Bạn có đủ dũng cảm để chia sẻ điều đó với mình hì hì?
Bạn có đủ dũng cảm để chia sẻ điều đó với mình hì hì?
Bạn không phải một khúc gỗ hay tảng đá.
Bạn là một sinh vật rất đặc biệt và luôn sống động.
Cả vũ trụ này có nhịp điệu tự nhiên của nó. Tất cả các sinh vật sống đều có nhịp điệu.
Bạn cũng vậy.
Nếu nhịp điệu của bạn đồng điệu với nhịp của tự nhiên và môi trường xung quanh, bạn sống khỏe khoắn, vui vẻ ít bệnh tật và vấn đề.
Nếu nhịp điệu của bạn trái với nhịp tự nhiên và môi trường bạn sống, bạn mất cân bằng và các vấn đề khác nhau sẽ đến.
Một trong những điều quan trọng nhất một người theo đuổi sức khỏe cần làm, đó là thiết lập Routine tốt hàng ngày. Trong khoa học của Ayurveda cổ xưa về sự sống, routine hàng ngày – thói quen sinh hoạt, được gọi là dinacharya, là một phần trọng tâm.
Chính là giờ nào bạn làm việc gì, việc gì làm sau việc gì và nhìn chung các hoạt động chính trong ngày sẽ rơi vào giờ nhất định, thay vì mỗi ngày lại lộn xộn không đoán trước được.
Việc lặp đi lặp lại hàng ngày các chuỗi hoạt động gì vào giờ nào như vậy, chính là thứ tạo nên NHỊP ĐIỆU SINH HỌC cho cơ thể của bạn.
Chắc chắn bạn sẽ dao động ít nhiều, nhưng nó dễ dàng trở về vị trí cân bằng ổn định của nó.
Nhưng nếu dao động mạnh quá lâu, việc quay trở lại trạng thái cân bằng sẽ khó khăn hơn.
Những lời khuyên từ cổ xưa đến giờ vẫn vậy:
– Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ mỗi ngày (nên tương thích cùng nhịp điệu của mặt trời)
– Ăn các bữa cố định giờ mỗi ngày (bữa cuối nên nhẹ và tốt nhất cách giờ ngủ 4h, lý tưởng là ăn không muộn hơn 1-2h sau khi mặt trời lặn)
– Tập luyện vận động mỗi ngày (vận động năng động hơn vào ban ngày và dịu nhẹ vào tối)
Huyền cũng từng chia sẻ về morning routine – thói quen buổi sáng, một trong những thói quen quan trọng nhất với mình. Các bạn tham gia thử thách Buổi sáng diệu kì 21 ngày cùng Huyền cũng đã nhận thấy các lợi ích vô cùng lớn. Bạn có thể đọc thêm tại đây.
Với những bạn gặp khó khăn về giấc ngủ, liệu bạn đã có một bed time routine – thói quen trước giờ ngủ chưa?
Chia sẻ cùng mình nhé!
THỞ SÂU CÒN LÂU MỚI BỆNH
Thở là một hoạt động rất thú vị!
Chúng ta thở khi mình không nghĩ gì và thường quên mất hơi thở đang diễn ra, sự sống đang diễn ra.
Bạn biết không, thở là một hoạt động vừa mang tính chủ động vừa mang tính thụ động của cơ thể.
Thật may mắn, nếu để cho con người chịu trách nhiệm với hơi thở của họ thì chắc chúng ta không sống được lâu, do chúng ta sẽ làm náo loạn nó mất.
Chính vì điều đó, toàn bộ các hoạt động sống còn và quan trọng nhất của cỗ máy cơ thể đều diễn ra Tự Động.
Kể cả khi chúng ta không suy nghĩ hơi thở vẫn diễn ra, nhưng ngược lại chúng ta hoàn toàn có thể chủ động để thay đổi và điều khiển hơi thở.
Bạn không thể chủ động ý thức để bảo tim đập nhanh hơn. Nhưng bạn có thể chủ động để làm ngắn hay dài hơi thở.
Trong bài viết này Huyền sẽ giới thiệu về Kĩ thuật Thở bụng (còn gọi là Thở Cơ Hoành)
Nếu như các bài tập thở đều vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một sức khỏe toàn diện, khỏe cả cơ thể và khỏe cả ở tinh thần, thì bài tập đầu tiên và cơ bản nhất bạn cần nắm bắt chính là Thở Bụng này.
Đây là phương pháp hít thở căn bản nhất trong tất cả các phương pháp thở, đặc biệt trong các phương pháp hít thở của Yoga. Nó gần như là tiền đề, là bước ‘chuẩn bị’ đầu tiên khi quay về với tập luyện hơi thở.
Nếu bạn mới bắt đầu quan tâm đến Hít thở, hãy bắt đầu tập luyện với Thở Bụng.
Thở bụng không xa lạ, mà nó là cách hết sức tự nhiên của con người. Nó là bản năng thở có sẵn của bạn và không đòi hỏi phải nỗ lực gì. Bạn có thể nhìn trẻ em và quan sát các em bé khi hít thở chúng không cần phải nỗ lực hay cố gắng, bụng chúng phập phồng theo hơi thở.
Chúng ta sinh ra đã có cơ chế thở bụng. Nhưng vì một vài lí do, chúng ta quên mất điều đó và đánh mất hơi thở tự nhiên của mình, đây là 2 lý do chính Huyền nghĩ là nguyên nhân:
– Lối sống gấp gáp và căng thẳng khiến sự tập trung dồn hết lên khu vực đầu, dần quên mất liên kết với các phần bụng và phía dưới cơ thể.
– Niềm tin và đòi hỏi về ngoại hình từ xã hội cho một cái Bụng Eo thon nhỏ, mặc đồ bó, khiến chúng ta hình thành thói quen hóp bụng, dần dần bụng không còn được tự nhiên thư giãn
Khi đã quen với việc chỉ hít thở tới ngực và thở nông, khi tập thở bụng trở lại rất nhiều người thấy nó sai sai và ngược.
– Việc sử dụng và tập luyện quay trở về với hơi thở bụng sẽ giúp chúng ta kết nối được với vùng trung tâm của cơ thể, kết nối được với cơ thể và tâm trí của mình, tăng ý thức về cơ thể và tâm trí.
– Hơi thở bụng cũng giúp chúng ta điều hòa được tâm trí giúp chúng ta cân bằng hơn tĩnh tại hơn, bình yên hơn
– Giúp tăng ôxy và dưỡng chất đến khắp các tế bào, tăng lưu lượng dưỡng chất vận chuyển truyền khắp cơ thể giúp cho toàn bộ cơ thể và các tế bào được nuôi dưỡng tốt hơn
– Giúp ngăn chặn được stress, giảm căng thẳng, cân bằng hệ thần kinh, giúp tâm trí thư giãn từ đó cơ thể được thư giãn điều này
– Giúp cảm giác đầy đủ và bớt ham muốn hơn (do được nạp năng lượng tốt sau khi thở).
Bạn hoàn toàn có thể tập thở bụng mọi lúc mọi nơi không cần phải lưu ý hay thận trọng gì. Cũng đừng lo lắng thở bụng sẽ làm bụng bạn to ra, điều đó là không đúng, kể cả bạn có hóp bụng thì bụng bạn đâu có nhỏ đi và cơ thể bạn lại thêm phần căng thẳng. Siết cơ vùng bụng khác với hóp bụng, chủ đề này Huyền sẽ phải chi tiết ở bài khác.
Tất cả mọi đối tượng, không phân biệt già trẻ lớn bé nam nữ, có bầu hay cho con bú, đi lại được hay nằm một chỗ…đều cần thở bụng. Đặc biệt cần thiết với những đối tượng không nạp được năng lượng qua đường ăn uống bằng lý do nào đó, thì tập thở sẽ giúp nạp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng.
Mời bạn xem video hướng dẫn cho kĩ thuật tập Thở Bụng ở 2 tư thế: Nằm và Ngồi.
Nếu bạn yêu thích các video của Huyền, hãy subscribe kênh để nhận thông báo video mới ra hàng tháng.
Yêu thương,
Trong cách nhìn của Ayurveda (cái này các triết lý của Trung Hoa hay phương Đông cũng chung ý): mọi vật tồn tại đều được cấu tạo từ 5 thành tố: Đất, Nước, Lửa, Khí, Không Gian. Mọi thứ hiện diện nhìn thấy được đều có tỉ lệ nhất định của cả 5 thành tố này.
Con người chúng ta cũng vậy.
Và khi các thành tố cấu tạo nên mình bị mất tỉ lệ cân bằng tự nhiên, thì ắt sẽ có bệnh tật ít hay nhiều, nặng hay nhẹ.
Hôm nay mình nói về ĐẤT bởi yếu tố này đang cần được chú trọng khi đời sống hiện đại khiến nhiều người căng thẳng, tâm lý xáo trộn, các bệnh về tâm trí, tinh thần tăng cao.
Có một số lý do con người hiện đại đang bị giảm thành tố Đất:
– Sống cùng bê tông, nhựa, kính, sống trong hộp kín
– Sống lơ lửng cách xa mặt đất (chung cư và các tòa nhà văn phòng cao tầng)
– Chân luôn có lớp vỏ bao bên ngoài (giầy, tất, dép 24/7)
– Sống trong không gian thiếu cây xanh cỏ hoa lá
Và điều này đang tạo ra một xu hướng mất cân bằng trong sức khỏe của nhiều người sống trong thành phố, vì thế bài viết này có thể sẽ giúp bạn bởi rất nhiều bệnh có thể được hỗ trợ bởi thay đổi nhỏ về thành tố Đất này. Do chủ đề này rất rộng nên mình chỉ viết một góc nhìn chung về Tiếp đất dưới quan điểm của Ayurveda. Các kiến thức tại đây mình được học qua giáo viên của mình cùng những thông tin mình tự tổng hợp và quan sát trong đời sống.
Nào hãy cũng thử tìm hiểu về ĐẤT ở trong bạn nhé.
ĐẤT, là thành tố nặng và đặc nhất trong 5 thành tố.
Đặc tính của Đất là: rắn, đặc, thô, nặng, cứng, không di chuyển được dễ dàng, ổn định và khó thay đổi.
Thành tố này tạo nên cấu trúc của mọi vật.
Trong cơ thể người, Đất tạo nên cấu trúc, hình hài các bộ phận, có nhiều ở xương, tóc, da, thịt, cấu trúc các cơ quan.
Giống như nước và bùn tạo thành bê tông để giữ các viên gạch lại với nhau cho một bức tường hay công trình, nước và đất là 2 thành tố tạo nên tế bào, mô và cấu trúc của cơ thể kết nối chúng với nhau và do đó chịu trách nhiệm cho sự rắn chắc và ổn định của cơ thể.
Khi yếu tố đất được cân bằng trong một người, người đó có tính ổn định, vững chãi và an toàn trong cuộc sống bất kể hoàn cảnh nào. Họ có thể cảm thấy bình yên với tất cả những gì từ cuộc sống – lúc nó lên hay xuống, biên độ của tất cả cảm xúc, các mâu thuẫn trong tư tưởng không tác động được quá mạnh. Bạn sẽ cảm thấy có năng lượng, an toàn và dễ bình tĩnh bên cạnh một người có thành tố Đất cân bằng.
Quá nhiều Đất: xu hướng trì trệ, kém hứng thú với bất kì điều gì, khó thay đổi, khó tiếp nhận thứ mới, khó tiếp nhận các ý kiến và tư tưởng, quá tĩnh, ít vận động, không thích thích nghi với thứ mới hay thay đổi khi cần, không thích rủi ro, co cụm trong vùng an toàn, cứng nhắc, chậm chạp, thù dai nhớ lâu. Đặc điểm vật lý: dư cân
Quá ít Đất: xu hướng mất ổn định, thường xuyên thay đổi, cảm thấy không an toàn, không được hỗ trợ, dễ lo lắng, gặp khó khăn trong việc gắn bó với một điều gì, khó khăn trong giữ công việc, thay đổi liên tục sở thích hoặc các mối quan hệ không bền vững. Đặc điểm vật lý: nhẹ cân, gầy, tóc rụng nhiều, móng tay mỏng yếu.
(ở đây mình chỉ liệt kê các tính chất tiêu cực và thể tâm lý)
Nếu bạn cảm thấy mình có các biểu hiện của sự mất cân bằng trên, đến mức độ rất rõ rệt (như thường xuyên xúc động, dễ bị kích động, ám ảnh bởi những điều trong tâm trí, không tìm được trạng thái cân bằng, cảm giác căng thẳng lo lắng liên tục, bất kì các bệnh về khứu giác và mũi nào…), rất có thể đây là lúc bạn cần những thay đổi rõ ràng hơn trong lối sống và ổn định lại thành tố Đất của bạn.
Bài này mình không nói về dinh dưỡng hay các liệu pháp khác, mà tập trung vào việc Tiếp Đất.
TIẾP ĐẤT – NỐI ĐẤT ĐỂ KHỎE HƠN
Bạn hãy tiếp đất nhiều hơn khi có thể. Thông qua các gợi ý sau:
Ngoài ra, có một phương pháp Tiếp Đất mạnh mẽ và dễ thực hiện hơn cả: chính là Thiền. Nhưng bài này xin khép tại đây.
Hãy thử trải nghiệm và thực hành tiếp đất nhiều hơn để cân bằng thành tố đất trong bạn.
Chúc bạn tìm về được sự ổn định, vững chãi và bình yên trong cuộc sống!
“Vội vã những khám phá,Hối hả những chắp ghép,Bồi hồi những vụn vỡ,
Ôm ấp những niềm đau.”
Bạn chẳng phải làm gì cả,Bạn chẳng phải gắng để làm ai, làm cái gì, đạt được cái gì cả,Bản thân việc bạn được sinh ra và sống trên cuộc đời này, bạn đã là một điều kì diệu rồi.Bản thân việc bạn tồn tại thôi, đã mang lại điều tuyệt vời và ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời một ai đó!
Tình yêu thương luôn ở trong bạn.Bạn chính là tình yêu thương!