All Posts By:

huyentran

Nutrition

Cơ thể con người tái tạo hoàn toàn trong vòng 7 năm?

Thật kì diệu là hàng giây luôn có hàng nghìn tế bào chết đi và được thay thế, làm mới.

Và người ta tính được cứ khoảng 7 -10 năm, tổng toàn bộ các tế bào đã được tái tạo.

We are actually reborn!

Tùy vào khối lượng sử dụng mà tế bào của mỗi cơ quan, bộ phận sẽ có tốc độ thay mới khác nhau. Ví dụ nhé:

Da: tế bào da thông thường được thay mới sau 2-4 tuần.

c: khoảng sáu năm đối với phụ nữ và ba năm đối với nam giới

Gan: cơ quan thải độc của cơ thể con người, lọc các chất gây ô nhiễm cho hệ thống của cơ thể. Được hỗ trợ trong quá trình máu liên tục cung cấp và có khả năng hầu như không bị các độc tố này gây phá hủy, gan tự làm mới sau 150 đến 500 ngày.

Dạ dày và ruột: Các tế bào nằm trên bề mặt của dạ dày và ruột có một cuộc sống khó khăn và ngắn ngủi. Liên tục bị vùi dập bởi các chất ăn mòn như axit dạ dày, chúng thường chỉ kéo dài đến 5 ngày!

Xương: Các tế bào trong hệ thống xương tái tạo gần như liên tục, nhưng để thay mới toàn bộ khung xương thì phải mất 10 năm. Quá trình thay mới tế bào xương này chậm lại khi chúng ta già đi, do đó xương của chúng ta ngày càng mỏng.

Một số tế bào không bao giờ chết hẳn, ví dụ giác mạc của mắt có thể tự tái tạo chỉ sau một ngày, nhưng thủy tinh thể và các phần xung quanh đó không thay đổi. Tương tự như vậy, các tế bào thần kinh ở vỏ não – lớp ngoài của não chi phối trí nhớ, suy nghĩ, ngôn ngữ, sự chú ý và ý thức – ở lại với chúng ta từ khi sinh ra cho đến khi chết. Bởi vì chúng không được thay thế, việc mất các tế bào này theo thời gian có thể gây ra các bệnh ác tính như mất trí nhớ. (Cố mà sử dụng não bộ triệt để đi các bạn).

Mặc dù tế bào luôn được thay mới như vậy, nhưng dĩ nhiên, sự thật là chúng ta vẫn già đi và chúng ta vẫn chết. Nên đừng nghĩ đến chuyện thay đổi định luật của tự nhiên.

Tuy nhiên, tốc độ làm mới và sự khỏe mạnh của tế bào lại là thứ thực ra chúng ta có thể chủ động. Chúng ta làm chủ nguồn nhiên liệu cho nó.

Chính là cách bạn ăn gì, uống gì, nghĩ gì, vận động thế nào, cảm xúc và yêu thương ra sao đấy.

Mời các bạn xem thêm các công thức juice trên blog này để nạp nhiên liệu tốt cho bộ máy cơ thể mình. Ít nhất là da dẻ sẽ thay mới trong vòng một tháng, bạn có muốn một làn da mới (sáng, đẹp, tươi hơn) trong 1 tháng nữa không?

Nutrition

Hệ thống miễn dịch và cách tăng miễn dịch đúng

Hệ thống miễn dịch của cơ thể là gì? Tại sao cần quan tâm đến hệ miễn dịch?

Hệ thống miễn dịch rất phức tạp và rộng. Một bác sĩ chuyên về miễn dịch học tên là Heather Moday có nói “Hệ thống miễn dịch của chúng được làm từ rất nhiều các phần di chuyển khác nhau. Tăng miễn dịch, thực chất là cân bằng hệ miễn dịch.” Và bất kì thứ gì cốt lõi trở về với cân bằng, thì đều không có giải pháp nhanh, và không phải chỉ một giải pháp.

Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ các cơ quan, tế bào và hóa chất đặc biệt có nhiệm vụ chống nhiễm trùng (vi khuẩn). Các bộ phận chính của hệ thống miễn dịch là: bạch cầu, kháng thể, bổ thể (complement system-một nhóm protein huyết thanh, kết hợp cùng kháng thể có vai trò rất quan trọng trong việc loại trừ mầm bệnh), hệ bạch huyết, lá lách, tuyến ức và tủy xương. Đây là những phần của hệ thống miễn dịch tích cực chống lại nhiễm trùng.

Hệ thống miễn dịch lưu giữ mọi thông tin về các vi khuẩn mà nó đã từng đánh bại trong các loại tế bào bạch cầu (tế bào lympho B- và T) được gọi là tế bào ghi nhớ. Điều này cho phép cơ thể có thể nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng nếu nó quay lại xâm nhập cơ thể, trước khi nó có thể nhân lên khiến bạn bệnh.

Một số bệnh nhiễm trùng, như cúm và cảm lạnh thông thường, phải chiến đấu nhiều lần vì có rất nhiều loại virus hoặc chủng cùng loại virus có thể gây ra cúm và cảm. Bị cảm hoặc cúm từ một loại vi-rút không cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch với những loại khác.

Các phần chính của hệ thống miễn dịch là:

Tế bào bạch cầu (được tạo ra trong tủy xương, di chuyển qua máu và mô khắp cơ thể tìm kiếm những kẻ xâm lược như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm và kích hoạt tấn công miễn dịch – có rất nhiều hóa chất, tế bào, protein trong cơ thể tham gia vào các cuộc tấn công miễn dịch này).

Kháng thể (giúp cơ thể chống lại vi khuẩn hoặc chất độc mà chúng tạo ra bằng cách nhận ra các chất gọi là kháng nguyên -antigen- trên bề mặt vi khuẩn hoặc trong hóa chất mà chúng tạo ra, đánh dấu vi khuẩn hoặc độc tố là ngoại lai để phá hủy).

Bổ thể (các protein hỗ trợ cho công việc của kháng thể).

Hệ bạch huyết (mạng lưới các mạch nhỏ chạy khắp cơ thể có vai trò phản ứng với vi khuẩn, đối phó với các tế bào ung thư, các chất thải của tế bào nếu không xử lý sẽ dẫn đến bệnh hoặc rối loạn, hấp thụ một số chất béo trong chế độ ăn uống của chúng ta từ ruột).

Lá lách (cơ quan lọc máu giúp loại bỏ vi khuẩn và phá hủy các tế bào hồng cầu cũ hoặc hư hỏng. Nó cũng sản sinh các chiến binh chống lại bệnh tật của hệ thống miễn dịch như kháng thể và tế bào lympho).

Tủy xương (mô xốp trong xương, nơi tạo ra các tế bào hồng cầu để mang oxy đến toàn cơ thể, và các tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng và tiểu cầu để giúp đông máu)

Tuyến ức (lọc và theo dõi nội dung máu của bạn. Nó tạo ra các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho T).

Ngoài hệ thống miễn dịch kể trên, cơ thể có một số cách khác để tự vệ trước vi khuẩn, bao gồm:

Da – hàng rào chống thấm nước, tiết ra dầu có đặc tính diệt vi khuẩn

Phổi – chất nhầy trong phổi (đờm) bẫy các hạt lạ và lông ma) đẩy chất nhầy lên trên để có thể ho ra

Đường tiêu hóa – lớp niêm mạc chứa kháng thể và axit trong dạ dày có thể tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn

Phòng vệ khác – chất lỏng cơ thể như dầu trên da, nước bọt và nước mắt có chứa các enzyme chống vi khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Việc xả liên tục đường tiểu và đường ruột cũng giúp ích trong quá trình miễn dịch.

Làm thế nào bạn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn?

Ai cũng thích ý tưởng tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng thực tế nó khó nắm bắt vì nhiều lý do. Hệ thống miễn dịch chính xác là như vậy – một hệ thống, không phải là một thực thể duy nhất. Để hoạt động tốt, nó đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa. Vẫn còn nhiều điều mà các nhà nghiên cứu không biết về sự phức tạp và mối liên hệ của phản ứng miễn dịch. Mặc dù cho đến nay chưa có chứng minh khoa học cụ thể nào về mối liên hệ trực tiếp giữa lối sống và chức năng miễn dịch, không có nghĩa chúng ta chẳng cần có một lối sống hỗ trợ cho miễn dịch tốt. Các nhà nghiên cứu Khoa học đang tiếp tục khám phá những ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập thể dục, tuổi tác, căng thẳng tâm lý và các yếu tố khác lên phản ứng miễn dịch, cả ở động vật và ở người. Trong khi đó, việc của chúng ta vẫn nên xác định chiến lược sống lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh nói chung và có một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt theo đúng chức năng của nó, phải không?

vui vẻ lạc quan chắc chắn cũng là 1 cách ahihi

Và đây là một số các chiến lược sức khỏe được khuyến cáo để tăng cường hệ thống miễn dịch:

Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chính là theo đuổi một lối sống lành mạnh. Các yếu tố về lối sống quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ miễn dịch (hay một cơ thể khỏe mạnh) chính là: giấc ngủ chất lượng, tinh thần lạc quan vui vẻ (không stress) và dinh dưỡng đúng.

Vì vậy trong giai đoạn mùa cúm và dịch bệnh, ngoài việc thường xuyên rửa tay và ngủ đủ, dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng bạn cần thực hiện nếu muốn ‘cân bằng’ , và cả tăng sức mạnh, cho hệ miễn dịch.

1. Uống đủ nước: giúp phổi đủ độ ẩm và làm sạch các màng nhầy tốt hơn. 

2. Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ. (Uống nước ép là một cách tuyệt vời. Cái blog này chính là một nơi giúp bạn yêu juice hơn. Nhiều rau củ quả hơn nữa hơn nữa nhé)

3. Tập thể dục thường xuyên.

4. Ngủ đủ giấc và chất lượng – thử tập yoga nhẹ nhàng, thiền và đọc sách nhiều hơn trước khi ngủ, hay bất kỳ hình thức nào giúp bạn có giấc ngủ chất lượng (hạn chế các thiết bị điện tử nhiều hơn nữa)

5. Dành thời gian để gọi điện tới những người thân và người quan trọng trong cuộc sống của bạn – đây là lúc chúng ta cần hỗ trợ và kết nối với nhau nhiều hơn (nếu không gặp trực tiếp thì qua điện thoại và online)

6. Chăm chút cho các sở thích và đam mê – hãy thử các môn có tính nghệ thuật, đọc sách, vẽ tranh, tô màu, nấu ăn, nghe nhạc… bất kì điều gì khiến bạn thư thái

7. Tập trung vào hơi thở và ít nhất dành 5-10 phút tập thở mỗi ngày – riêng việc thở sâu thôi sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm giúp kiểm soát sự lo lắng và căng thẳng. Nếu bạn chưa từng thở sâu bao giờ, hãy thử phương pháp thở sâu đơn giản này

Trong các nguyên tắc trên, dinh dưỡng có mối liên hệ rất gần gũi với hệ thống miễn dịch:

Đội quân hệ thống miễn dịch diễu hành đông đảo tại hệ tiêu hóa của chúng ta. Chiến binh hệ miễn dịch khỏe mạnh cần được nuôi dưỡng thường xuyên. Các nhà khoa học từ lâu đã nhận ra rằng những người sống trong nghèo đói và suy dinh dưỡng dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Và gần đây họ phát hiện ra một nguyên nhân nữa trong suy giảm miễn dịch – đến từ ‘thiếu hụt vi dinh dưỡng’ (micronutrient malnutrition – thiếu một số vitamin thiết yếu và khoáng chất vi lượng thu được từ chế độ ăn uống). Một nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác nhau – ví dụ, sự thiếu hụt kẽm, selen, sắt, đồng, axit folic và vitamin A, B6, C và E – làm thay đổi phản ứng miễn dịch ở động vật.

Hơn nữa, hầu hết các vitamins và khoáng chất vi lượng cơ thể người cần lấy được từ thực phẩm, chủ yếu qua chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, phong phú từ các thực phẩm tự nhiên: rau xanh, củ, quả, các loại hạt, ngũ cốc, thịt, cá, trứng…

Điểm mấu chốt là gì?

Khi nói đến sức khỏe nói chung hay một hệ miễn dịch tốt, về lâu về dài, tất cả nằm ở lối sống khỏe mạnh. Thực hiện các gợi ý trên sẽ giúp bạn duy trì một hệ thống miễn dịch cân bằng, khỏe mạnh, từ đó chuẩn bị cho cơ thể bạn tốt hơn khi phải tiếp xúc với các mầm bệnh từ bên ngoài.

Chúc các bạn có được hệ miễn dịch cân bằng và khỏe khoắn để chống chọi lại các bệnh dịch nhé!

Uncategorized

Creamy Bunny Spice Smoothie – Sinh tố dừa cà rốt, không dành cho những chú thỏ

Bunny spice – là một công thức mình ấn tượng ngay từ lần đầu từ cuốn sách cô giáo mình cho mượn.

Cô giáo mình là một raw foodist – một người theo trường phái ăn tươi gần như 100%, không bởi lý do bệnh tật gì (vì cô super khỏe và fit ở độ tuổi 44t và khỏe hơn tất cả người phụ nữ mình được gặp thực tế người thật), mà chỉ bởi cô là người vô cùng quan tâm đến những gì cô feed cơ thể cô – mặc dù cô cũng không phải người yêu thích đồ ăn và ko mấy khi nấu ăn, ăn lượng rất ít nữa nên cũng chắc vì thế mà cô lựa chọn đồ ăn kĩ.

Nói về công thức smoothie. Nếu như bạn đã uống juice và smoothie một thời gian, đôi khi bạn cần phải thay đổi cách thức làm và đổi mới với các công thức lạ lẫm, các nguyên liệu lạ hơn, hay cách phối hợp các loại gia vị mạnh vị hơn, bold hơn.
Ngay khi thấy nó là sự kết hợp giữa sữa hạt và juice – một dạng blended juice (mình cũng đã gthieu 1 số công thức dạng này trên blog rồi) – thì mình thấy hứng thú luôn. Có thể một số bạn đọc thành phần sẽ thấy nó kì kì và e ngại. Nhưng nếu bạn thích phiêu lưu thay đổi khẩu vị một chút, hãy thử nhé.

Công thức của mình có thay đổi so với cthuc gốc, vì mình tiện theo nguyên liệu đang có, và thêm 1 thành phần đặc biệt.

Mình dùng thêm cocoa butter (bơ cacao) để thêm chất béo tốt và tăng năng lượng cho cốc sinh tố này, vì mình dùng nó cho bữa sáng. Đây là loại bơ cacao mình được tặng từ chị Thái Hà owner của brand BioLak. Bây giờ cũng có một số đơn vị bán bơ cacao pure như vậy rồi, các bạn có thể thử. Nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ cho bôi ngoài da như mng vẫn hay thấy trong thành phần các mỹ phẩm xịn hay có cocoa butter đó.

Món này khi mới uống vào sẽ thấy là lạ. Nó không ngọt ngay đầu lưỡi, mà vị ngọt đầm đầm. Nổi bật khi mới đưa lên uống gần mũi sẽ là mùi quyện giữa một chút ấm của quế và gừng, sau đó là vị ngậy ngậy khá rõ, lắng lại chút cay cay.

Giới thiệu với mọi người công thức sinh tố CREAMY BUNNY SPICE SMOOTHIE này cho các bạn uống vào bữa sáng hoặc trước/sau giờ tập để có thêm năng lượng và chút spice sẽ giúp bạn tăng sự hứng khởi.

Nguyên liệu Creamy Bunny Spice Smoothie:

2 củ cà rốt hữu cơ + 1 miếng gừng tươi: đem ép lấy juice
1 quả dừa xiêm, lấy cùi và nước dừa: đem xay nhuyễn, lọc qua rây lọc cho bớt bã lợn cợn = có sữa dừa
2 quả chuối đông lạnh (dùng chuối đông khi xay sinh tố để có độ sánh mát)
1 viên cacao butter
1 chút bột quế
1 chút bột hồi (để rắc nhẹ lên mặt cốc khi đã xay xong)

Cách làm

Xay sữa dừa, rồi thêm chuối, quế, viên cacao butter,  juice cà rốt gừng và xay nhuyễn mịn.
Rót ra cốc, rắc thêm xíu bột hồi (nếu muốn) để tăng thêm độ spicy. Bột hồi hữu cơ mình cũng được tặng từ em Hằng bên Lalaland spice, rất thơm dậy mùi.

Cốc sinh tố này phù hợp với những bạn thích vị không quá ngọt, thích một chút spice, và thích cả chút ngậy béo. Vừa bổ dưỡng, healthy, vừa hoàn toàn từ tự nhiên, lại đầy đủ năng lượng.

Tiện mình có cocoa butter đóng thành dạng viên chữ hẳn hoi, nên xếp thành chữ LOVE. Gửi đến các bạn tình yêu của mình hihi ♥

Các bạn thử xem và chia sẻ cảm nhận với mình nhé!

Món này giống như biến thể của món sữa cà rốt truyền thống của người Ấn độ, công thức ở đây các bạn nếu đã từng thử sữa cà rốt thì sẽ thích món này.

Healthy Food

Cách làm bánh Crepe Cầu Vồng từ màu juice rau củ

Tiếp tục series Cầu Vồng dành cho những tâm hồn nhiều sắc màu.
Trước đó mình đã chia sẻ về món Sinh tố Cầu Vồng, dành cho những tín đồ smoothie và yêu thích sự nghịch ngợm với rau củ quả cũng như không ngại tay lấm lem mặt nhem nhuốc như họa sĩ rau củ.

Hôm nay là món bánh Crepe Cầu Vồng – fancy vô cùng nhưng mà chả khó tí nào.

Cái khó nhất ở các công đoạn làm bánh này là gì các bạn biết không?

Một đôi chân thật khỏe, và một tâm hồn kiên nhẫn bậc thầy.

Bánh làm không khó, nhưng mà cái khâu rán bánh trên bếp ý, mình thật sự không ngờ nó lâu đến vậy. Còn chả nhớ đếm tổng có bao nhiêu lớp bánh nữa, vì cứ rán, rán, lật, lật, rót rót, láng láng…đến khi nào tấm xử lý hết đống 6 màu bột đó thì thôi. Sau gần 2 tiếng đứng rán thì đã quyết định thông minh cho lần sau (nếu có làm lại, éc.): sẽ dùng 2 cái chảo để song kiếm cùng lúc, tăng gấp đôi hiệu suất cho đỡ … buồn ngủ! Hoặc lôi ông chồng vào bắt đứng trông bánh cùng. Quyết không làm một mình nữa.

Đây là chưa kể hỗn hợp bột đã pha mất khoảng nửa tiếng từ chiều, nhét vào tủ lạnh cho bột nó nở rồi đến tối mới lôi ra rán bánh. Quả là một sai lầm. 11h đêm vẫn đang ôm chảo và ngáp.

Công thức bánh này mình cũng tham khảo trên mạng thôi, nhưng sau khi làm thì có chút điều chỉnh, vì đặc biệt khi dùng màu tự nhiên bằng nước ép rau củ. Còn nếu dùng bột rau củ mua sẵn cũng có nhiều, thì tỉ lệ nó cần khác đi chút chút.

NGUYÊN LIỆU lÀM BÁNH CREPE CẦU VỒNG

Phần bạt bánh crepe

  • bột mì đa dụng (all purpose flour) 250g
  • sữa tươi không đường 400 ml
  • trứng gà 4 quả
  • dầu ăn 15ml
  • đường 70g
  • bơ nhạt 65g đun chảy rồi để nguội
  • một xíu muối
  • Màu thực phầm: mình không dùng phẩm màu, mà dùng nước ép rau củ quả nguyên chất để tạo màu. Các màu như sau:
    Đỏ: nước ép củ dền nguyên chất
    Hồng: nước ép thanh long (hoặc dâu tây, màu dây tây nhạt hơn thanh long nhiều nên tỉ lệ sẽ do bạn tự điều chỉnh khi pha bột)
    Cam: nước ép cà rốt và một xíu nghệ
    Xanh green: nước ép rau bó xôi
    Xanh blue: trà hoa đậu biếc pha thật đặc để nguội
    Tím: nước ép khoai lang tím (hoặc có thể thử bắp cải tím nhé)
    – Mỗi loại nước ép chuẩn bị khoảng 20-30ml nước cốt để riêng vào các bát con để chờ pha bột.

Phần nhân kem

  • Kem tươi (whipping cream): 400ml
  • Đường 70g

CÁCH LÀM BÁNH CREPE CẦU VỒNG

Toàn bộ phần bạt bánh (trừ màu),  đánh trộn đều với nhau. Thực ra mình cũng thử đánh trứng với đường trước cho bông rồi mới đổ sữa và bơ, dầu ăn vào nhưng nó xẹp ngay ý mà nên cũng chả cần mất công đánh làm gì, món này chỉ cần dùng cái phới lồng trộn tuốt tuồn tuột với nhau cho thật nhuyễn, đánh thoải mái ko lo. Sau khi nó nhuyễn mịn đều thì thôi. Nếu bột nó vón cục ko tan hết thì đằng nào chút nữa cũng rây qua rây lọc 1 phát cho chắc ăn, đảm bảo hỗn hợp bột thật nhuyễn mịn, tráng bánh mới yên tâm, ko lo bị vón.

Lúc này mình có hỗn hợp bột bánh gần như xong rồi.

Giờ chỉ cần trộn màu vào nữa.

Chia đều hỗn hợp bột này thành 6 phần vào 6 cái bát ô tô.
Sau đó với mỗi phần bột, bạn rót juice từng loại vào để pha màu, trộn đều và nhìn màu sắc cho ưng độ đậm nhạt tùy ý. Lọc qua rây lọc cho bột thật nhuyễn mịn để tránh bị vón cục còn sót cục bột chưa tan nào.

Rồi cho tất cả các bát bột vào tủ mát, cho bột nghỉ khoảng 1 tiếng trong tủ để nó nở rồi mới rán.

Rán bánh: đây là khâu đau thương vì tốn thời gian. Lượng hỗn hợp bột trong công thức này sẽ cho ra khá nhiều, nếu bạn đổ bánh đường kính khoảng 15-18cm thì nó cao đến tầm 15 lớp bánh ý, như của mình đếm lại trong ảnh thì tầm đó. Tráng mỏi tay đấy.

Dùng chảo chống dính tốt thì khỏi cần dầu ăn, rán không thôi. Mình dùng chảo đá, trơn tuột ko cần tí dầu ăn nào.
Bật lửa cỡ nhỏ. Hua tay trên chảo thấy có hơi nóng là được. Rót bột bánh vào giữa chảo. Mỗi lần đổ bột bánh vào chảo thì nhanh chóng nghiêng chảo láng đều, có thể dùng cái thìa vét bột tràn rộng ra hơn trên chảo, cho bánh nó mỏng, ko bị dày. Ước lượng mỗi phần bột màu sẽ làm được 2-3 lớp (tùy bạn tráng bánh đường kính to bao nhiêu). Sau vài lượt là sẽ ra độ tròn đều. Mà kể cả nó ko đều thì chút nữa dùng dao cắt cho nó thành đều nhau cũng được, không sao. Có một tip cho nó đều đường kính bằng nhau là chọn một cái bát ô tô với đường kính miệng bát phù hợp, úp xuống và cắt bớt riềm của toàn bộ bánh, là sẽ có cá lớp bánh đều tăm tắp. Nhưng mình ko dùng, mình để nguyên riềm bánh cho nó đỡ phí :D. Hơi tua rua tí cũng đc, bánh nhà làm chứ có mang đi thi đâu mà sợ xấu đẹp hihi.

Mỗi mặt bánh rán khoảng 1-1.5 phút trên chảo. Đừng rán già quá nó phai mất màu đẹp. Bột bánh này nó cứ trong trong tức là cũng chín sơ bộ rồi, chỉ cần rán thêm chút cho nó thơm hơn thôi chứ ko lo nó sống.

Sau khi rán hết các màu bánh thì để đó cho nguội.

Trong lúc chờ nguội bánh thì đi làm nhân kem.

Kem tươi đánh bông cùng đường đến khi bông cứng (tránh đánh lâu quá đà là nó bị lợn cợn bị vữa kem đấy). Chắc các bạn đã làm bánh sẽ hiểu cách đánh kem whipping cream.

Cho kem tươi vào tủ lạnh ít nhất 15 phút rồi mới bỏ ra trang trí.

TRANG TRÍ CÁI CẦU VỒNG

Mỗi lớp bánh thì trét 1 ít kem, dùng dao hoặc thìa miết đều cho kem gần tới riềm nhưng đừng gần riềm bánh quá ko chút nữa nó phòi ra hết. Cứ thế mỗi lớp bánh lại 1 lớp kem. Đến khi hết các tầng bánh. Còn thừa kem thì trét nốt lên trên cùng.

Thích trang trí gì tùy. Mình chỉ cần thế thôi hehe.

Trang trí xong thì lại cho cả đống bánh vào tủ lạnh cho nó ổn định và chắc kem lại. Khoảng 1h sau lôi ra cắt và chén.

Ăn cũng ra gì phết các bạn ạ. Kem tươi ngậy mát, bánh vừa phải không ngọt. Nói chung thơm ngon sang chảnh. Chả có hàng nào bán cho bạn cái bánh chất thế này đâu.

Mấy giờ lao động là đây. Ai làm ngon bằng được. Nhỉ?

Mình làm bánh này chỉ vì cái đứa 5 tuổi ở nhà nó đòi mẹ làm bánh cầu vồng bằng được. Nên nhìn nó ăn ngon lành thì cũng coi là thành công.
Cộng thêm chụp ảnh sống ảo lung linh fancy khoe khắp xóm làng FB và blog nữa.

Đêm nay nằm ngủ cũng mơ thấy đứng rán bánh.

Một giấc mơ thật nhiều cầu vồng!

Ứng dụng juice rau củ làm màu tự nhiên cho các món khác nè:
Sinh Tố Cầu Vồng healthy
Kẹo dẻo gummy bear (kẹo chip chip) healthy cho các bé
Bánh trôi ngũ sắc từ juice

Smoothie

Công thức Sinh tố Cầu Vồng super healthy và super đẹp

Mình luôn phấn khích với những thứ nhiều màu sắc. Đặc biệt là màu sắc từ tự nhiên.

Chắc các bạn chơi đùa nhiều với juice giống mình cũng có sở thích tương tự.

Thế nên cứ thấy các món CẦU VỒNG là mình mê lắm. Có điều thường khi nhìn những món nhiều màu cầu vồng sẽ hay chột dạ nghĩ nó phức tạp sao sao ý.

Đến một lần cô em đồng nghiệp từng là một bartender chuyên nghiệp nó khua tay – tưởng gì, làm mấy món sinh tố cầu vồng chứ gì, dễ ẹc!
Thế là 1 buổi chiều nó 2 đứa loay hoay trong bếp, nhoe nhoét các thể loại màu khắp nơi, tung tóe như một mặt trận. Hóa ra cái gì cũng vậy quý vị ạ, nhìn thì tưởng dễ nhưng luôn có trắc trở hihi.

Cuối cùng cũng xong được 1 lô cốc sinh tố rực rỡ đủ 7 lớp màu.
Rồi loại loay hoay chụp ảnh.
Chưa kể dọn dẹp đã có cô em khác lo.
Đi toi gần một buổi chiều. Nhưng mà thành quả thì cả hai đứa hả hê lắm.

Và đây là vài bức hình tự sướng feature món SINH TỐ CẦU VỒNG trong mơ của mình.


Không tệ đúng không?

Thêm một nhành hoa nhài ngắt ngay ngoài hiên

Chớ dại mà ngoáy chúng nó lên, bạn biết nó sẽ ra màu gì rồi đấy?

Và đây là cách làm món sinh tố cầu vồng này:

Các lớp màu nguyên liệu:
Từ trên xuống:
Hồng: thanh long đỏ + nước dừa
Cam: cà rốt + nước dừa
Vàng: xoài + nước dừa
Xanh green nhạt: matcha + chuối + nước dừa
Xanh green đậm: cải xoăn kale + chuối
Xanh blue: cốt hoa đậu biếc (nước sôi ủ trà hoa đậu biếc đậm đặc, để nguội rồi dùng nước màu xanh này) + sữa chua đông lạnh (cắt miếng sẵn)
Tím: việt quất + chuối

TIPS:

Cần chuẩn bị cẩn thận. Cắt miếng các loại nguyên liệu như hoa quả để đông lạnh từ trước. Không dùng hoa quả thường được đâu, nó sẽ chảy nước và ko đạt đc độ màu và độ đặc chúng ta muốn.
Máy xay sinh tố công suất cao. Máy xay yếu sẽ rất khó xay. Và ko cẩn thận máy yếu thì chưa xay nhuyễn hoa quả nó đã chảy nước rồi.
Nếu được thì nên có 2 cối để thay đổi trong lúc thao tác sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nếu ko cứ xay xong 1 lớp màu thì lại phải tráng rửa cối. Chú ý nhanh tay.
Bạn xay từ dưới lên trên nhé. Chú ý mỗi lớp màu cần đủ lượng nguyên liệu sao cho ngập được lưỡi dao của cối xay nếu ko nó sẽ ko xay nhuyễn được (Kinh nghiệm đau thương của chúng mình). Đó là lý do mình ko đưa định lượng cụ thể của từng loại quả vào đây.
Hỗn hợp thành phẩm của từng lớp sinh tố cần đủ độ đặc để các lớp màu khi đè lên nhau không bị hòa tan lẫn màu nhau. Thêm nữa, cứ mỗi 1 lớp sau khi xay xong và đã rót vào cốc, thì cần cho vào tủ đông, chờ lớp tiếp theo, như vậy hạn chế sinh tố bị chảy nước.

Cơ bản là vậy.

Các bạn có thể bày đồ hàng chơi trò này với các bạn nhỏ, nhưng phải tầm lớn lớn một chút trên 5 tuổi mới phối hợp được, vì cần nhanh tay và khéo một chút trong sắp xếp, ko thảnh thơi chậm rãi được hihi.

Nhất định nên làm cùng người khác. Sẽ vui hơn và đỡ vất vả hơn. Ít nhất có đứa cùng hỗ trợ sẽ ko bị lúng túng giữa các bước cơ man mặt trận này 😀
Chúc các bạn có một ly sinh tố cầu vồng vừa healthy tốt lành vừa đẹp đẽ tuyệt diệu thế này.

Thành công thì nhớ tag mình nha!

Uncategorized

4 loại rau gia vị dùng cho nước ép – juice rau gia vị

Nên ép rau gia vị gì?

Mình vẫn luôn ra rả về việc juice thêm các loại herbs và rau gia vị. Trong cuốn Chào Juice mình cũng giới thiệu nhiều công thức có gia vị, và thực ra cứ có cơ hội là mình sẽ nhặt nhạnh các loại rau gia vị thêm vào juice khi ép cùng. Một phần vì nó tốt đi, những thứ nhỏ bé đó đều có dược tính cao và tác động mạnh, một phần vì nó làm cho juice độc đáo hơn hẳn, mùi vị hay ho thú vị hơn hẳn, nhất là khi các bạn đã uống quen juice thành thạo rồi.

Việt Nam là một vườn thuốc, các loại rau gia vị chính là diễn viên chính ở đó. Không có lý do gì mà không thử nghiệm với chúng nhỉ. Cũng y như cách ông bà các mẹ xưa vẫn hay dùng thảo dược trong vườn để nghiền uống trị nhiều bệnh và mẹo vặt khi ốm đau ấy (ai không từng được ăn bát cháo hành tía tô khi ốm, hay uống diếp cá khi sốt?)

Dưới đây là một số loại cơ bản cho các bạn mới thử nghiệm với gia vị trong juice nhé:

🍀 Sả cũng là một vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

🍀 Rau mùi cũng là một loại gia vị thơm và dễ mix với đa số các loại rau củ quả khác. Rau mùi hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh, giúp ngủ sâu, ăn ngon, cải thiện vấn đề về dạ dày, lá lách

🍀 Lá bạc hà vừa có mùi hương rất dễ “yêu” vừa có vị thơm đặc trưng vô cùng. Bạc hà có tác dụng giảm cân, làm đẹp, Tăng cường hệ thống miễn dịch, trị ho, cảm mạo, nhức đầu, Làm sạch đường hô hấp, trị viêm xoang, hen suyễn.

🍀 Tía tô – loại rau gia vị khá bất ngờ với nhiều người. Ít ai biết rằng rau tía tô cũng có thể làm cho ly nước ép vừa bổ dưỡng và vẫn hài hòa với các nguyên liệu khác. Tía tô có thể chống ngộ độc thức ăn, chống oxy hóa, chữa bệnh gout, điều trị các chứng bệnh về dạ dày, hen suyễn.

Thay vì chỉ dùng rau gia vị trong những bữa cơm, mình hãy thêm chúng vào những ly nước ép cho gia đình mỗi ngày. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra, ly nước ép đã có thêm hương, thêm vị, thêm thật nhiều tình yêu và sức khỏe.

#truejuice #herbaljuice #nước_ép_rau_gia_vị

 

JUICE RECIPES

Nước ép của sự mạnh mẽ – Hot & Spicy herbal juice shot

Bạn cùng nhà mình hay bảo là: go Bold, or Italic, not normal.

Mình thì lại là một đứa Thiên Bình chính hiệu, tự nhiên đã luôn có xu hướng cân bằng. Đấy là trong cách lựa chọn nói chung trong cuộc sống. Cái gì lệch cái mình sẽ có xu hướng tìm cách xử lý để tự cân lại, hoặc chí ít cũng nhận biết rất rõ khi nào nó lệch.

Mình thích cân bằng, nhưng cũng không thích quá normal. Dù gì mình cũng tuổi Hổ, dấu vân tay, blood type, hay ruling number đều thuộc loại số ít của dân số.

Giai đoạn gần đây mình nhận ra rất rõ khái niệm ‘chân thật’ trong cảm xúc. Cảm giác đủ dũng cảm để ít nhất thừa nhận cảm xúc của chính mình, đến thể hiện nó ra, đến bày tỏ nó trong giao tiếp với người khác, một khi bạn làm được, nó như được cởi xích…một cảm giác rất thoải mái, rất tuyệt vời. Kiểu như bạn có thể sẵn sàng nói quý, thích, yêu ai đó, mà ko cần nghĩ quá nhiều người ta sẽ hiểu sai lệch nó ra sao, hay tìm cách mô tả những gì mình đang cảm thấy, và tìm đến cái gốc đã dẫn dắt tới cảm giác/cảm xúc đó. Và dĩ nhiên nó là một kĩ năng, nên nó cần thời gian để luyện tập. Mình vẫn đang luyện tập để thành thật với cảm xúc của mình. Sẽ thật tuyệt vời nếu mỗi người chúng mình chỉ cần nâng mức thành thật của bản thân lên một chút. Chắc chúng ta ko phải vòng vo, làm mọi thứ thêm rối rắm không cần thiết, tự depress, xây rào cản và đóng gói bản thân cho vừa mắt người khác nữa.

Nói đến Bold. Đây là một loại juice rất cool ngầu, và Bold 🙂
Và nói đến chân thật. Đây là cốc juice đã được làm, uống, và chụp từ tháng 5 năm ngoái, trong một ngày mưa dầm dề nhưng không lạnh bằng hôm nay.

Nếu ai đã juice thành thạo, đừng bao giờ bỏ qua các loại herbs và rau gia vị. Những loại thảo dược nhỏ bé nhất, là những thứ mạnh mẽ nhất, bold nhất.
Trong này có:

Ớt chuông xanh
Một nắm random herbs hồi đó còn trồng ở ban công: rosemary 1 nhánh, húng quế, húng chanh,húng bạc hà
ớt sừng, cũng véo từ cây ớt ở ban công
Hình như còn có thêm ít củ dềncần tây
Không có hoa quả gì hết

Thành thật thì nó giống 1 Shot hơn.
A hot & spicy shot, chả kém bất kì một shot rượu nào trong khoản ‘đánh thức’ các giác quan.

Cách làm chỉ là cho tất cả vào máy ép và chờ hít hà rồi can đảm uống thôi, nó không tệ như mình nghĩ. Nó rất khác biệt.
Đừng hỏi mình uống cái này có tác dụng gì. Nếu bạn là người đã thích những thứ như thế này, mình tin bạn không cần dựa vào những lý thuyết về tác dụng. Bạn không cần mình bảo cái này cực tốt cho tiêu hóa, tăng sức đề kháng, lưu thông máu, phòng ngựa các loại bệnh và cúm, diệt các loại vi khuẩn xấu v.v.

Nếu dũng cảm hơn nữa, và ‘để tăng tác dụng cho sức đề kháng’ của bạn hơn nữa trong mùa cúm này, hãy can đảm cho thêm vài tép tỏi tươi 🙂

Now you are so BOLD!

Uncategorized

Tự làm Muối ngâm chân thảo dược – Muối gừng & ngải cứu

MUỐI NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC – Công thức bí mật

Đầu năm nói về muối, cho cả năm mặn mà. Với lại còn có tục của cha ông ‘đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi’ nữa. Cho quét trôi xui xẻo, và đặc biệt là bệnh tật. Món này chắc chắn có lợi ích vế hai.

Đây là một ‘món’ chăm sóc sức khỏe cá nhân mình thấy vô cùng lợi hại. Gọi là bí mật cho nó giật gân thế, chứ cái bí mật ở đây chính là: nó đơn giản một cách không thể không bật mí! 

CÔNG DỤNG:

Ngâm chân trước khi đi ngủ là một trong những liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe.
• Giúp ngủ sâu và ngon hơn
• Giảm đau nhức cơ xương khớp, bớt lạnh chân tay
• Khử mùi hôi chân
• Giảm stress, xua tan mệt mỏi, giúp thư giãn, thoải mái
• Hỗ trợ thải độc cơ thể (đặc biệt tốt cho các khách đang dùng juice cleanse)

Cách làm thì đơn giản, nguyên liệu cũng vậy.

NGUYÊN LIỆU

Muối biển thô 80%
Gừng tươi 10%
Ngải cứu 10%
(hoặc tỉ lệ tùy ý nếu thích gừng hay ngải nhiều hơn)

CÁCH LÀM

Cách của một người nông dân chuyên juice:

Gừng: mình cậy nhà trồng được máy ép nên có gì tận dụng được nước ép cho nhanh gọn là chơi. Nên gừng tươi sau khi rửa và nạo vỏ, mình nhét vô máy ép. Nước ép gừng lôi ra đảo, rang cùng muối biển đến khi muối biển khô => có muối biển vị gừng. Chú ý mỗi lần đổ nước ép gừng vào muối thì tưới từng chút một cho muối kịp khô trên bếp, đổ ụp một phát là nó hòa tan hết muối khó sao khô lắm nhé.

Bã gừng đã sấy khô. Thực ra bã gừng sấy thì nhanh hơn ngải cứu sấy nhiều. Chỗ này nó lẫn ít ngải cứu nên lấm tấm xanh.

Ngải cứu đã sấy được khoảng một nửa thời gian, tầm này là 8 tiếng thì phải. nhưng vẫn chưa đủ khô, nên còn sấy tiếp

-Bã gừng lôi ra sấy cùng với rau ngải cứu. Rau ngải cứu tươi sau khi rửa sạch vẩy ráo thì cắt nhỏ và cho vào lò sấy cùng bã gừng thôi. Sấy đến khi khô. Mình dùng máy sấy công nghiệp nên mất 14h ở nhiệt độ 55oC. Còn các bạn dùng máy sấy gia đình thì có thể lâu hơn chút, miễn sao nó khô sờ vào thấy khô là được. Càng khô thì càng để được lâu ko lo mốc.

-Muối phải dùng muối biển thô vì nó còn khoáng chất tự nhiên, chớ dùng muối tinh luyện.

còn đây là ngải cứu đã sấy đủ khô, tổng tầm 14 tiếng gì đó, mình sấy làm mấy lần nên ko nhớ chính xác, miễn sờ vào thấy khô cong là được.

– Tất cả trộn đều. Lúc này thích thêm tinh dầu thì nhỏ thêm vào cho nó thơm nhé. Mình dùng tinh dầu gừng gió 🙂 vì muối này mình đơn thuần muốn nó thật đơn giản và tập trung vào các vị thuốc tốt nhất cho việc làm ấm thận và khớp.


Còn cách đơn giản của người nông dân truyền thống ở vùng có nắng:
– Gừng đập/băm nhỏ, phơi khô. Ngải cứu phơi khô.
– Tất cả mọi thứ phơi nắng trộn đều. Xong
Hoặc nếu không có nắng thì ta đem tất cả lên sao vàng trên bếp lửa đều tay. Cái hay là không phải chờ lâu như sấy. Cái ngại là công đứng đảo hơi lâu. Vậy thôi 🙂

THƯỞNG THỨC

– Bốc muối vào chậu cùng nước sôi , đợi 3 phút cho muối và thảo dược nở và tan đều trong nước. Châm thêm nước nguội hoặc nóng miễn sao có được nước ấm 50-60oC để ngâm chân (nên ngâm nước nóng già, không nên ngâm nước nguội). Sau một lúc thấy nước nguội bớt thì cần thêm nước nóng. Quan trọng là không để nước nguội lạnh mất tác dụng. Tổng thời gian ngâm khoảng 15-20 phút. Sau khi ngâm dùng khăn lau khô chân và đi dép, tuyệt đối không để chân đất trên nền gạch mà cần mang dép khô, tránh gan bàn chân bị lạnh ngay sau khi ngâm chân.
– Nên ngâm trước khi đi ngủ. Không ngồi trong phòng điều hòa hoặc mở quạt hay nhiều gió lùa.
– Nên sử dụng muối trong vòng 2 tháng từ khi mở.

Mỗi tối một trong những trò mình thích nhất là ngâm chân, đặc biệt trong mùa đông ẩm thấp, hoặc đi đâu về chân và người bị lạnh, hồi sức nhanh lắm các bạn ạ.

thành phẩm đóng vào lọ xinh xắn. cái này bọn tớ làm tặng khách hàng của True Juice trong gói quà Tết

Mời các cậu vừa ngâm chân vừa uống trà cho nó phê

Hôm nay là 2 ngày sau kì nghỉ Tết. Cũng phải thú thực là năm vừa rồi mình không dành nhiều thời gian viết blog. Nhưng mà hứa là năm nay sẽ khác hihi.

Đợt Tết tớ chả đi đâu, loanh quanh ở HN và đọc sách (tớ ko cầy phim hàn quốc ồ kê!), sau mùng 3 lịch hẹn các bạn dày đặc nhưng có chuyện gia đình nên dừng tất cả.

Nếu để nhìn lại tớ tự thấy mình đã phát triển và lớn hơn rất nhiều, vẫn trong một giai đoạn kì lạ và hỗn độn ngay bây giờ, nhưng grow rất nhiều về mặt tâm hồn và spirit. Tớ trân trọng mọi thứ đang diễn ra trong nội tại và trong thế giới quan của mình. Và tự thấy ngạc nhiên với con người của mình đã thay đổi thế nào, đời sống tinh thần của mình đã lật sang một giai đoạn phát triển xa đến đâu so với chính bản thân mình 2 tháng trước.

Có một người bạn đã từng nói với tớ về ý tưởng ‘hãy nghĩ mình reborn sau mỗi đêm thức dậy…’. Đúng, quả thực đúng.
Nếu bạn nghĩ rằng mình reborn sau mỗi đêm thức dậy, thì thực sự bạn luôn có một cuộc đời mới để bắt đầu sau mỗi bình minh.

Chúng mình luôn được sống trọn vẹn 24h mới mẻ mỗi ngày. Ai cũng như ai mà nhỉ.

Năm nay các bạn thích mình viết về cái gì nhiều hơn?

Uncategorized

Ý nghĩa của Thất Bại và những Nỗi Đau

Thông thường cuối năm mọi người hay ngồi list lại những thành quả hoặc highlights họ đã làm được những việc gì trong năm, các mốc lớn họ đạt được.
Thường người ta hay nhìn vào những thứ GAIN được trong năm.
Thế còn những thất bại thì sao?

Một câu để mô tả khi nhìn nhận lại quá trình phản chiếu bản thân của mình trong cả năm vừa rồi, đó chính là: WHAT A F* YEAR!

Và mình muốn kể với bạn về những thất bại của mình.

– Năm 2019 của mình là một năm mình ít làm được các việc nhất:
một năm chỉ publish vỏn vẹn 5 bài post trên blog
một năm chẳng có một hoạt động Jyogi outdoor nào, chẳng có một Meetup offline nào cho nhóm Juicing Yoga Lovers, chẳng có những bài chia sẻ chất lượng và đẹp đẽ nào đáng kể
một năm lập một kênh youtube nhưng chỉ làm được vài video clip rồi dừng, vài thứ dựng lên rồi lại quẳng xó
một năm ít được nhận nhiều câu chuyện và cảm ơn từ mọi người nhất, thiếu connection nhất
một năm có bao nhiêu thứ nói ra nhưng không finish: dự án video JuicePeople bỏ dở, workshop dự định tổ chức nhưng không, sản phẩm cuối năm định triển khai nhưng dẹp…
một năm không hoàn thành mục tiêu Chứng chỉ chuyên gia trị liệu tự nhiên với nước ép
một năm chẳng có lấy một giải chạy nào tham gia và tổng cả năm hình như chạy dưới 30km.
một năm mà bản thân True Juice cũng có nhiều bài học và thất bại, nhiều kế hoạch và con số không đạt kì vọng…

– Năm 2019, lần đầu tiên ở tuổi 33 đánh dấu mức TỆ nhất cho sức khỏe:
Mở màn ngay đầu tháng 1 năm ngoái là một trận ốm dài hơn 1 tuần, người bần thần như chưa bao giờ khỏe mạnh (mà lúc trước tưởng mình khỏe lắm cơ). Ngay 31 giao thừa trước Tết là một trận lên mề đay xù khắp người, lần đầu tiên thấy mình bị mề đay nổi hàng tảng chạy lên cả mặt và ngứa từ lỗ tai ngứa ra, gãi xước xát hết người, chỉ muốn chết quách cho đỡ phải chịu cái cảm giác tởm tởm khó chịu kinh dị đó, may mà nửa đêm xin được thuốc của cô bạn làm về da liễu đã cứu rỗi đêm hôm đó. Sau đó là mấy tháng trời mề đay/dị ứng nổi lên định kỳ, dai dẳng mãi đến gần hết năm vẫn có thêm 1 đợt, lúc nhiều lúc ít thôi nhưng nó ko chịu bỏ mình. Rồi thử nghiệm đủ mọi cách để thải độc. Có lần nhịn ăn uống dầu dừa xong tụt huyết áp suýt ngất suýt tèo nằm như một xác chết ở hành lang nhà, người đầm đìa mồ hôi ướt nhẹp ko nói nổi, may có người cứu kịp. Sau đấy vẫn tiếp tục thử nhiều cách kì quái nữa cơ.

Một nửa cuối năm dành cho stress và cái lưng bị co cơ. Ban đầu chỉ co cơ bả vai trái, sau nó lan dọc cột sống, rồi cuối cùng là một số đốt sống bị kéo lệch. Đến bây giờ vẫn đang điều trị cái đốt sống C2 ở cổ bị lệch nhiều và một số đốt bên dưới cũng hơi lệch. Mới hiểu cảm giác của những người hay kêu ‘đau cổ vai gáy’ ‘đau lưng’ là như nào, mới hiểu cảm giác sáng ra lưng ê ẩm và tay cũng tê tê là như nào.

Một năm mà có những lúc tự nhìn vào gương thấy mình không có chút sức sống, sáng ra chỉ đủ sức ngồi dậy dựa tường và thở, tinh thần tụt xuống đít cũng ko nâng lên nổi. Hơi thở nông như một người già.

Dĩ nhiên những lúc trông tởm nhất thì chỉ bản thân tự biết chứ ngu gì show ra, nên FB cả năm chỉ viết loăng quoăng mấy cái nhạt nhẽo thôi, chả buồn chia sẻ gì. Có chăng là một số sự kiện quan trọng hay lên báo chí gì đó mới khoe hehe.

Một năm ít uống juice nhất, ít tập yoga nhất, dậy muộn thường xuyên nhất, ít bận tâm mình ăn gì nhất, và cũng chẳng làm một món gì hay nấu gì cho mình nhất, ít gặp gỡ bạn bè nhất…

Nhưng sao nhỉ?
Cái kì cục nhưng ý nghĩa với mình nhất,khi nhìn nhận lại một năm đã qua, lại chính là việc: chính những THẤT BẠI và NỖI ĐAU lại là thứ mình trân trọng thực sự.

Ngay sau những trận ốm tồi tệ, ngay sau cái lần xém ngất bê bết ở góc nhà đó, mình lại bất ngờ nhận thấy mình khá hơn, có tinh thần hơn, có năng lượng hơn, và nhận biết mọi thứ xung quanh rõ hơn.

Ngay khi những tháng stress nhất, cái lưng đau nhất, lần đầu tiên mình cảm nhận cái lưng – một phần của cơ thể mình – rõ đến thế. Để cảm nhận từng bó cơ nó đang bị co rút và đau như thế nào khi nó gửi tín hiệu mỗi khi căng thẳng và suy nghĩ. Để thấy hơi thở của mình không chỉ ở phía trước ngực và bụng, mà còn cảm nhận được cả phần sau lưng nở ra thu vào với mỗi nhịp thở, đều đặn mỗi giây, cũng như hiểu khi cô giáo hướng dẫn rằng chúng ta là một sinh vật sống trong không gian 3 chiều chứ không phải 2, hãy cảm nhận mình trong không gian xung quanh đó.

Ngay những khi thấy yếu nhất, mình tìm được cảm giác ‘thương’ cho chính bản thân mình nhiều thế. Thương, trong cảm giác ‘thân thương’ chứ không phải thương hại. Tình thương thật sự tự dành cho bản thân mình, giống như mình sẽ nâng niu và thương một ai đó nếu mình chứng kiến họ đau vậy.

Và sau 1 năm của nhiều sự thất bại tự nhận định, của mơ hồ và chơi vơi, của nhiều thứ dang dở và của nhiều nỗi đau đó, mình lại thấy rõ ràng mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình đến thế!

Thực ra để ngồi kể lại những gạch đầu dòng tóm tắt này là lúc mình cũng đã giải tỏa được khá nhiều và đã trải qua giai đoạn tụt dốc đó rồi. Và mình đang sẵn sàng cho một chương mới của cuộc sống. Tiếp tục với những dự định, mong muốn và những thứ muốn làm cho cuộc đời, với tất cả lòng biết ơn…

Một cuộc đời sẽ có những năm thăng hoa, và sẽ có những năm cảm giác như xuống đáy. Có những lúc nó là một cái mốc đủ to và rõ để mình nhìn và cảm nhận ra nhiều điều. Không cứ phải là thành công mới cho mình bài học. Thực ra những thứ thất bại mới có khả năng thức tỉnh. Với mình thì là vậy (mà đấy là mình chưa trải nghiệm nhiều thất bại hay nỗi đau gì so với bao người khác).

Đừng buồn nếu bạn có một, hoặc nhiều năm, thất bại, hay mọi chuyện không như mong muốn. Đừng buồn nếu như bạn bị Đau. Đừng buồn nếu bạn vẫn đang chơi vơi…Hãy biết ơn những giây phút đó. Nó là cần thiết.

Và hãy nhớ rằng, nguồn sức mạnh trong chính bạn sẽ luôn thắp sáng cho bạn đi tiếp. Chỉ là bạn có muốn hay không thôi.

Chúc bạn kết nối được với nguồn sức mạnh đó khi bạn cần nhất.

Thân thương,
Hà Nội, tháng 1 năm 2020

Cần tây/ Happy Juicing/ Ingredients Insights

Celery juice có thật sự tốt?

Kể cả khi bạn chưa từng uống một hụm đồ uống nào màu xanh rau bao giờ, rất có khả năng bạn đã nghe đâu đó về nước ép Cần Tây.

Vậy thực sự nó có tốt như lời đồn? Với kinh nghiệm của một juicer lâu năm, đâu đó cũng là chuyên gia trong nước ép, mình thử phân tích với góc nhìn khách quan (một tí) về cái trend và đồ uống này cho những bạn chưa thử bao giờ.
 

10 lợi ích của nước ép cần tây

  • Phục hồi hệ vi sinh đường ruột và cải thiện đường tiêu hóa: bằng cách phục hồi axit hydrochloric giúp chúng ta tiêu hóa mọi thứ nhanh hơn và hiệu quả hơn; giúp tăng axit dạ dày để phân hủy và hấp thụ thức ăn tốt hơn và còn có khả năng phục hồi chất nhầy của dạ dày cần thiết trong niêm mạc dạ dày để chữa lành và ngăn ngừa loét và trào ngược axit.
  • Giảm cholesterol. Cần tây có chứa một hợp chất gọi là 3-n-butylphthalide (BuPh) đã được ghi nhận là có tác dụng hạ lipid máu, làm giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu.
  • Chống viêm tự nhiên. Polyacetylene trong cần tây làm giảm đau khớp mãn tính, bệnh gút và viêm khớp dạng thấp.
  • Làm giảm huyết áp. Cải thiện lưu lượng canxi và kali trong tế bào và cho phép các mạch máu mở rộng và co bóp dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ và làm sạch gan. Giảm chất béo tích tụ trong gan và giúp gan sản xuất các enzyme giúp loại bỏ chất béo và độc tố.
  • Cải thiện tiêu hóa, tăng lưu thông thành ruột, quét sạch đường ruột. Vì vậy rất tốt cho táo bón, đầy hơi, như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ nhàng, tự nhiên và cũng có tác dụng lợi tiểu.
  • Chống nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất được tìm thấy trong cần tây có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch một cách tự nhiên. Nước ép cần tây làm giảm axit uric và kích thích sản xuất nước tiểu, đặc biệt hữu ích trong việc chống lại nhiễm trùng vi khuẩn trong đường tiêu hóa và cơ quan sinh sản, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay rối loạn bàng quang và thận.
  • Chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các hợp chất chống ung thư. Apigenin có trong cần tây được chứng minh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra cần tây cũng chứa các hợp chất giúp giảm độc tố và làm chậm sự phát triển của các tế bào bị đột biến.
  • Có tính kiềm. Thật ra cần tây là một trong những thực phẩm có tính kiềm nhất mà bạn có thể sử dụng! Mà các nghiên cứu thì đều chỉ ra chế độ ăn kiềm (trong lối sống hiện đại bây giờ) giúp kéo dài cuộc sống và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
  • Nước ép cần tây rất nhiều dinh dưỡng. Cần tây chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu như folate, kali, vitamin B6, vitamin K và vitamin C. Chất luteolin trong cần tây bảo vệ da từ bên trong và ngăn ngừa tổn thương do tia cực tím.

Và những yếu tố quan trọng khác

Có một số lí do mình đoán tại sao cần tây lại tạo nên một trào lưu mạnh mẽ như vậy, dĩ nhiên bên cạnh việc nó thực sự tốt (mình cũng đã kiểm chứng), thì có một số yếu tố giúp nó lan rộng:
  • Nó đơn giản (bản thân cần tây cũng là một loại green juice, nước ép từ rau củ thì có rất nhiều nguyên liệu khác nhau, cơ bản cứ là rau thì đã mang tính kiềm, nhiều chất chống oxy hóa, nhiều khoáng chất, nhiều hợp chất chống ung thư, thanh lọc máu, làm sạch gan v.v. như tác dụng của cần tây rồi, tuy nhiên bản thân cần tây là một trong những loại rau mạnh mẽ, đầy đủ và độc đáo khi đứng một mình). Đơn giản là kiếm một bó cần tây, rửa sạch rồi nhét vào máy ép mỗi sáng uống 1 cốc 500ml. Cái công thức nó quá đơn giản và cách thực hiện cũng quá đơn giản, làm giảm bớt rất nhiều cản trở trong đầu của nhiều người.
  • Nó dễ thực hiện và nó có thể đứng một mình khi ép. Chỉ cần 1 bó cần tây và 1 cái máy ép. Và vì bản thân cần tây mang lượng nước cao nên ép một mình nó cũng đủ uống. Chứ như một số loại rau có đậm đặc dinh dưỡng gấp nhiều lần chăng nữa thì càng ‘mạnh’ nó lại càng ít nước và khó uống nếu ép nguyên chất. Cứ thử ép 1 bông súp lơ xanh xem có bạn nào dám uống một mình chỗ nước đó không.
  • Nó có tác dụng tức thì với 2 vấn đề mọi người quan tâm nhất: da và tiêu hóa. Và đây cũng là điểm mạnh của cần tây vì hầu hết các bạn uống cần tây đều phản ánh về 2 hiệu ứng này của cần tây.

Trải nghiệm của Huyền với nước ép cần tây

Bản thân mình cũng vậy. Là người uống nhiều các thể loại nước ép rau, củ, quả, herbs đủ loại trong vài năm, kể cả đã ko lạ với cần tây vì vẫn ép cùng các loại green juice khác. Tuy nhiên khi thử uống cần tây thử thách 2 tuần theo đúng protocol: 500ml cần tây nguyên chất mỗi sáng trước ăn sáng trong 14 ngày. Thì bản thân mình cũng nhận thấy các hiệu ứng của nó:
  • Da nổi mụn li ti mất một tuần rồi mụn nó lặn (mà mình RẤT HIẾM KHI bị mụn) sau đó thì căng hơn.
  • Tiêu hóa vô cùng nuột nà và thoáng đãng hehe (mà một đường ruột khỏe thì cả người thấy khỏe hơn) kiểu nó extra sạch sẽ cho ruột và cả đại tràng ý
  • Mức năng lượng nhìn chung từ sáng đến giữa ngày cao hơn mọi khi một chút
  • Đầu óc dễ tập trung hơn (vì nó nhẹ hơn)
Đấy là mình là dân uống juice quanh năm. Còn những bạn không bao giờ biết đến raw juice thì sẽ thấy rất nhiều hiệu ứng khác nhau, và thời gian để cơ thể bạn cảm nhận được tác động của nó, đi theo một tiến trình dài bao lâu tới khi nó phát huy hết tác dụng thì sẽ rất khác mình và mỗi người sẽ có một trải nghiệm riêng. Nhìn chung thì người càng nhiều độc tố và các vấn đề thì quãng thời gian ‘làm quen’ chuyển giao ban đầu của cơ thể sẽ dài (đây là giai đoạn cơ thể đi qua bước biểu hiện các triệu chứng thải độc ban đầu, mà hầu hết nó sẽ là triệu chứng ‘tệ hơn’. Sau giai đoạn chuyển giao đó mới tới ngày ‘đẹp đẽ’. Lúc đó bạn mới cảm nhận được cái lợi ích của cần tây. Vì thế có những bạn sẽ phải kiên trì 1 đến vài tháng, dài bao lâu thì tùy ở bạn.