Browsing Category

Ingredients Insights

Cần tây/ Happy Juicing/ Ingredients Insights

Celery juice có thật sự tốt?

Kể cả khi bạn chưa từng uống một hụm đồ uống nào màu xanh rau bao giờ, rất có khả năng bạn đã nghe đâu đó về nước ép Cần Tây.

Vậy thực sự nó có tốt như lời đồn? Với kinh nghiệm của một juicer lâu năm, đâu đó cũng là chuyên gia trong nước ép, mình thử phân tích với góc nhìn khách quan (một tí) về cái trend và đồ uống này cho những bạn chưa thử bao giờ.
 

10 lợi ích của nước ép cần tây

  • Phục hồi hệ vi sinh đường ruột và cải thiện đường tiêu hóa: bằng cách phục hồi axit hydrochloric giúp chúng ta tiêu hóa mọi thứ nhanh hơn và hiệu quả hơn; giúp tăng axit dạ dày để phân hủy và hấp thụ thức ăn tốt hơn và còn có khả năng phục hồi chất nhầy của dạ dày cần thiết trong niêm mạc dạ dày để chữa lành và ngăn ngừa loét và trào ngược axit.
  • Giảm cholesterol. Cần tây có chứa một hợp chất gọi là 3-n-butylphthalide (BuPh) đã được ghi nhận là có tác dụng hạ lipid máu, làm giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu.
  • Chống viêm tự nhiên. Polyacetylene trong cần tây làm giảm đau khớp mãn tính, bệnh gút và viêm khớp dạng thấp.
  • Làm giảm huyết áp. Cải thiện lưu lượng canxi và kali trong tế bào và cho phép các mạch máu mở rộng và co bóp dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ và làm sạch gan. Giảm chất béo tích tụ trong gan và giúp gan sản xuất các enzyme giúp loại bỏ chất béo và độc tố.
  • Cải thiện tiêu hóa, tăng lưu thông thành ruột, quét sạch đường ruột. Vì vậy rất tốt cho táo bón, đầy hơi, như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ nhàng, tự nhiên và cũng có tác dụng lợi tiểu.
  • Chống nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất được tìm thấy trong cần tây có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch một cách tự nhiên. Nước ép cần tây làm giảm axit uric và kích thích sản xuất nước tiểu, đặc biệt hữu ích trong việc chống lại nhiễm trùng vi khuẩn trong đường tiêu hóa và cơ quan sinh sản, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay rối loạn bàng quang và thận.
  • Chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các hợp chất chống ung thư. Apigenin có trong cần tây được chứng minh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra cần tây cũng chứa các hợp chất giúp giảm độc tố và làm chậm sự phát triển của các tế bào bị đột biến.
  • Có tính kiềm. Thật ra cần tây là một trong những thực phẩm có tính kiềm nhất mà bạn có thể sử dụng! Mà các nghiên cứu thì đều chỉ ra chế độ ăn kiềm (trong lối sống hiện đại bây giờ) giúp kéo dài cuộc sống và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
  • Nước ép cần tây rất nhiều dinh dưỡng. Cần tây chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu như folate, kali, vitamin B6, vitamin K và vitamin C. Chất luteolin trong cần tây bảo vệ da từ bên trong và ngăn ngừa tổn thương do tia cực tím.

Và những yếu tố quan trọng khác

Có một số lí do mình đoán tại sao cần tây lại tạo nên một trào lưu mạnh mẽ như vậy, dĩ nhiên bên cạnh việc nó thực sự tốt (mình cũng đã kiểm chứng), thì có một số yếu tố giúp nó lan rộng:
  • Nó đơn giản (bản thân cần tây cũng là một loại green juice, nước ép từ rau củ thì có rất nhiều nguyên liệu khác nhau, cơ bản cứ là rau thì đã mang tính kiềm, nhiều chất chống oxy hóa, nhiều khoáng chất, nhiều hợp chất chống ung thư, thanh lọc máu, làm sạch gan v.v. như tác dụng của cần tây rồi, tuy nhiên bản thân cần tây là một trong những loại rau mạnh mẽ, đầy đủ và độc đáo khi đứng một mình). Đơn giản là kiếm một bó cần tây, rửa sạch rồi nhét vào máy ép mỗi sáng uống 1 cốc 500ml. Cái công thức nó quá đơn giản và cách thực hiện cũng quá đơn giản, làm giảm bớt rất nhiều cản trở trong đầu của nhiều người.
  • Nó dễ thực hiện và nó có thể đứng một mình khi ép. Chỉ cần 1 bó cần tây và 1 cái máy ép. Và vì bản thân cần tây mang lượng nước cao nên ép một mình nó cũng đủ uống. Chứ như một số loại rau có đậm đặc dinh dưỡng gấp nhiều lần chăng nữa thì càng ‘mạnh’ nó lại càng ít nước và khó uống nếu ép nguyên chất. Cứ thử ép 1 bông súp lơ xanh xem có bạn nào dám uống một mình chỗ nước đó không.
  • Nó có tác dụng tức thì với 2 vấn đề mọi người quan tâm nhất: da và tiêu hóa. Và đây cũng là điểm mạnh của cần tây vì hầu hết các bạn uống cần tây đều phản ánh về 2 hiệu ứng này của cần tây.

Trải nghiệm của Huyền với nước ép cần tây

Bản thân mình cũng vậy. Là người uống nhiều các thể loại nước ép rau, củ, quả, herbs đủ loại trong vài năm, kể cả đã ko lạ với cần tây vì vẫn ép cùng các loại green juice khác. Tuy nhiên khi thử uống cần tây thử thách 2 tuần theo đúng protocol: 500ml cần tây nguyên chất mỗi sáng trước ăn sáng trong 14 ngày. Thì bản thân mình cũng nhận thấy các hiệu ứng của nó:
  • Da nổi mụn li ti mất một tuần rồi mụn nó lặn (mà mình RẤT HIẾM KHI bị mụn) sau đó thì căng hơn.
  • Tiêu hóa vô cùng nuột nà và thoáng đãng hehe (mà một đường ruột khỏe thì cả người thấy khỏe hơn) kiểu nó extra sạch sẽ cho ruột và cả đại tràng ý
  • Mức năng lượng nhìn chung từ sáng đến giữa ngày cao hơn mọi khi một chút
  • Đầu óc dễ tập trung hơn (vì nó nhẹ hơn)
Đấy là mình là dân uống juice quanh năm. Còn những bạn không bao giờ biết đến raw juice thì sẽ thấy rất nhiều hiệu ứng khác nhau, và thời gian để cơ thể bạn cảm nhận được tác động của nó, đi theo một tiến trình dài bao lâu tới khi nó phát huy hết tác dụng thì sẽ rất khác mình và mỗi người sẽ có một trải nghiệm riêng. Nhìn chung thì người càng nhiều độc tố và các vấn đề thì quãng thời gian ‘làm quen’ chuyển giao ban đầu của cơ thể sẽ dài (đây là giai đoạn cơ thể đi qua bước biểu hiện các triệu chứng thải độc ban đầu, mà hầu hết nó sẽ là triệu chứng ‘tệ hơn’. Sau giai đoạn chuyển giao đó mới tới ngày ‘đẹp đẽ’. Lúc đó bạn mới cảm nhận được cái lợi ích của cần tây. Vì thế có những bạn sẽ phải kiên trì 1 đến vài tháng, dài bao lâu thì tùy ở bạn.
Ingredients Insights/ Juicing for health

TOP 10 THỰC PHẨM GIÀU CHẤT CHỐNG OXY HÓA NHẤT

Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại cả chất chống oxy hoá và các gốc tự do.

Chất chống oxy hóa (antioxidants) thì thường là tốt – đem lại lợi ích cho cơ thể.

Các gốc tự do (free radicals) thì thường là xấu – đem lại nhiều nguy cơ bệnh tật, lão hóa, hỏng hóc…

Và dĩ nhiên chúng ta luôn muốn tăng cái đầu, giảm cái sau.

Một số chất chống oxy hoá được tạo ra từ cơ thể, một số phải được tổng hợp từ chế độ ăn uống qua thực phẩm – đặc biệt các thực phẩm nhiều tính chống oxy hóa, chống viêm.

Khi các chất chống oxy hoá trong cơ thể thấp hơn các gốc tự do – do dinh dưỡng kém, tiếp xúc với nhiều độc tố, các chất độc hại, hoặc các yếu tố khác – quá trình oxy hóa gây tàn phá cơ thể nhanh hơn. Hậu quả là gì? Tế bào lão hóa, tế bào bị tổn thương hoặc bị đột biến, mô phân hủy, kích hoạt các gen gây hại trong DNA và hệ thống miễn dịch quá tải.

Phong cách sống của phương Tây hiện này – và cũng không chừa xu hướng chung đó ở Việt Nam – với các thực phẩm chế biến, tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, uống thuốc bừa bãi, khí hậu ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất hoặc chất gây ô nhiễm môi trường – dường như là nền tảng cho sự phát triển của các gốc tự do. Bởi vì nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với tỷ lệ căng thẳng oxy hoá cao như vậy từ khi còn trẻ, chúng ta cần sức mạnh chống oxy hoá nhiều hơn bao giờ hết, có nghĩa là chúng ta cần ăn thực phẩm giàu tính chống oxy hoá.

Chất chống oxy hoá là gì?

Mặc dù có nhiều cách để mô tả chất chống oxy hoá trong cơ thể, một định nghĩa về chất chống oxy hoá là bất kỳ chất nào ức chế quá trình oxy hóa, hoặc loại bỏ các chất oxy hoá gây hại tiềm tàng cho cơ thể. Các chất chống oxy hoá bao gồm hàng chục các chất có trong thực phẩm bạn có thể đã từng nghe, chẳng hạn như carotenoid, beta carotene, lycopene và vitamin C.

Tại sao chúng ta cần chất chống oxy hoá?

Các chất chống oxy hoá, như thực phẩm chống oxy hoá, thảo mộc, gia vị và trà, làm giảm tác dụng của các gốc tự do –  kẻ thù đóng vai trò chính trong việc hình thành bệnh tật. Các vấn đề sức khoẻ hàng đầu mà chúng ta phải đối mặt ngày nay – bao gồm các bệnh như bệnh tim, ung thư và sa sút trí tuệ – liên quan đến mức độ oxy hoá và viêm nhiễm.

Nói một cách đơn giản, quá trình oxy hóa là một phản ứng hóa học có thể tạo ra các gốc tự do, dẫn đến các phản ứng dây chuyền hóa học khác phá hoại tế bào. Vì vậy khi chế độ ăn uống của bạn nhiều chất chống oxy hóa, tức là sẽ trợ giúp cơ thể chống lại những tổn thương do những thứ độc hại từ chế độ ăn uống kém, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc tân dược, tiếp xúc với hóa chất, các yếu tố từ môi trường làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Trong quá trình chống lại các tổn thương gốc tự do, các chất chống oxy hoá bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong khi ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính hoặc ung thư.

Ngày nay, mức độ chất chống oxy hoá trong bất kỳ chất hoặc thực phẩm nào được đánh giá bằng điểm ORAC –  Oxygen Radical Absorption Capacity (khả năng hấp thụ gốc oxy). ORAC đo khả năng hấp thụ và loại bỏ các gốc tự do của các thực vật (rau củ hoa quả). Các phép đo này được phát triển bởi Học viện Lão hóa Quốc gia của Hoa Kỳ cho đơn vị 100 gram mỗi loại thực phẩm hoặc thảo mộc. Dĩ nhiên không thể có thước đo nào hoàn hảo, điểm số này dùng để tham khảo chung cho tính chống oxy hóa của các thực vật.

Lại một lần nữa, hầu hết các loại trái cây, rau và thảo mộc đều ít nhiều có chất chống oxy hoá, bao gồm các dạng như vitamin E, lutein, vitamin C, beta-carotene, flavonoids và lycopene. Cũng không có nhà nước nào khuyến cáo chính thức lượng chất chống oxy hoá hoặc thực phẩm chống oxy hoá cần có mỗi ngày, nhìn chung chúng ta ăn nhiều thực phẩm ở dạng thức gần tự nhiên (real food) thì sẽ tốt hơn.  Và một trong cách cách để tiêu thụ nhiều thực vật – rau củ quả – ngoài ăn trực tiếp, chính là juice.

Bạn đã sẵn sàng sử dụng các thực phẩm có tính chống oxy hóa hàng đầu chưa?

Top 10 thực phẩm chống oxy hoá cao nhất

Chất chống oxy hoá có thể dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn hơn bạn nghĩ. Dựa trên điểm ORAC do Superfoodly cung cấp (dựa trên nghiên cứu từ nhiều nguồn https://www.superfoodly.com/orac-values/), dưới đây là một số thực phẩm chống oxy hoá hàng đầu theo cân nặng:

Kỷ tử – Goji berries                                             : 4.310 điểm ORAC

Quả việt quất hoang dã – Wild Blueberries  : 9,621 điểm ORAC

Sôcôla đen – Dark chocolate                             : 20.816 điểm ORAC

Hạt hồ đào – Pecan                                              : 17.940 điểm ORAC

Atisô luộc – Artichoke (boiled)                        : 9,416 điểm ORAC

Dâu rượu vang – Elderberries                          : 14,697 điểm ORAC

Đậu thận – Kidney Bean                                     : 8,606 điểm ORAC

Nam việt quất – Cranberries                             : 9.090 điểm ORAC

Quả mâm xôi – Blackberries                             : 5,905 điểm ORAC

Rau mùi – Cilantro                                               : 5,141 điểm ORAC

Điểm ORAC trên được dựa trên trọng lượng. Tức là có rất nhiều các thực phẩm khác cũng chống oxy hóa cao nhưng tỉ lệ của nó dựa theo trọng lượng chưa bằng danh sách trên. Dĩ nhiên tự nhiên rất công bằng, hầu hết các thực phẩm giàu dinh dưỡng thì thường không ăn được nhiều. Các thực phẩm chống oxy hóa cao khác không được liệt kê ở trên, đều là nguồn cung cấp rất tốt và có lợi ích cao, bao gồm các loại thực phẩm phổ biến như cà chua, cà rốt, hạt bí đỏ, khoai lang, lựu, dâu tây, cải xoăn, bông cải xanh, nho, bí, cá hồi.

Chúng ta cũng thấy nhìn chung các loại berries (quả họ nhà dâu) đều nằm trong top. Nên ví dụ có những loại trong danh sách này có thể tìm lựa chọn thay thế tương đương với nguồn hoa quả của Việt Nam – như quả dâu tằm (mulberry) chẳng hạn, có điểm ORAC là 6130, còn hơn cả mâm xôi.

Top 10 Herbs (thảo mộc) chống oxy hoá

Đinh hương: 314,446 điểm ORAC

Quế: 267,537 điểm ORAC

Oregano: 159.277 điểm ORAC

Củ nghệ: 102.700 điểm ORAC

Cacao: 80,933 điểm ORAC

Hạt tiêu: 76.800 điểm ORAC

Parsley (khô) – Ngò tây: 74.349 điểm ORAC

Basil: 67.553 điểm ORAC

Gừng: 28.811 điểm ORAC

Húng tây: 27,426 điểm ORAC

Các loại thảo mộc giàu chất chống oxy hoá khác bao gồm tỏi, ớt cayenne và trà xanh. Có thể thấy điểm ORAC của các loại Herbs thậm chí còn cao gấp nhiều lần danh sách thực phẩm phía trên. Nhưng dĩ nhiên không ai ăn được nhiều các loại herbs cả. Chỉ một phần nhỏ mỗi lần dùng đã là quá đủ.

Hãy cố gắng tiêu thụ từ 2 đến 3 khẩu phần của các loại thảo mộc này hoặc trà thảo dược hàng ngày.Đó cũng là lý do Huyền luôn thích cho một chút herbs vào juice, vừa cho mùi vị khác lạ, thú vị, vừa tăng phần dinh dưỡng cho juice. Nhưng dĩ nhiên chỉ cần một phần nhỏ là đủ.

Các công thức juice giàu chất chống oxy hóa luôn có nhiều trên www.juicylife.vn. Mời các bạn thưởng thức.

Chúc các bạn luôn trẻ, đẹp, khỏe mạnh và yêu đờiiiii!

 

Dịch và tham khảo từ: www.draxe.com

Ingredients Insights

Apple – Trái táo trong juicing

“One Apple A day, the Doctor away”

Apple (Táo) thuộc họ nhà lê, tùy thuộc sự đa dạng mà phần thịt của quả có thể giòn hoặc hơi xốp. Chúng khác nhau về vị ngọt, hương vị và độ chua. Thường có 3 loại: vỏ vàng, vỏ đỏ hoặc vỏ xanh.

Thành phần dinh dưỡng

Táo được biết đến là loại quả rất giàu pectin (1 dạng chất xơ hòa tan được trong nước, trong y học hay dùng để chế thuốc uống/tiêm để cầm máu trước và sau phẫu thuật) và chất xơ. Cung cấp các loại: Vitamin A, C, Kali, Sắt, Phốt pho.

Lưu ý: Hầu hết các chất dinh dưỡng của táo có ở phần vỏ hoặc ngay dưới phần vỏ táo. Chứa dinh dưỡng thực vật như ellagic acid, malic acid, chlorogenic acid, and quercetin. Tác dụng các hợp chất này là chất chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.

Lợi ích cho sức khỏe

Không bỗng dưng phương Tây hay có câu “One Apple A day, the Doctor away” (Một quả táo mỗi ngày không cần gặp bác sỹ).  Táo có nhiều tác dụng có thể kể đến như:

  • Giảm hen suyễn: giúp ít thở khò khe, hen suyễn (vì chứa vitamin C cao và chống oxy hóa); khi nào bị viêm họng hay có đờm nhiều uống nước táo rất tốt.
  • Chống táo bón: uống nước ép táo + carrot là phương thức rất hữu hiệu để giảm bớt táo bón.
  • Chăm sóc răng: ăn 1 quả tảo giúp làm sạch răng và duy trì nướu răng khỏe, giảm tỷ lệ sâu răng
  • Hỗ trợ tiểu đường: táo xanh đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường
  • Cải thiện tiêu hóa: giúp nhuận tràng tự nhiên; kết hợp táo + carot + spinach đặc biết tốt.
  • Ngăn ngừa ung thư phổi

Những điều nên biết về nước ép táo

Các loại táo đều có thể sử dụng trong juicing. Với green juice thì lý tưởng là dùng táo xanh là base vì táo xanh có chứa nhiều enzyme khác nhau và chứa lượng đường thấp hơn các dòng táo đỏ. Các dòng táo đỏ và vàng cũng rất phong phú, tùy theo mùa mà chúng ta chọn dùng. 

Nếu có thể mua táo hữu cơ và biết nguồn táo sạch, các bạn nên giữ vỏ táo khi ép thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn là bỏ vỏ. 

Khi dùng máy ép li tâm làm nước ép táo sẽ thấy nước chuyển sang màu nâu, đây là quá trình oxy hóa, có thể thêm chanh khi ép táo để ngăn ngừa việc này.

One bad apple spoils the whole bunch

Táo đã bị hỏng/thối không nên để chung với quả táo khác, chúng có thể làm hỏng toàn bộ táo khác.

Hạt táo mặc dù có chứa thành phần có hại (cyanide), tuy nhiêm hàm lượng rất  nhỏ. Trung bình 1 quả táo có chứa 10-12 hạt táo, để gây tác hại thì phải ăn tầm 8 quả (80-100 hạt/ngày) thì mới thấy tác dụng phụ. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta không nên ăn quá 8 quả táo/ngày. Thực ra khi dùng máy ép chậm, các hạt táo gần như bị loại bỏ ra cùng các bã khác, không gây nguy hại gì. Mình thường bỏ hạt khi làm juice.

Khi cho trẻ em uống nước táo ép thì cần pha thêm chút nước lọc để pha loãng; nước ép táo đem lại vị ngọt hấp dẫn cho các bạn nhỏ. Nếu không có táo có thể thay thế bằng lê, cũng cho thành phẩm khá giống.

(Bài viết có sử dụng tư liệu từ tác giả Hồng Hà)

Ingredients Insights

Passion Fruit – Chanh Leo

Chanh leo (chanh dây) là một loài dây leo thuộc họ Lạc tiên (nên không bà con với các cây thuộc họ cam quýt) có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ.
Có hai loại quả khác nhau khá rõ rệt: quả màu vàng nhạt (Golden Passion Fruit), có thể đạt kích cỡ của quả bưởi chùm, có vỏ nhẵn bóng, nhạt màu; và quả màu đỏ tía đậm (Passion Fruit) có kích cỡ nhỏ hơn, ít chua hơn loại màu vàng, hương vị tốt hơn, chính là loại phổ biến nhất tại Việt Nam mà chúng ta hay sử dụng.

Với cá nhân mình, chanh leo là quả thường xuyên có mặt trong list nguyên liệu túc trực trong tủ lạnh phục vụ cho công tác làm juice. Về khía cạnh juice chanh leo mình sẽ đề cập phía dưới bài viết.

Phân tích dinh dưỡng

Passion fruit (Passiflora edulis), Fresh,
Nutritive Value per 100 g.
(Source: USDA National Nutrient data base) Principle Nutrient Value Percentage of RDA

Energy 97 Kcal 5%
Carbohydrates 23.38 g 18%
Protein 2.20 g 4%
Total Fat 0.70 g 3%
Cholesterol 0 mg 0%
Dietary Fiber 10.40 g 27%
Vitamins
Folates 14 µg 3%
Niacin 1.500 mg 9%
Pyridoxine 0.100 mg 8%
Riboflavin 0.130 mg 10%
Thiamin 0.00 mg 0%
Vitamin A 1274 IU 43%
Vitamin C 30 mg 50%
Vitamin E 0.02 µg <1%
Vitamin K 0.7 mg 0.5%
Electrolytes
Sodium 0 mg 0%
Potassium 348 mg 7%
Minerals
Calcium 12 mg 1.2%
Copper 0.086 mg 9.5%
Iron 1.60 mg 20%
Magnesium 29 mg 7%
Phosphorus 68 mg 10%
Selenium 0.6 µg 1%
Zinc 0.10 mg 1%

Từ bảng thành phần dinh dưỡng của chanh leo, ta có thể thấy 100 gr thịt quả chanh leo chứa 50% lượng Vitamin C, 43% lượng Vitamin A, 20% Sắt, 9.5% Đồng và 27% chất xơ thực vật và các chất chống oxi hóa, khoáng chất, vi chất khác cơ thể chúng ta cần cho 1 ngày (RDA= Recommended Dietary Allowance)

(nguồn: Internet)

Các lợi ích cho sức khỏe 

Cành và lá chanh leo được dùng để bào chế thuốc (giúp an thần, dễ ngủ, hạ huyết áp…). Chiết xuất từ vỏ chanh leo tím giúp giảm 75% chứng thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn. Hạt chanh leo là nguồn chất xơ nên có thể ăn luôn cả hạt, giúp nhuận trường và chữa táo bón.

Tuy nhiên, với đại đa số juice lovers, những người yêu nước ép, chúng ta quan tâm nhất chính là lợi ích từ nước ép của thịt quả chanh leo (phần hột có màng trong bên trong quả).

Tăng cường miễn dịch
Chanh leo có thể tăng cường miễn dịch bởi thành phần vitamin C, carotene, và cryptoxanthin cao của nó. Tất cả các loại vitamin đóng vai trò như chất chống oxy hóa, sàng lọc các gốc tự do ra khỏi cơ thể và vô hiệu hóa chúng trước khi chúng gây tổn hại các cơ quan cơ thể người và gây ra các bệnh như ung thư, bệnh tim, hay lão hóa sớm. Hơn nữa, vitamin C kích thích hoạt động của các tế bào máu trắng và hệ thống phòng thủ miễn dịch, bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh thông thường cũng như bệnh nghiêm trọng.

Phòng chống ung thư
Chất chống oxy hóa trong chanh leo là nguồn hoạt động chống ung thư hữu hiệu, có thể giúp loại bỏ các gốc tự do, nguyên nhân gây ra chuyển biến các DNA tế bào khỏe mạnh thành ung thư. Chanh leo cũng chứa nhiều vitamin A, flavonoid, và các hợp chất phenolic, tất cả đều có liên quan đến đặc tính chống ung thư, đặc biệt là về bệnh ung thư miệng và phổi.

Lượng Vitamin-A dồi dào
Ngoài khả năng chống ung thư, vitamin A cũng giúp cải thiện mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, quáng gà. Ngoài ra, vitamin A giúp da khỏe mạnh và sáng hơn!

Điều hòa huyết áp
Chanh leo chứa khoảng 348 mg kali (potassium), 7% RDA, có lợi cho việc bảo vệ bạn khỏi huyết áp cao. Hàm lượng kali cao cân bằng lượng natri trong cơ thể. Nếu hàm lượng natri cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao và một số bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ.

Nhuận tràng
Chanh leo dồi dào chất xơ hòa tan (soluble fiber) (cả ở phần thịt và màng vỏ), có tác dụng như thuốc nhuận tràng, di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và giảm thời gian tiếp xúc của đại tràng với các độc tố. Nó có thể làm giảm dấu hiệu táo bón, quét các cholesterol dư thừa khỏi mạch máu, và thậm chí ngăn ngừa bệnh tiêu hóa như ung thư đại trực tràng!

Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chanh leo đã được chứng minh là loại trái cây giúp bạn thư giãn, cải thiện hệ thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Lựa chọn – Bảo quản – Sơ chế

Cách chọn chanh leo
Chanh leo gần như có thể mua quanh năm với nguồn cung từ Đà Lạt, dễ dàng mua ở các siêu thị hay ngoài chợ. Khi chọn, không nhất thiết phải chọn quả vỏ trơn nhẵn, chính những quả hơi hơi khô, vỏ nhăn thường đậm vị và thơm hơn. Tuy nhiên tránh chọn quá nhăn, nẫu hay những quả còn non thường nặng tay, da trơn, vỏ xanh, những quả này vị không đậm, vỏ thì dày, ruột ít. Quả hỏng là khi cắt ra không thấy mùi thơm đặc trưng mà hơi chuyển sang mùi nồng nồng.

Bảo quản chanh leo
Chanh leo khi mua về nếu quả còn chưa chín (vỏ vẫn xanh vàng, chưa tím thẫm, vỏ chưa hơi hơi nhăn) thì bạn để trong rổ thoáng ở nhiệt độ phòng. Khi chanh leo chín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 1,2 tuần nữa (tránh dính nước ngoài vỏ quả).
Có một cách nhanh gọn khác để bảo quản chanh leo giữ hương vị tốt, chính là ép nước chanh leo, cho vào tủ đông đá, tiện nhất là rót nước ép vào các khuôn đá nhỏ sau này chỉ việc lấy các viên nước ép theo lượng cần dùng. Có các công thức khác phổ biến là làm siro chanh leo nhưng cá nhân mình không chọn cách này vì phải dùng đến nhiều đường, trong khi mình cực thích vị chua tự nhiên của chanh leo. Nước ép đông lạnh có thể để vô tư trên 1 tháng trong tủ đông mà không ảnh hưởng gì đến mùi vị. Khi cần dùng bạn có thể rã đông từng viên đá nước ép bằng cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm, hoặc bản thân miếng đá nước ép đó có thể thả vào các ly nước giải khát thay viên đá thường, đơn giản nhất cho một ly nước chanh leo là thả viên đá chanh leo vào nước lọc.

Chuẩn bị chanh leo để ép nước
Quả sau khi rửa sạch ngoài vỏ, cắt đôi chiều ngang quả, lấy thìa múc nạo phần thịt quả, bỏ vỏ đi.

Juicing tips

Nước ép chanh leo rót vào các khay làm đá, cho vào tủ đông, để dành dùng dần, có thể trữ ít nhất 1 tháng trong ngăn đông lạnh mà không bị ảnh hưởng mùi vị.
Chanh leo hợp với rất nhiều nguyên liệu khác trong làm juice, nó có mùi thơm đặc trưng và add thêm vị chua nhẹ khi kết hợp các nguyên liệu khác. Chanh leo đặc biệt hợp với các tropical fruits khác như dứa, xoài, dưa hấu.

Hero – Công thức yêu thích của mình với chanh leo
5-7 quả chanh leo
3-4 củ cà rốt
Nửa quả dứa
Thêm dứa nếu thích ngọt.

Ngoài ra, chanh leo cũng được dùng trong smoothie, mix tốt với chuối, xoài, dâu tây…Các công thức juice của Tây không nhiều về passion fruit vì loại quả này không quá phổ biến trong đời sống của họ. Tuy nhiên, chúng ta được lợi thế là nước nhiệt đới nên việc mua và sử dụng chanh leo là rất dễ dàng. Các bạn cứ thoải mái thử nghiệm với chanh leo trong các công thức juice đi và chia sẻ công thức nào yêu thích liên quan đến chanh leo cho mình nhé.

Các lưu ý khác

Cái gì cũng có side effect và các rủi ro, đặc biệt là thực phẩm. Vì vậy, cho dù chanh leo có rất nhiều lợi ích, nếu dùng quá thường xuyên, quá nhiều, có thể sẽ có tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn, chóng mặt và loạn nhịp tim.
Theo tư vấn của một bác sỹ dinh dưỡng thì chanh leo cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược và làm tăng mức độ buồn ngủ, tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông.
Chanh leo cũng dễ gây dị ứng trên da như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Đặc biệt, không dùng chanh leo cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận. Không dùng chanh leo cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận. Cần đến bác sĩ ngay nếu thấy một trong các triệu chứng trên.

Với cá nhân mình, mình dùng chanh leo cũng khá thường xuyên. Có rất nhiều lần uống trực tiếp nước cốt chanh leo mà không pha thêm gì, mình lại khoái cái vị đó: không hiểu sao nó chua, nhưng trong vị chua đó có vị ngọt ngọt. Trung bình 1 serving (1 khẩu phần juice trong một ngày) của mình có khoảng 3-5 quả chanh leo. Mình không thấy có phản ứng gì từ cơ thể. Mình tin phải dùng đến một lượng cực lớn liên tục nhiều ngày thì may ra có phản ứng, chứ mỗi ngày mình juice phong phú nhiều loại rau củ quả, không phụ thuộc vào loại nào liên tục, một chế độ cân bằng, thì chỉ hưởng lợi ích thôi ^^.

Chúc mọi người luôn dồi dào tình yêu với em chanh leo nhé!