ, ngay sau cái lần xém ngất bê bết ở góc nhà đó, mình lại bất ngờ nhận thấy mình khá hơn, có tinh thần hơn, có năng lượng hơn, và nhận biết mọi thứ xung quanh rõ hơn.

Ngay khi những tháng stress nhất, cái lưng đau nhất, lần đầu tiên mình cảm nhận cái lưng – một phần của cơ thể mình – rõ đến thế. Để cảm nhận từng bó cơ nó đang bị co rút và đau như thế nào khi nó gửi tín hiệu mỗi khi căng thẳng và suy nghĩ. Để thấy hơi thở của mình không chỉ ở phía trước ngực và bụng, mà còn cảm nhận được cả phần sau lưng nở ra thu vào với mỗi nhịp thở, đều đặn mỗi giây, cũng như hiểu khi cô giáo hướng dẫn rằng chúng ta là một sinh vật sống trong không gian 3 chiều chứ không phải 2, hãy cảm nhận mình trong không gian xung quanh đó.

Ngay những khi thấy yếu nhất, mình tìm được cảm giác ‘thương’ cho chính bản thân mình nhiều thế. Thương, trong cảm giác ‘thân thương’ chứ không phải thương hại. Tình thương thật sự tự dành cho bản thân mình, giống như mình sẽ nâng niu và thương một ai đó nếu mình chứng kiến họ đau vậy.

Và sau 1 năm của nhiều sự thất bại tự nhận định, của mơ hồ và chơi vơi, của nhiều thứ dang dở và của nhiều nỗi đau đó, mình lại thấy rõ ràng mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình đến thế!

Thực ra để ngồi kể lại những gạch đầu dòng tóm tắt này là lúc mình cũng đã giải tỏa được khá nhiều và đã trải qua giai đoạn tụt dốc đó rồi. Và mình đang sẵn sàng cho một chương mới của cuộc sống. Tiếp tục với những dự định, mong muốn và những thứ muốn làm cho cuộc đời, với tất cả lòng biết ơn…

Một cuộc đời sẽ có những năm thăng hoa, và sẽ có những năm cảm giác như xuống đáy. Có những lúc nó là một cái mốc đủ to và rõ để mình nhìn và cảm nhận ra nhiều điều. Không cứ phải là thành công mới cho mình bài học. Thực ra những thứ thất bại mới có khả năng thức tỉnh. Với mình thì là vậy (mà đấy là mình chưa trải nghiệm nhiều thất bại hay nỗi đau gì so với bao người khác).

Đừng buồn nếu bạn có một, hoặc nhiều năm, thất bại, hay mọi chuyện không như mong muốn. Đừng buồn nếu như bạn bị Đau. Đừng buồn nếu bạn vẫn đang chơi vơi…Hãy biết ơn những giây phút đó. Nó là cần thiết.

Và hãy nhớ rằng, nguồn sức mạnh trong chính bạn sẽ luôn thắp sáng cho bạn đi tiếp. Chỉ là bạn có muốn hay không thôi.

Chúc bạn kết nối được với nguồn sức mạnh đó khi bạn cần nhất.

Thân thương,
Hà Nội, tháng 1 năm 2020

Uncategorized

Sự sống và dinh dưỡng – Chúng ta được tạo nên bởi cái gì?

Cái gì làm nên thực thể ‘sống’?

Có những người tin rằng không phải chỉ thực vật, động vật, con người hay các sinh vật, mới có sự sống. Cả những vật tưởng là vô tri như đất, nước, ngôi nhà, con đường…cũng có linh hồn.
Điều này đã khiến mình băn khoăn từ hồi còn bé khi người lớn hay bảo: con đừng vứt đồ chơi thế không nó đau đấy!

Đến bây giờ lớn lắm rồi (^^), đặc biệt khi nhìn những người thân ra đi, hay những giây phút cầm trên tay con chim đang hấp hối, hay tức tối miết thật sạch hàng kiến đang marching khắp phòng…hay cả những ngày thấy trong người hụt hơi loạng quạng mệt, thi thoảng mình lại thắc mắc: cái gì làm nên sự sống?

Cái gì làm nên … mình?

Lúc nào vui thì sẽ tự nói: sự thông minh, tình yêu thương, cảm xúc, và rất nhiều cơm ngon.
Còn lúc nào chán câu trả lời là: bull shit.

Gần đây khi có thời gian (thực ra là phải dành thời gian) để học về dinh dưỡng nhiều hơn, trong một khóa học mình đang theo đuổi, mình phải học Sinh học – bộ môn khoa học về sự sống. Cái mà hồi học phổ thông mài đít ở trường cũng mới biết xíu xíu nhưng thực ra chả hiểu gì về bản chất. Trong đó mình được đọc và ngẫm lại những kiến thức basics nhất. Tất cả mọi thứ, cái gì, cuối cùng, ra sao, thì cũng phải quay về những yếu tố cơ bản nhất. Và mọi điều kỳ diệu đều được tạo nên từ những thứ nhỏ nhất siêu cơ bản của vũ trụ.

Một sinh vật sống luôn mang các đặc điểm và khả năng mà thực thể vật chất khác không có. Đó chính là khả năng điều khiển năng lượng và tương tác/tác động tới môi trường xung quanh chúng.

Có 5 đặc điểm làm nên sinh vật ‘sống’ (SVS):

  • SVS có cấu trúc độc nhất (unique structural organisation)
    Tức là không SVS nào giống hệt nhau, trong hàng tỉ tỉ SVS trên mặt đất, được tạo nên với nền tảng là tế bào – đơn vị nền tảng và có cấu trúc độc đáo, các phân tử DNA và proteins duy nhất không giống bất kỳ cá thể sống khác.
  • SVS có các quá trình trao đổi chất (metabolic processes)
    Trao đổi chất là toàn bộ các phản ứng hóa học giữa các phân tử của tế bào, nhằm cho tế bào lớn lên, tái sản xuất và sửa chữa. Khả năng trao đổi chất giữ cho các tế bào ‘sống’ được. Toàn bộ các SVS đều sử dụng dinh dưỡng (thức ăn cho tế bào), thông qua 3 hoạt động chính: nạp dinh dưỡng (phần nhiều SVS nạp dinh dưỡng bằng cách ăn các sinh vật khác), process dinh dưỡng (quá trình xử lý dinh dưỡng diễn ra ngay khi dinh dưỡng ở trong tế bào, nơi các phản ứng hóa học tinh vi cho phép tế bào sản xuất các phần mới, sửa chữa, tái sản xuất và cung cấp năng lượng cho các hoatjd odojng sống ) và loại trừ chất thải (bởi vì không phải vật liệu dinh dưỡng nào đi vào SVS cũng có giá trị, một số thậm chí còn có hại).
  • SVS có các quá trình phát triển (generative processes).
    Toàn bộ các hoạt động giúp tăng kích cỡ của sinh vật (cho phép SVS ‘thêm’ các cấu trúc, sửa chữa các phần của nó, tăng số lượng tế bào), hoặc tăng số lượng sinh vật trong nhóm của nó (bởi vì SVS nào rồi cũng chết, chúng cần phải sinh sản). Và quá trình này chỉ xảy ra được khi có các quá trình trao đổi chất như trên – hấp thu và xử lý dinh dưỡng. .
  • SVS có các quá trình phản ứng (responsive processes).
    Cho phép sinh vật phản ứng với các thay đổi trong môi trường xung quanh chúng theo một cách có ý nghĩa: khả năng nhận biết các thay đổi trong môi trường và nhanh chóng phản ứng lại (nhắm mắt khi bị lóa sáng, giật mình khi có tiếng động lớn, cây cối mọc lá theo hướng nắng mặt trời…); khả năng thích nghi với các thay đổi trong môi trường (một cách từ từ, như cây cối nở rộ mùa xuân, rụng lá mùa đông, mắt con người quen dần với bóng tối…); khả năng tiến hóa (thay đổi về cấu trúc gen của nhiều sinh vật sống cùng loài).
  • SVS có quá trình kiểm soát (control processes)
    Khả năng cho phép SVS đảm bảo các hoạt động trao đổi chất diễn ra theo trình tự và tốc độ hợp lý. Ví dụ như phân tử enzymes cho phép kiểm soát tốc độ và lượng các phản ứng hóa học diễn ra trong SVS, hay quá trình điều chỉnh các hoạt động nội tại để tự duy trì một trạng thái cân bằng (như tim đập nhanh hơn để tăng bơm máu để tăng oxy đến phổi khi cơ thể hoạt động cơ nhiều lên).

Dài nhỉ, nhưng mà ngẫm đi ngẫm lại chắc mình chỉ nhớ được những ý chính sau:
– Chúng ta đều được tạo nên bởi các tế bào, mang các tính chất và cấu trúc đặc trưng, các phân tử DNA tạo nên cấu trúc gen độc nhất vô nhị. Chúng ta là UNIQUE in every way.
– Chúng ta tồn tại được tức là đã và luôn trong vận động và những quá trình tác động đến môi trường, tương tác và phát triển, sinh sôi, repair và thay thế những gì ko phù hợp, trong chính bản thân mình. Chúng ta LUÔN THAY ĐỔI và LUÔN THÍCH NGHI in every process.
– Bản thân mỗi tế bào tạo nên chúng ta cũng đều có khả năng kiểm soát và tự cân đối.

Quả là một sự kỳ diệu khi chỉ từ những phân tử nhỏ bé không nhìn thấy nổi đã tự nhân lên, sinh sôi và lớn mạnh thành những em bé, và rồi thành những người trưởng thành (thường xuyên thắc mắc và rầu rĩ) của thế giới hiện đại như chúng ta haha.

Trở lại câu hỏi: cái gì làm nên… mình?

Có thể là tỉ tỉ các tế bào, các phân tử…luôn đang trong quá trình vận động tái tạo, thu nạp thải sản sinh và cân đối năng lượng….
Cũng có thể là sự thông minh, tình yêu thương, cảm xúc, rất nhiều cơm ngon.
Hay cũng có thể là bull shit.
Tùy cách mình lựa chọn hoặc nhìn nhận. Nhỉ?

Thế bạn được làm nên từ…cái gì?

TẠI SAO NÊN ĂN SỐNG? – WHY RAW FOOD

Common Questions/ Juicing Basics

Nước ép để được bao lâu?

Nước ép mình để qua đêm được ko?
Mình ép xong mang đi làm cả ngày được ko?
Mình ép một lần cho vài ngày được ko?

Để trả lời ngắn gọn cho việc nước ép để được bao lâu thì câu trả lời thỏ thẻ của mình là: không có con số cụ thể!

Lý do vì sao? Vì chất lượng nước ép và thời gian bảo quản của juice phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Như mọi người cũng biết, dĩ nhiên uống juice xong thì tốt nhất là uống luôn và ngay lập tức càng sớm càng tốt – cũng y như việc bạn ăn cơm vừa nấu xong thì nó ngon và tốt hơn là để lâu dần. Ép xong uống liền là lý tưởng nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng sống trong thế giới lý tưởng! Vì vậy việc ép và bảo quản uống trong ngày hoặc sau đó 1,2 ngày là một lựa chọn. Chỉ cần khi chúng ta hiểu các yếu tố ảnh hưởng thời hạn sử dụng của juice để tự cân nhắc và căn chỉnh cho phù hợp điều kiện thời gian và sinh hoạt của mình và gia đình.

Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ về khía cạnh hạn sử dụng của juice và các cách tối ưu thời gian bảo quản juice khi chúng ta cần

VÔ VÀN YẾU TỐ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG JUICE:

1. Chất lượng nguyên liệu:

Rau củ lúc đưa vào ép có ở dạng tươi nhất không, mới không, vì bản thân rau củ từ trên cây/cành/đất, khi ngắt, hái thu hoạch đến tay chúng ta là bao lâu, đến khi nó được mang về nhà, cho vào tủ lạnh, đến khi lôi ra ép và dùng là bao lâu, thời gian thực vật cách ly với nguồn sống của nó càng lâu thì nó cũng đã giảm dần độ tươi và dinh dưỡng. Nếu bạn sử dụng sản phẩm đã có dấu hiệu nát, cũ, rau héo hoặc rau củ đã cắt sẵn chúng sẽ bắt đầu  oxy hóa và  làm giảm đáng kể thời hạn sử dụng. Nói thế cũng ko phải để quá chặt chẽ căn đo tính toán nhưng là để chúng ta nhận thức được rằng – chất lượng nguyên liệu khi ép sẽ quyết định chất lượng juice chúng ta uống đến 80%, 20% còn lại là thao tác, máy móc vv)

2. Loại nguyên liệu:

Mỗi loại rau, củ, quả sẽ có độ dài bảo quản khác nhau do tính chất của chúng hơi khác nhau. Thông thường các loại juice với rau xanh sẽ dễ xuống màu và vị hơn, nhưng có những loại như gừng hoặc chanh sẽ giúp vị và màu của chúng kéo dài thời gian xuống màu/mùi. Thông thường các loại nguyên liệu có tính acid hơn (mức pH thấp) sẽ lâu hỏng hơn các loại có tính kiềm (mức pH cao). Vì vậy các bạn có thể thêm chanh để giúp juice giữ được lâu hơn.
Các bạn có thể tham khảo mức độ pH của thực phẩm trong link sau: http://www.pickyourown.org/ph_of_foods.htm

3. Chất lượng máy ép:

Máy ép càng tốt, công nghệ càng tốt thì khả năng lấy dinh dưỡng càng cao và làm mất vitamin các chất trong quá trình ép càng ít)

4. Vệ sinh an toàn:

Đó là cách bạn rửa, cọ, thao tác,cắt gọt, thực phẩm chạm vào tay, chạm vào các bề mặt, môi trường mà nguyên liệu đó tiếp xúc, đến độ sạch của máy móc (máy ép của bạn có cáu bẩn ko bạn check kĩ nhé), đến độ sạch của chai lọ đồ đựng … Càng sạch thì càng giảm rủi ro nhiễm khuẩn.

5. Nhiệt độ:

tiêu chí hàng đầu của juice là phải luôn giữ lạnh dưới 2oC (hoặc chí ít dưới 5oC). Nhiệt độ càng cao, thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cao, hoặc juice bị di chuyển ra vào chênh lệch nóng lạnh thay đổi nhiệt độ nhiều thì càng làm tuổi thọ giảm.

6. Ánh sáng:

Càng ở chỗ gần ánh nắng mặt trời thì tuổi thọ juice càng thấp theo thời gian.
Và vân vân các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới juice thành phẩm và quá trình bảo quản.

Từ việc hiểu các tác nhân có thể ảnh hưởng tới chất lượng juice và việc bảo quản, mình rút ra

CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH KHI MUỐN BẢO QUẢN JUICE TỐT NHƯ SAU:

1. Luôn dùng nguyên liệu tốt nhất, tươi ngon nhất

Nếu dùng nguyên liệu vét tủ lạnh thì nhớ là càng bớt tươi thì càng không nên ép ra để lâu thêm nữa
2. Luôn giữ lạnh

Giữ lạnh các nguyên liệu rau quả từ lúc ép, ép xong mà không uống luôn thì phải đóng chai kín giữ lạnh luôn (dưới 5oC). Nếu cần di chuyển thì luôn nhớ tìm cách bảo quản lạnh juice khi di chuyển và mang theo mình.
Đây cũng là lý do với True Juice tụi mình cũng luôn nhập rau củ quả chất lượng và rau củ hái mới hàng ngày, ép tươi và đóng lạnh, giữ lạnh toàn bộ quy trình từ lúc ép đến khi vận chuyển cũng trong thùng lạnh chuyên dụng, đến tay người uống là chai juice vẫn lạnh. Các bạn có thể đọc thêm về các dịch vụ và quy trình sản xuất của True Juice tại website riêng: https://truejuice.vn/
Juice nếu được giữ lạnh tốt sẽ giữ được màu sắc, hương vị và có khả năng kéo dài thời hạn sử dụng hơn.

NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG KHI BẢO QUẢN JUICE:

Luôn uống ngay khi có thể. Ép cái là uống liền (tức là không phải lo bảo quản)
Tuy nhiên không phải ai cũng sống trong thế giới lý tưởng! Vì vậy việc ép và bảo quản uống trong ngày hoặc sau đó 1,2 ngày là một lựa chọn. Chỉ cần khi chúng ta hiểu các yếu tố ảnh hưởng thời hạn sử dụng của juice để tự cân nhắc và căn chỉnh cho phù hợp điều kiện thời gian và sinh hoạt của mình và gia đình.

THẾ NÀO LÀ JUICE HẾT HẠN SỬ DỤNG

Thực ra khi xét về khía cạnh juice thế nào là không uống được thì hơi khó có ranh giới. Bởi vì khi đánh giá mức độ uống được của juice ,  mình thấy cần xét đến 2 mức độ : Phẩm chất của juice (những thứ mình không cảm nhận đánh giá được, các yếu tố vi lượng, chất dinh dưỡng v.v) & các yếu tố Cảm Quan (nhìn, mùi, vị, texture…- những cái cảm nhận được sơ bộ).
Khi mình nói đến juice hỏng tức là nói đến việc juice xuống màu và vị ở mức độ mà ngửi mùi đã cảm thấy không uống được, nhớt, vón thay đổi rõ về texture. Còn từ lúc juice mới làm ra đến khi nó hỏng là nó chuyển từ trạng thái tươi nhất đến xuống dần về vị (bớt ngon), về màu (sắc độ), về mùi (bớt dậy mùi thơm rõ ràng của các lớp nguyên liệu), còn về khía cạnh các chất dinh dưỡng trong đó thì mỗi chất sẽ có tỉ lệ giảm dần theo thời gian khác nhau, cái này mình không có chuyên môn để đi sâu vì chỉ có máy mới đo được nhưng không phải chất nào khoa học cũng gọi tên và tách bạch để đo lường nắm bắt được.

Có một thực tế mình đã thử nghiệm: juice mình ép tươi và đóng chai giữ ngăn lạnh luôn và liên tục đến 5 ngày thì quan sát juice hơi xuống màu và vị, cảm nhận được nó bớt tươi và kém dinh dưỡng đi (cảm nhận bằng cảm quan nhé) – nhưng vẫn uống được – vì bụng không sao. Và có cô bạn mình nước ép để quên trong tủ lạnh 1 tuần sau chồng không biết vẫn uống – cũng không thấy đi ngoài hay vấn đề gì 🙂

Thực tế là FDA Hoa Kỳ đưa ra quy tắc các loại juice untreated (tươi sống không qua xử lý) có thể giữ lạnh trong 7 ngày. Các hãng nước ép lạnh tại Mỹ và Châu Âu thông thường để hạn sử dụng cho juice của họ (ép lạnh và raw, không tính juice đã qua xử lý) từ 3-5 ngày, một số nơi để 7 ngày tối đa. Nhưng thông thường sẽ là – thưởng thức tốt nhất trong vòng 3 ngày (best enjoyed by). 3 ngày là mức phổ thông để giữ juice vẫn còn giữ vị/màu sắc/chất lượng tốt, tuy nhiên đến 7 ngày vẫn trong ngưỡng an toàn.

Đối với độ pH, FDA đã chỉ ra mức độ các vi khuẩn mầm bệnh (pathogen) có thể bị tiêu diệt là <= 3,5 pH (có tính axit) hoặc >=11,5pH (có tính kiềm). Nhưng thông thường các loại juice đều nằm trong khu vực nguy hiểm ở giữa là 3,6 – 11,4 pH. Nên nếu có mất công dùng giấy quỳ để đo độ pH của juice cũng chỉ để chơi chơi cho biết chứ không thay đổi được gì, mà thực chất với juice chúng ta nên dùng trực quan để đánh giá trước tiên bởi vì việc làm sao quyết định được juice đó đã hỏng thật sự (kiểu ko thể uống sẽ đau bụng) hay là có dấu hiệu không nên uống (vì có thể nhiễm khuẩn hay thay đổi cấu tạo dinh dưỡng) mà phải đem đi xét nghiệm thì căng quá 😀

OK, VẬY TÓM LẠI THỜI HẠN SỬ DỤNG CỦA JUICE LÀ BAO LÂU?

Thực hiện theo tất cả các nguyên tắc Huyền đã liệt kê trên, các bạn thông thường có thể làm juice và bảo quản trong vòng 3-5 ngày (điều kiện dưới 5oC và với máy ép chậm, nếu máy ép ly tâm thì theo mình chỉ nên trong vòng 8h).

Tuy nhiên thời gian bảo quản này có thể thấp đến 0 ngày hoặc thậm chí 30 phút, nếu bất kỳ nguyên tắc nào ở trên không được đáp ứng hay có các yếu tố khác làm juice ‘xấu’ đi.

Và dĩ nhiên luôn ưu tiên uống sớm nhất có thể khi vừa ép xong và hạn chế tối đa juice ở nhiệt độ thường.

Ngoài ra có một lưu ý: sau khi juice giữ lạnh và bảo quản uống sau thì các bạn chú ý khi uống nên đợi juice nguội bớt – không nên uống juice khi lạnh quá. Có thể ngâm cả chai juice trong nước nguội thì 5-10p là juice bớt lạnh rồi, hoặc đợi ở nhiệt độ thường khoảng 20p.
Hi vọng các thắc mắc của mọi người về vấn đề bảo quản phần nào đã được giải tỏa.  Bài viết về bảo quản juice mình cũng từng chia sẻ trên sách Chào Juice và bài Cách bảo quản juice tốt nhất.

Chúc mọi người enjoy juicing nhé!