All Posts By:

huyentran

Happy Juicing/ Juicing Basics

Hướng dẫn cho người mới làm quen với nước ép – Juicing guide for beginners

Nếu bạn bắt đầu bước chân vào sự nghiệp juicing. Chúc mừng bạn!

Welcome to the world of better you!

Bạn đã biết lợi ích của juicing. Bạn đã biết khi bắt đầu cơ bản cần những gì. Và bây giờ là: làm ra sao. Bài viết dưới đây mình tổng hợp và chia sẻ các kiến thức cần thiết nhất cho những người mới bắt đầu hoặc muốn bắt đầu với juice.

Chọn máy ép- Máy ép nào phù hợp cho bạn?

Nếu bạn muốn đầu tư một chiếc máy ép, bạn cần xác định:

1. Ngân sách – Khoản tiền bạn muốn dành ra cho việc mua máy. Mình luôn khuyên các bạn hãy mua loại máy tốt nhất trong khoảng tiền bạn có thể đầu tư. Thật sự một cái máy ép tốt sẽ không làm bạn thất vọng. Nó sẽ như bạn thân, như người phục vụ trung thành, ở đó mãi đến khi bạn muốn lên đời em khác xịn hơn chứ hiếm khi máy ép hỏng hóc lắm (ngoại trừ máy đểu hoặc có rủi ro trong sản xuất).

2. Kiểu máy ép: Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy ép: Ép ly tâm (truyền thống, centrifugal juicer), và Ép chậm (slow juicer/masticating juicer). Cá nhân mình rất thích máy ép chậm và đáng để đầu tư: bã khô hơn, nước ép đẹp hơn, còn chất lượng thì chưa kết luận được. Đã có nghiên cứu khách quan về chất lượng nước ép từ máy ly tâm loại tốt và máy ép chậm loại tốt và kết quả cho ra tương đương nhau.

3. Sau khi đã xác định mục 1,2 thì phần còn lại là sở thích: hãng gì, màu gì, kiểu gì v.v. Hiện ở Việt Nam có bán nhiều hãng chuyên máy ép của Hàn quốc, Trung quốc và gần đây các hãng điện máy phổ thông cũng ra đời các dòng máy ép khác nhau. Trước khi mua các bạn tốt nhất nên đến sờ và kiểm tra tận nơi máy, nếu không cũng xem video review (tra trên Youtube). Cân nhắc thêm các yếu tố như:

– Cách tháo lắp có dễ dàng không
– Phần bã đẩy ra có khô không (càng khô càng thích), các chi tiết có gọn gàng tinh tế
– Kích cỡ có phù hợp cho bếp nhà bạn không: nếu để trên bàn bếp có cao quá, to quá không (một số loại miệng máy rất cao)
– Chọn loại miệng rộng hay miệng nhỏ: điểm mạnh của máy miệng rộng là có thể cho phép nguyên quả táo nhỏ nhét vào không cần cắt, tiết kiệm thời gian xắt nguyên liệu, tuy nhiên bã có thể không khô kiệt bằng các loại miệng nhỏ (ví dụ như Hurom không làm dòng miệng rộng, nhưng bã thì rất khô)
– Nhà cung cấp/hãng máy có uy tín không: nói thực là đừng phí tiền mua một máy ép rẻ để rồi sau đó lại phải đổi cái khác. Cái máy ép tốt sẽ giúp bạn yêu thích và dễ dàng có thói quen juicing hàng ngày hơn rất nhiều.
– Các chức năng phụ khác của máy có thực sự cần thiết: các hãng máy ép liên tục cải tiến và thêm các chức năng cho các dòng máy mới để luôn câu kéo nhiều khách hàng hơn nữa, tuy nhiên không phải lúc nào các chức năng đó bạn cũng sẽ dùng đến.
– Nếu quen ai có máy mình thích thì hỏi ý kiến hoặc đến xem thử. Nói chung cứ nghiên cứu càng kỹ càng tốt.

Hurom HH SBF 11

Hurom HH SBF 11 là máy ép mình đang dùng.

Update tí: từ hồi chia sẻ bài này đến giờ mình đã dùng gần chục loại Hurom nữa rồi (update tháng 5/2018)

Lên kế hoạch

Tham khảo các công thức cơ bản cho người mới bắt đầu, hoặc các công thức mà đọc nguyên liệu bạn cảm thấy thích, thấy gần gũi. Bạn có thể tham khảo các công thức trên juicylife.vn

Lên danh sách và số lượng các loại hoa quả, rau củ cần mua.Nên mua để dùng cho ít nhất 3 ngày hoặc cả tuần vì thực sự nhiều lúc tìm mua rau củ sạch rất lắt nhắt.

Ví dụ shopping list cho 1 tuần tham khảo như sau (từ danh sách này bạn ước tính theo số lượng người uống hàng ngày, nhưng mới đầu cứ mua mỗi thứ một chút, riêng táo hoặc dứa mua số lượng gấp đôi):
– Củ: carrot, dưa chuột, thêm 1-2 loại củ/quả khác như bí ngô, bí đao (bí xanh), khoai lang (vàng/tím)…
-Quả: táo (xanh và đỏ), thêm 1-2 loại quả khác (dứa, ổi, lê, dưa hấu/dưa lê…),
– Rau: xà lách, cải xoăn, cải bó xôi, cần tây Đà lạt, ớt chuông…có thể thêm các loại herbs (rau gia vị, như rau bạc hà, rau mùi).

Chuẩn bị dụng cụ và đồ nghề

Ngoài máy ép, các bạn cần thêm một số các dụng cụ sau để đảm bảo việc juicing hàng ngày diễn ra gọn gàng suôn sẻ:

1. Cọ rửa máy: nên chọn một loại cọ riêng, hoặc một miếng mút rửa bát riêng cho việc rửa máy. Một cái cọ rửa bình để rửa chai thủy tinh/nhựa đựng juice.

2. Chai, lọ thủy tinh: tốt nhất là thủy tinh, nắp kín, miệng rộng đễ dễ cọ rửa. Nên có ít nhất 5 chai để xoay vòng, mỗi chai cỡ 250-300ml phù hợp cho 1 serving. Không nên dùng chai đựng to quá nếu mỗi lần ko uống hết lôi ra vào tủ lạnh nhiều làm juice tiếp xúc nhiều với không khí, không tốt cho việc bảo quản. Mình chuyên có hàng chục chai thủy tinh 300ml để chuyên đựng juice và sữa thực vật mình làm mỗi ngày. Rửa một loạt mỗi tối cho khô ráo chờ đựng sáng hôm sau.

3. Thớt: một cái thớt riêng chuyên cho juice để cắt gọt các loại rau quả, không dùng chung với các thức ăn khác.

4. Cốc thủy tinh: Cốc đẹp thì ngon mắt, lại tiện chụp ảnh khoe lên FB group nhé, để cho nhau thêm cảm hứng mỗi ngày 🙂

5. Nếu bạn hay phải mang juice theo mình khi vận chuyển, bạn nên có một túi đá giữ nhiệt.

What to juice – Nên ép gì?

Khi mới bắt đầu, bạn nên chọn những loại quả, hoặc rau củ mà mình thích ăn, vì khi đó mình quen với vị của nó rồi. Kế đó, nên chọn những loại juice từ nguyên liệu phổ thông hơn, tốt nhất cần tham khảo các công thức cho beginners. Các bạn nên theo công thức khi mới bắt đầu để tránh tình trạng thất vọng do tự mix ra nước không ngon. Sau khi đã quen dần bạn sẽ tự biết cách điều chỉnh cho hợp khẩu vị của mình và dần dần sử dụng rau xanh. Mình tóm gọn lại các bước để tham khảo như sau:

Bước 1: ép đơn vị (chỉ một vị, một loại hoa quả mà mình thích). Khi mới bắt đầu, nên uống chỉ 1-2 cốc một ngày để cơ thể làm quen dần. Có thể với những người nhậy cảm sẽ mất một giai đoạn chuyển giao, có thể thấy đầy bụng, ợ hơi v.v. nhưng rất ít thôi. Nên tùy theo thể trạng mà uống.

Bước 2: ép 2-3 nguyên liệu (chủ yếu vẫn là hoa quả hoặc thêm xíu củ, những loại phổ thông, các vị kết hợp hay được bán ở ngoài hàng mà bạn đã từng thử và thích)

Bước 3: bắt đầu thêm rau xanh, từng chút một thôi. Sử dụng những công thức trước đó bạn thích, cho thêm 1 nắm rau xanh hoặc một chút các loại củ mà bạn muốn thử nghiệm. Nước ép rau có vị hơi ngái đặc trưng và có thể cần thời gian để làm quen, nhưng lợi ích thì lại vô cùng lớn. Càng xanh, càng nhiều dinh dưỡng, vị càng đặc trưng. Bạn chỉ cần giữ nguyên tắc ‘từng chút một’, và giữ công thức base (công thức vị nền) yêu thích của mình (ví dụ mình hay có một vài công thức base chính để thêm thắt các loại rau vào, ví dụ 1 táo + 1 carrot, hoặc ½ quả dứa, hoặc 1 cam + 1 táo v.v), và cũng nên thử từ những loại rau vị nhẹ rồi mới tới các loại vị mạnh. Nếu thấy vị ngái hoặc chưa vừa miệng, cứ cho thêm táo.

Khi đã thành thạo rồi, bạn hãy bắt đầu thí nghiệm với thật nhiều loại rau củ quả khác nữa. Nước ép phải luôn phong phú, càng đa dạng càng tốt, càng nhiều dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể.

Một lưu ý cực kỳ lớn nữa, mà mình đôi lúc vẫn được hỏi ‘cái này luộc rồi ép à?’: tất cả các nguyên liệu khi ép đều là RAW (sống, không qua nhiệt). Đừng ngại! Raw food mang lại những lợi ích mà cooked food không thể so sánh.

What not to juice – Không nên ép gì?

Bạn có ép được tất cả các loại rau củ quả không? Không.
Mặc dù máy ép chậm cho phép ép được gần như tất cả các loại củ cứng và rau lá, có những loại ‘không ép được’, vì nó quá mềm và tốt nhất là dùng cho sinh tố, ví dụ như: chuối, bơ, xoài chín, phần thịt quả dừa v.v. Các loại quả càng mềm sẽ càng khó ép.

How to make a juice – Các bước làm một cốc nước ép

Về cơ bản, khi bạn đã có máy ép rồi, bạn chỉ cần nguyên liệu nữa thôi.

B1 – Rửa: Rau củ quả sau khi đã mua về cần được rửa thật sạch. Đây là bước quan trọng trong làm juice.

Có thể dùng túi nilong sinh học mua ở các siêu thị để bọc âu đựng bã, tiết kiệm công rửa bã, và phần bã có thể dùng để tái sử dụng (bón cây, làm một số món ăn, đắp mặt…)

B2 – Cắt gọt rau củ quả: nạo/gọt vỏ và cắt thanh dài (với củ), tùy miệng máy vì một số máy miệng rộng cho phép nhét nguyên liệu cỡ to, cắt ngắn rau (đặc biệt các loại rau nhiều xơ để tránh tắc máy). Nhớ là chỉ nên cắt nguyên liệu ngay trước khi ép (vì rau củ một khi đã cắt nhỏ sẽ mất dinh dưỡng nhanh hơn). Thường mình hay để nguyên liệu cho từng công thức vào các bát/hộp riêng, ví dụ bạn định làm 2 công thức, thì nguyên liệu của từng công thức để vào 2 chỗ riêng nhau, lúc ép không cần nghĩ trộn cái gì với cái gì.

B3 – Chuẩn bị máy ép, bật máy, nhét các nguyên liệu đã chuẩn bị vào miệng máy. Lưu ý ép xen kẽ các loại rau với các loại củ quả để đẩy phần xơ rau tốt hơn. Nếu phần bã vẫn còn ướt, đổ lại vào máy ép lần nữa. Tuy nhiên nếu dùng máy ép tốt thì ko cần bước này.

B4 – Thưởng thức – Thành phẩm đã có: đổ ra cốc, thêm đá nếu thích, uống ngay lập tức. Nước ép tốt nhất là uống tươi ngay khi vừa làm bởi chất dinh dưỡng sẽ từ từ mất đi theo thời gian. Có một số người thích pha nước vào juice nhưng với mình juice phải luôn nguyên chất, luôn đậm vị vốn có của nó. Lưu ý là nước ép KHÔNG ĐƯỢC CHO ĐƯỜNG! Nhắc lại lần nữa, là không đường, và luôn là không đường.

Các lưu ý cơ bản khi mix juice

Juice phải có vị dễ uống. Phải ngon và phải có màu đẹp! Nhưng nếu bạn là người ít ăn rau củ quả tươi, vị giác của bạn sẽ cần thời gian để làm quen (vị giác có thể luyện được!). Một khi bạn bắt đầu quen với vị juice nguyên chất, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hơn rất nhiều từng vị, từng mùi, từng cái ngon của rau củ quả. Khi bạn chú ý cảm nhận, bạn sẽ dần tự nhận ra cái gì nên kết hợp với cái gì. Nếu bạn là người thích tìm tòi và không ngại thất vọng, không ngại các sản phẩm khó uống, không ngại đổ bỏ thành phẩm, bạn cứ tha hồ tự kết hợp các loại với nhau tùy ngẫu hứng. Nhưng nhìn chung mình khuyên các bạn nên theo công thức khi mới bắt đầu, cũng như các lưu ý sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn:

– Tỉ lệ chung để trung hòa các loại rau ngái hoặc vị mạnh là: 3 phần rau quả vị nhẹ, trung tính (như táo, dứa, cà rốt, lê…) với 1 phần rau quả vị mạnh/ngái (các loại rau lá xanh, cải, súp lơ, cần tây, củ dền …)

– Cân bằng giữa vị ngọt và chua- thêm chanh. Đặc biệt juice có rau lá xanh nên có thêm chanh vừa để giữ màu vừa giữ dinh dưỡng tốt hơn.

– Hãy bắt đầu đơn giản, từ từ, và nên ép táo/dứa làm vị nền. Các loại quả này có vị ngọt đậm và thơm, có khả năng che dấu nhiều vị ngái của rau.

– Chọn các loại rau xanh vị nhẹ (cần tây, xà lách, cà rốt, cải xoăn, bó xôi) rồi dần dần thử nghiệm các loại rau vị mạnh hơn.

Cách mix cơ bản cho VỊ NGON của công thức juice

1 công thức Juice = Juice Base (vị nền) + Main Ingredients (thành phần chính) + Sweeteners (loại tạo ngọt) + Optional Ingredients (loại quả khác tùy theo khẩu vị)

Juice base: là loại rau/củ/quả nào được dùng phổ biến nhất, số lượng lớn nhất trong một công thức, có thể dùng trong tất cả các loại juice của bạn.

Ví dụ các loại base mình hay dùng:
carrot + táo
dưa chuột + chanh vàng
dứa+ dưa chuột
táo + cam

Main Ingredients: là rau/củ/quả quyết định màu sắc tổng thể của cả cốc juice. Nó có thể là các loại rau lá xanh/củ có màu xanh như: cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ xanh, mướp đắng…hoặc các loại củ màu đỏ như củ rền (mầu sắc được nói trong phần dưới đây).

Sweeteners: thường là các loại quả để tạo độ ngọt cho nước juice, vì thực tế nếu uống nước rau củ không thôi sẽ rất khó uống vì mùi vị ngai ngái và ngang. Chúng ta có thể dùng: táo, dứa, dưa hấu, cam, lê, nho…Nếu base của bạn có vị ngọt rồi thì có thể không cần thêm củ ngọt khác. Trong một số trường hợp, đặc biệt là green juice (nước ép rau xanh), người ta có thể thêm mật ong để cân bằng vị rau thay vì dùng quả ngọt.

Optional Ingredients: là loại tùy ý bạn muốn thêm vào để cho vị/màu sắc ngon và đẹp hơn, ví dụ: các loại rau gia vị (mình hay dùng lá bạc hà, rau mùi, rau thơm), chanh, xả, gừng, nghệ, thậm chí tỏi…

Ví dụ cụ thể cho một công thức green juice từ nguyên tắc trên như sau:

2 táo + 1 carrot (Base) + 1 nắm bó xôi (Main) + 1/2 quả chanh + 1 nhánh xả (Optional)

Ngoài ra bạn có thể thử với 5 công thức đơn giản tại đây. Và ngoài ra hầu hết các công thức trên juicylife đều rất dễ uống, rất ngon. Các bạn mới cũng đều làm được.

Cách mix cơ bản cho MÀU SẮC hấp dẫn

Màu sắc của juice rất quan trọng. Mình rất không thích một cốc juice bị màu nâu hay bị phá màu.

1 nguyên tắc cực căn bản và cực dễ để mọi người có thể kết hợp hương vị thơm ngon cũng như màu đẹp cho nước ép, đó là: “DRINK YOUR COLORS” – hiểu đơn giản là màu nào đi với màu đó.

Juicing gần như chỉ có 5 tông màu cơ bản:
Đỏ/đỏ hồng: củ rền, dưa hấu, củ cải đỏ, cà chua…
Cam/vàng: cà rốt, bí đỏ, khoai lang vàng …
Xanh lá: cải xoăn, cải bó xôi, bí đao…
Tím: bắp cải tím, khoai lang tím…
– Trắng/trắng sữa: táo, dưa lê…

Ngoài ra có thể có màu xanh lục nếu dùng các loại tảo lục (algae).
Thông thường khi muốn cốc nước ép có màu gì thì ta cho nhiều nguyên liệu của màu đó (phần main ingredients). Nếu trộn rau cải xoăn với dưa hấu thì đảm bảo màu sẽ bị phá và vị cũng không ngon. Ta có thể dùng vị trắng để tạo ngọt cho các vị khác.

Khi nào nên uống juice

Thời gian tốt nhất để uống juice nguyên chất, fresh, chính là khi dạ dày bạn trống rỗng (tức là khi không no), khoảng ít nhất trước bữa ăn 30 phút. Tại sao lại như vậy: vì khi đó cơ thể bạn đang chờ đón năng lượng và sẽ hấp thu tốt nhất, nhiều nhất bất kể thứ gì bạn nạp vào. Và đương nhiên bạn muốn nó hấp thu những gì tươi lành nhất từ thực vật, với thật nhiều chất khoáng và vitamins lành mạnh, thay vì vồ vập ngay vào những món ăn vặt nhiều đường, nhiều chất béo có hại, nhiều muối hay calorie rỗng (không có chất gì ). Vì vậy lúc bạn đói cũng phải lưu ý, cảnh giác cái gì cho vào mồm nhé 🙂

Các bạn nên uống fresh juice vào buổi sáng, trước bữa sáng mỗi ngày. Khi đó cốc nước ép sẽ đánh thức cơ thể bạn và đem lại cảm giác rất sảng khoái, để bắt đầu một ngày với rất nhiều năng lượng xanh cho từng tế bào. Có thể nhiều người sẽ nói buổi sáng cập rập chết đi được, bận chết đi được, lôi đâu thời gian làm nước ép, mà uống, mà rửa máy móc. Các mẹo sắp xếp để tiết kiệm thời gian trong làm juice mình sẽ đề cập sau.

Uống juice buổi sáng có thể nhiều bạn phân vân nó bị chua hay nhiều acid, ví dụ nước ép các loại quả họ cam chanh v.v Nhưng nếu bạn tìm hiểu thêm sẽ thấy các loại quả này thực ra mang tính kiềm (chứ không phải acid như mình vẫn tưởng). Bạn có thể thử chút một xem cơ thể phản ứng ra sao nhé. Với mình thì mình chưa bao giờ gặp vấn đề gì với nước ép nhiều quả chua, ví dụ như mình có thể uống nước ép nguyên chất của chanh leo (mà chỉ chanh leo thôi ý), tới gần 100ml ý, buổi sáng chưa ăn gì, mà thấy vị nó vừa chua vừa có vị ngọt trong cái chua đó, khó tả lắm, nói chung là phê. Nên tóm lại bạn cứ căn theo cơ thể chính bạn mà triển, nhưng mình đảm bảo là cơ thể bạn sẽ được ‘làm quen’ dần với nước ép rau quả. Và một khi đã quen rồi thì có thể uống juice vô tư lúc đói, lại còn thích hơn ý. Mình thì đặc biệt thích uống juice khi đói hay mệt mệt, uống xong là thấy vitamin chạy khắp người, khó tả lắm bạn cứ tự cảm nhận nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn uống fruit juice (ép từ hoa quả) chủ yếu vào buổi sáng, khi cơ thể cần carbohydrates lấy năng lượng, còn vegetable juice (ép từ rau hoặc pha lẫn rau, ít ngọt hơn) chủ yếu vào buổi chiều tối.

Tóm lại, liên quan đến khi nào uống juice thì cần tuân thủ theo 2 nguyên tắc sau:

1.  Buổi sáng nên uống các loại nước ép hoa quả. Bữa ăn sáng nên diễn ra sau đó 30 phút

2.  Nếu uống juice kèm theo bữa ăn vào các thời gian trong một ngày thì cần uống từ từ và xục quanh miệng để thúc đẩy các enzym tiêu hóa (tốt nhất là nên uống trước bữa ăn khi dạ dày còn chưa bị lấp kín bởi thức ăn, lúc đói cơ thể mới hấp thu dinh dưỡng từ juice tốt nhất). Nếu đã ăn nhiều trong 1 bữa thì nên uống nước juice sau đó 2h chứ không nên dùng juice để tráng miệng hay ăn cùng bữa như mọi người vẫn hay uống khi đi ăn hàng đâu nhé, phí công uống juice và cũng ko nạp được tối đa dinh dưỡng từ nó.

juiceonbeach

Còn gì thích hơn được bắt đầu một ngày với nước ép fresh

Cách bảo quản juice

Ngoài việc bảo quản nguyên liệu trước khi ép sao cho giữ được tối đa dinh dưỡng của rau quả, việc bảo quản sau khi đã ép là rất quan trọng.

Lưu ý No.1: uống ngay khi vừa ép, fresh nhất có thể. Nếu không uống ngay thì ngay lập tức phải giữ lạnh (1-5oC). Nếu bạn để nước ép ở nhiệt độ phòng càng lâu thì chất lượng nước ép càng giảm và rất mau hỏng. Các chất dinh dưỡng trong rau củ quả sống rất dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ cao. Đặc biệt là Vitamin C, thường bắt đầu giảm dần ngay từ khi rau quả được hái. Nếu bạn thường xuyên mang nước ép đi xa như đi làm, phải đảm bảo chỗ làm có tủ lạnh, nếu không bạn phải mang theo túi đá giữ nhiệt. Nếu khoảng cách di chuyển từ nhà đến chỗ làm trên 30p, tốt nhất bạn nên cho chai juice vào túi đá giữ nhiệt, hoặc bỏ vài viên đá vào cùng túi xách mà bạn để chai juice.

Luôn trữ juice trong chai kín. Tốt nhất là chai thủy tinh, đậy nắp kín. Nếu không thì chọn chai nhựa BPA free kín nắp. Nếu bạn để juice trong cốc không kín hơi, dù có để tủ lạnh thì mặt tiếp xúc của juice với không khí lớn vẫn tăng khả năng oxy hóa.

Đổ đầy juice tới miệng chai: tránh oxy chui vô nằm giữa phần juice và nắp chai. Nếu bạn để ý sẽ thấy, khi mình đổ juice ko đầy nắp chai, sau một thời gian bỏ từ tủ lạnh ra, mình vẫn sẽ thấy phần juice trên cùng tiếp xúc với không khí đó sẽ hơi ngả màu hoặc thâm lại.

Thời gian lưu trữ:

Trữ lạnh 1-5oC: tốt nhất trong vòng 24h (với máy ép ly tâm) và 48h (với máy ép chậm). Tuy nhiên bạn là người cần biết rõ nhất juice của mình có tình trạng ra sao. Hãy sử dụng các giác quan của mình để quyết định còn uống hay phải đổ bỏ juice nếu nước có mùi, màu biến đổi lạ. Có nhiều bạn thắc mắc về việc nước ép bị tách nước: Điều này hoàn toàn bình thường! Đây không phải dấu hiệu nước ép đã bị hỏng hay không nhé. Việc nước ép bị tách nước hoặc lắng bã dưới đáy có thể xảy ra ở cả máy ép ly tâm và máy ép chậm, phụ thuộc vào nguyên liệu công thức đó.

Đông lạnh: ngay khi ép xong, đóng chai kín, đông lạnh, juice có thể để được 10 ngày. Trước khi uống bạn bỏ từ ngăn đông lạnh sang ngăn mát của tủ lạnh trước đó 5-8h (có thể bỏ từ đêm hôm trước để sáng hôm sau uống).
Có thể bạn thấy sao kích rích vậy, từ chọn nguyên liệu, đến bảo quản nước, rồi thời gian để ngắn, dễ mất dinh dưỡng v.v. nhưng bạn cần nhớ – nó phải vậy. Đó là điều tất yếu. Càng tươi nguyên thì càng mau hỏng. Bạn muốn hưởng các tinh túy từ đất mẹ thì phải biết trân trọng. Nếu muốn lâu hỏng và tiện lợi thì xin mời uống các loại đồ uống công nghiệp chỉ toàn nước, đường, hóa chất và chất bảo quản. Để được mấy năm cơ nhé. Nhưng bạn cứ tin mình đi, cứ thử uống jucie nguyên chất đi, bạn sẽ cảm thấy rõ ràng mình đang đối xử tốt với cơ thể mình đó.

Budget tip – Juicing tốn tiền quá?

Đúng vậy. Ngay từ khâu ban đầu bạn đã phải đầu tư một chiếc máy ép tốt. Tốt nhất là không phí tiền mua những loại máy ép 1-2 triệu vì 1.chất lượng nước ép có thể không cao, không giữ được nhiều vitamin; 2.rửa ráy lắp tháo mỗi ngày mà ọp ẹp thì sẽ nản; 3.bã còn quá nhiều nước thì quá phí nguyên liệu, về lâu về dài là tốn kém. Cộng vào đó là chi phí mua rau củ quả sạch, với số lượng khá lớn (một cốc nước ép thường có được từ cả cân rau củ), chưa kể nếu bạn dùng đồ hữu cơ. Nhưng mà rất đáng đầu tư. Bởi, chi phí cho sức khỏe, cho khám chữa thuốc men bệnh tật thì còn kinh khủng hơn. Ngoài ra khi bạn quen uống juice, bạn đã thay đổi lối sống theo hướng healthy hơn rồi, thì bạn không còn quá thích những đồ ăn unhealthy khác, các loại fast food, các loại đồ ăn rác khác. Vậy là tiết kiệm tiền cho mấy món vô bổ đó. Thêm nữa, có những cách để tiết kiệm chi phí, ví dụ như:

– Máy ép: mua máy thanh lý, hoặc nhờ được người mua xách tay từ Hàn, Mỹ, Đức v.v (giá thấp hơn khá nhiều so với bán trong nước, ví dụ như Hurom chênh giá giữa Việt nam và Hàn quốc tới vài triệu)
– Với nguyên liệu thì đằng nào mình cũng phải mua rau quả ăn cho gia đình hàng ngày, nhưng để mua số lượng lớn có thể đặt theo tuần của một vài mối bạn biết, hoặc rủ mua chung rau sạch với những người gần nhà hoặc đồng nghiệp. Nếu có người nhà gửi thực phẩm sạch ở quê lên thì càng tốt.
– Chọn ép các loại củ quả đang vào mùa
– Chỉ mua một số loại rau organics thôi. Mà thực ra để dùng toàn bộ organics trong tình trạng thị trường rau hữu cơ còn lỏng lẻo như hiện nay thì thực là một thách thức. Có đâu ta dùng đến đó. Nhà ăn được gì thì ta mua loại đó. Vì cơ bản mua nguyên liệu để ép cũng như để ăn hàng ngày thôi.

Một số phản ứng phụ của người mới bắt đầu

Với những người mẫn cảm hay cơ thể ít tiếp xúc với rau củ sống, có thể có một số phản ứng trong vài lần đầu uống jucie nguyên chất như chóng mặt, đầy hơi, khó chịu v.v. vì có thể là phản ứng thải độc của cơ thể. Nếu các phản ứng đó mạnh và kéo dài quá 2 ngày bạn nên đến gặp tư vấn bác sỹ. Tuy nhiên hầu hết juice rất lành. Nhiều loại rau có tính thải độc cao hơn các loại khác (ví dụ như gừng, nghệ, củ dền, rau mùi, hay đặc biệt là cỏ lúa mỳ wheatgrass và chùm ngây). Khi bắt đầu thì mình nên dùng những loại nhẹ nhàng hơn, vị dịu hơn, số lượng nhỏ thôi.  Nếu vẫn nghi ngờ hoặc bạn đang có các vấn đề sức khỏe bạn cần tư vấn bác sỹ trước.

Juicing đúng cách là một phương pháp dinh dưỡng đã được chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe (cũng giống như không ai phủ nhận lợi ích của ăn nhiều rau củ quả). Mình hi vọng bài viết này sẽ hỗ trợ các bạn làm quen với nước ép nguyên chất  dễ dàng hơn, thú vị hơn. Nếu các bạn có câu hỏi gì cứ comment ở dưới post cho mình biết nhé!

Happy juicing everyone!

Huyen's Signature

 

Các bạn nhớ đừng bỏ qua các bài sau để thực sự hiểu:
Lý do tại sao  nước ép có thể giúp bạn thay đổi hiện trạng sức khỏe và thấy tràn trề năng lượng tươi mới hơn
Lý do tại sao chúng ta cần tăng cường năng lượng sống nhờ ăn các thực phẩm ‘alive’
Sau đó cần những gì để bạn bắt đầu juice
Xem video review các dòng máy ép chậm phổ biến trước khi quyết định chọn mua máy ép cho mình
Và nhớ thực hành với 5 công thức nước ép ngon bổ đơn giản cho người mới ép

JUICE RECIPES/ Recipes/ Smoothie

Slimming smoothie – Sinh tố xanh giảm cân

Chưa bao giờ mình thấy những từ khóa ‘giảm cân’ ‘weightloss’ lại xuất hiện nhiều đến thế. Người người, nhà nhà ám ảnh đến từ giảm cân, đặc biệt là các chị em. Cũng dễ hiểu thôi. Thời buổi ở đô thị bây giờ, cuộc sống dư thừa đạm, dưa thừa năng lượng, dư thừa cân nặng, thiếu trầm trọng vận động cũng không phải hiếm. Và mọi người cuống lên khi họ tin đã tìm thấy giải pháp với cơ man các sản phẩm, phương pháp, trị liệu, dịch vụ ăn theo nhu cầu và khao khát này. Nói đến giảm cân là một chủ đề quá rộng. Ở bài viết này chủ yếu mình giới thiệu công thức và hẹn các bạn trao đổi sâu hơn ở bài viết khác nhé.

Công thức này là Sliming smoothie, tức là dạng sinh tố kết hợp cùng juice. Các nguyên liệu được ép lấy nước trước rồi xay cùng thịt quả bơ. Vậy là sử dụng cả máy ép và máy xay sinh tố. Nếu các bạn chỉ có máy xay sinh tố, có thể thử xay tất cả lên uống, nhưng nói thật là sẽ khó uống hơn juice (vì quá nhiều xơ từ những loại xơ khó xay như cần tây).

Nếu bạn muốn thay smoothie này cho một bữa ăn, bạn đã có 1/3 khẩu phần ăn trong ngày của mình toàn từ rau quả tươi rồi. Đây là cách giảm cân rất từ từ, hoặc đừng quá hi vọng, cứ uống và cảm nhận và để cơ thể hưởng năng lượng xanh tươi đó hàng sáng. Nếu không giảm cân thì chí ít bạn cũng đang ăn thật lành mạnh.
Công thức này sẽ cung cấp ngoài các vitamin, khoáng chất, enzyme, còn chất béo (healthy fat is good!) và amino acids. Nếu quá đói, lần tới bạn có thể cho thêm chút hạt chia, hoặc chút yến mạch ăn liền, hoặc giữa giờ nhấm nhá thêm ít trái cây.

Nên uống vào buổi sáng. Ví dụ sáng sớm bạn uống cốc nước mật ong chanh ấm, tập thể dục 30p rồi làm một cốc này, sẽ thấy rất sảng khoái, bởi năng lượng từ rau quả tươi sẽ rất khác năng lượng từ các đồ ăn đã nấu chín hoặc nhiều muối, nhiều mỡ.

Có ai thích uống smoothie buổi sáng không vậy? Các bạn thường làm loại nào? Chia sẻ và comment dưới đây nhé 🙂

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 20min

Ingredients (6 items)

  • 2 quả táo (rửa sạch, bỏ vỏ, nếu là táo hữu cơ có thể để vỏ, bỏ hột)
  • 2 nhánh cần tây
  • 1 quả dưa chuột (nạo vỏ, nếu là hữu cơ có thể để vỏ)
  • 1 quả chanh xanh (không hạt, bỏ vỏ hoặc để cả vỏ tùy thích)
  • 1 mẩu gừng 2-3cm (rửa sạch nạo vỏ)
  • 1/2 quả bơ (tách lấy thịt quả)

Instructions (2 Steps)

1

Ép phần táo, cần tây, chanh, gừng, dưa chuột. Dùng nước ép xay cùng thịt quả bơ trong máy sinh tố cho nhuyễn. Có thể rắc thêm chút hạt chia. Nếu cần uống ngọt hơn thì tăng lượng táo.

2

Uống tươi. Có thể thêm đá. Có thể làm gấp đôi công thức bạn sẽ có thêm 1 suất để uống lúc giữa chiều hoặc thay cả bữa trưa 🙂 Tùy bạn nhé.

Notes

Chú ý dùng nguyên liệu ngon, đặc biệt quả bơ ngon nếu không muốn hỏng cả công thức (bơ lỡ bị đắng sẽ rất khó uống).

Happy Plant-based Milk/ Plant-based Milk/ Recipes

Cách làm sữa nghệ đơn giản chất và ngon (Turmeric Latte)

Thank life I found you!

Trời ơi sao lại có món đồ uống tuyệt vậy nhỉ? Giá như mình biết đến em ấy sớm hơn, nhưng muộn còn hơn không.
Món này ai không thích nghệ cũng phải suy nghĩ lại. Ai thích nghệ mà ko thử thì uổng phí cuộc đời. Thật luôn!

Turmeric latte còn được gọi là Golden mylk ( dùng chữ mylk thay cho milk là để chỉ các loại sữa không phải từ động vật). Sữa vàng nhé! Không chỉ bởi màu vàng rực rỡ mà còn ở lợi ích của ẻm. Hiện nay các cửa hàng cafe từ Mỹ tới Âu, Úc đều đưa ẻm vào menu và được cộng đồng các nước phương Tây hưởng ứng nhiệt tình. Báo cáo của Google cho thấy tỉ lệ tìm từ khoá turmeric latte và tên loại gia vị này tăng gấp đôi trong chưa đầy 3 tháng cuối năm 2015 và tăng 300% trong vòng 5 năm gần đây. Đủ để thấy độ hot của nghệ với phương tây. Còn với chúng mình châu Á thì nghệ không có gì mới mẻ xa lạ cả. Tuy nhiên sữa nghệ, món đồ uống đang làm mưa gió trong cộng đồng sống khoẻ trên thế giới, lại còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Tại sao không nhân rộng món đồ uống tuyệt vời này nhỉ? Rất nhiều người đang pha tinh bột nghệ với mật ong để uống hàng ngày. Sữa nghệ hoàn toàn có thể là lựa chọn tuyệt vời cho tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ tới thai phụ hay người cao tuổi, có bệnh hay hoàn toàn khoẻ mạnh. Cái chính là nó còn ngon cơ!

Mà lại còn rất dễ để làm tại nhà nhé!

Cơ bản sữa nghệ được pha từ: sữa (nên chọn sữa từ thực vật: ngon nhất là sữa hạnh nhân/ hạt điều / sữa dừa) và Nghệ (ép tươi lấy nước, hoặc dùng bột nghệ pha với chút nước ấm cho tan). Nguyên liệu phụ không bắt buộc: chút quế, chút mật ong, chút dầu dừa, thậm chí chút hạt tiêu (yes, bạn cứ thử đi!)

Công thức cụ thể mình đã làm, và hoàn toàn ngây ngất là như sau:

1l Sữa hạnh nhân hạt điều
50gr hạnh nhân & 50gr hạt điều rang muối (cả 2 loại hạt đều ngâm 8h, luộc 5p và bỏ vỏ). Xay cùng 1l nước lọc trong máy xay sinh tố. Lọc qua rây.

Cho hỗn hợp sữa lên bếp đun nhỏ lửa (ko đun sôi nếu ko sữa có hạnh nhân sẽ bị lợn cợn tách nước)

Thêm 1tsp bột nghệ (hoặc nước ép của 1 củ nghệ bằng ngón tay cái).
1tsp bột quế
Xíu đường mía
Thêm tị ti muối biển (giúp sữa đậm đà hơn và bảo quản lâu hơn).

Phiên bản uống nóng ta thêm 1 thìa dầu dừa ép lạnh, ngon cực kì! Phiên bản để uống lạnh ta có thể bỏ qua dầu dừa hoặc cho rất ít thôi vì khi lạnh dầu dừa hơi đông lại lúc uống có thể thấy vài ba cục dầu dừa nho nhỏ hè hè.

Rót ra cốc, rắc thêm tị quế nữa. Hít hà! Ngắm nhìn cái màu nghệ óng ánh vàng đượm ấy. Nếm đi! Nó ngậy ngậy thơm, thoang thoảng mùi nghệ, phảng mùi quế ấm…. Ực ực

Nếu làm bằng sữa dừa thì ta xay 1l nước nóng già cùng 300gr dừa nạo, lọc qua rây. Sau đó xay cùng nghệ và các ngyên liệu còn lại tương tự nhé.

Nếu làm bằng tinh bột nghệ thì sữa không có màu vàng rực mà chỉ hơi ánh vàng nhẹ, không thơm bằng, nhưng vẫn ngon. Nếu nhà bạn có sẵn tinh bột nghệ thì có thể thử. Tuy nhiên mình thích nghệ dạng tươi hoặc dạng bột nguyên thể hơn tinh bột nghệ.

Ôi. Mình ước ao thật nhiều người biết đến món sữa nghệ ngon bổ lành này. Rất mong mọi người triển khai ngay hôm nay và chia sẻ thành phẩm trong comment dưới post này nhá!

Các bạn có thể đọc thêm về bài viết sữa nghệ của mình phối hợp cùng báo Soha Magazine tại đây

turmericlatte

Turmeric Latte - Sữa nghệ

Print Recipe
Serves: 1l Cooking Time: 30min

Ingredients (6 items)

  • 1l Sữa hạnh nhân hạt điều (được làm từ 50gr hạnh nhân & 50gr hạt điều rang muối)
  • 1tsp bột nghệ (hoặc nước ép của 1 củ nghệ bằng ngón tay cái).
  • 1tsp bột quế
  • 1 tsp đường mía (hoặc đường dừa hay đường dạng thô, nếu không có thì dùng loại đường nhà bạn sẵn có). Nếu không dùng đường bạn có thể dùng mật ong.
  • 1/4 tsp muối biển (giúp sữa đậm đà hơn và bảo quản lâu hơn).

Instructions (6 Steps)

1

Để làm 1 lít sữa hạnh nhân hạt điều:

2

Cả 2 loại hạt đều ngâm 8h, luộc 5p và bỏ vỏ, xay cùng 1l nước lọc trong máy xay sinh tố, lọc qua rây).

3

Cho hỗn hợp sữa lên bếp đun nhỏ lửa (ko đun sôi to lửa nếu ko sữa có hạnh nhân sẽ dễ bị lợn cợn tách nước)

4

Thêm các loại bột gia vị còn lại, nguấy đều.

5

Phiên bản uống nóng ta thêm 1 thìa dầu dừa ép lạnh, ngon cực kì! Phiên bản để uống lạnh ta có thể bỏ qua dầu dừa hoặc cho rất ít thôi vì khi lạnh dầu dừa hơi đông lại lúc uống có thể thấy vài ba cục dầu dừa nho nhỏ hè hè.

6

Rót ra cốc, rắc thêm tị quế nữa. Hít hà! Ngắm nhìn cái màu nghệ óng ánh vàng đượm ấy. Nếm đi! Nó ngậy ngậy thơm, thoang thoảng mùi nghệ, phảng mùi quế ấm.... Ực ực

Notes

Nếu làm bằng tinh bột nghệ thì sữa không có màu vàng rực mà chỉ hơi ánh vàng nhẹ, không thơm bằng, nhưng vẫn ngon. Nếu nhà bạn có sẵn tinh bột nghệ thì có thể thử. Tuy nhiên mình thích nghệ dạng tươi hoặc dạng bột nguyên thể hơn tinh bột nghệ.

Happy Plant-based Milk/ JUICE RECIPES/ Plant-based Milk/ Recipes

Cách làm sữa cà rốt cực ngon – Carrot mylk

Các loại sữa thực vật khi được mix mix trộn trộn với hoa quả mùi vị rất ngon (sữa chuối là món mình rất khoái), và khi mix với củ không ngờ cũng ngon không kém, ví dụ như món sữa cà rốt này.

Sữa cà rốt được bán phổ biến ngoài phố, quán cafe hay cửa hàng ở các nước như Malaysia hay Ấn Độ như một món đồ uống thân thuộc, giản dị. Tuy nhiên tại Việt Nam, có thể một phần sữa thực vật chưa được bán phổ biến nên các biến thể của nó như sữa nghệ hay sữa cà rốt cũng chưa được bán rộng rãi.

Thành phần món này cũng chỉ cơ bản từ 3 nguyên liệu: cà rốt (chín hoặc ép nước sống), và sữa (sữa bò hoặc sữa thực vật), thêm chút gia vị cho tăng hương vị (quế, cardamom/bạch đậu khấu, safffron, gừng…tuỳ) và chất tạo ngọt (đường, mật ong hay mapple syrup, hay xay cùng ít chà là/nho khô lấy ngọt tự nhiên). Vậy nhưng có những thứ đơn giản lại cực kỳ hay. Làm lại không lâu. Để trong tủ lại được vài ngày cơ. Tiết kiệm được khối thời gian!

Có vài phiên bản làm sữa carot.

Cách 1: cà rốt nấu chín + sữa

Cà rốt thái khoanh, hấp hoặc luộc chín, xay nhuyễn trong máy xay sinh tố, bỏ  sữavào hâm nóng, thêm các loại gia vị và đường. Lưu ý nếu làm từ sữa nền là sữa hạnh nhân thì không được đun sôi to lửa, chỉ để lửa rất nhỏ và hâm ấm, cốt để hòa quyện cùng với phần cà rốt đã xay.

Cách 2: là cách của mình như sau

3 củ cà rốt to (nếu nhỏ thì 4-5 củ) ép lấy khoảng 50ml juice cốt
1 l Sữa hạnh nhân (ngâm 100gr hạnh nhân, luộc hạt, bỏ vỏ, xay nhuyễn cùng 1l nước lọc ấm, lọc qua rây bỏ bã)
1 tbsp bơ lạc (hoặc bơ hạnh nhân hay các loại bơ hạt tuỳ vv). Không có bơ thì tăng lượng hạnh nhân cho sữa đặc ngậy hơn nữa.
1tsp bột quế
1tsp vani tinh chất (optional)

Cà rốt ép lấy nước cốt bằng máy ép. Dùng juice carrot đổ vào cùng sữa hạnh nhân. Thêm bột quế và bơ lạc, mật ong. Ngoáy tung lên cho tất cả tan cùng nhau. Thưởng thức 🙂

Sữa hạnh nhân đã ngon rồi, thêm juice carrot và bơ lạc ngậy thơm, cho xíu mật ong và quế rất dậy mùi. Màu sữa cam cam cực yêu. Phiên bản này mình uống mát. Nếu uống ấm thì hâm lên cho xíu gừng (lúc ép cà rốt ép luôn tí gừng, hoặc đập dập cho vào nồi sữa khi hâm), rất ấm lòng. Trẻ con cũng thích.

Ai không có máy ép thì làm bằng máy xay sinh tố. Xay tất cả hạnh nhân lẫn cà rốt khi làm sữa rồi lọc cả thể cũng được.

Ai thích làm carrot chín thì theo cách 1. Thích ngậy và nịnh lưỡi nữa thì có thể dùng sữa đặc. Tuy nhiên,mình là fan của juice nên cái gì raw được là mình dùng raw. Rau củ sau khi nấu chín mất đi lượng vitamin chất khoáng hơn là dùng sống. Và mình làm vegan, không sữa bò hay sữa đặc.

Sữa này để tủ lạnh được ít nhất 2 ngày. Uống rất thú vị ấy.

Túm lại là rất nên thử 😉

Các bạn làm thử và comment kết quả phía dưới nhé!

Carrot milk - Sữa cà rốt

Print Recipe
Serves: 1l Cooking Time: 30min

Ingredients (5 items)

  • 3 củ cà rốt to (nếu nhỏ thì 4-5 củ) ép lấy khoảng 50ml juice cốt
  • 1 l Sữa hạnh nhân (ngâm 100gr hạnh nhân, luộc hạt, bỏ vỏ, xay nhuyễn cùng 1l nước lọc ấm, lọc qua rây bỏ bã)
  • 1 tbsp bơ lạc (hoặc bơ hạnh nhân hay các loại bơ hạt tuỳ vv). Không có bơ thì tăng lượng hạnh nhân cho sữa đặc ngậy hơn nữa.
  • 1tsp bột quế
  • 1tsp vani tinh chất (optional)

Instructions (5 Steps)

1

Cách 1: Từ juice cà rốt

2

Cà rốt ép lấy nước cốt bằng máy ép. Dùng juice carrot đổ vào cùng sữa hạnh nhân. Thêm bột quế và bơ lạc, mật ong. Ngoáy tung lên cho tất cả tan cùng nhau, hoặc dùng blender để xay trộn tất cả cho đều. Thưởng thức 🙂

3

Cách 2: Đun cà rốt chín rồi xay

4

Cà rốt thái khoanh, hấp hoặc luộc chín, xay nhuyễn trong máy xay sinh tố, bỏ sữa vào hâm nóng, thêm các loại gia vị và đường tùy ý.

Notes

Lưu ý nếu làm từ sữa nền là sữa hạnh nhân và chọn cách 2 có dùng nhiệt thì không được đun sôi to lửa, chỉ để lửa rất nhỏ và hâm ấm, cốt để hòa quyện cùng với phần cà rốt đã xay, vì sữa hạnh nhân đun lửa to sẽ bị tách nước trở nên lợn cợn.

JUICE RECIPES/ Recipes

Amberella juice – Cóc Cóc Cóc

Quả cóc (amberella) có chứa nhiều vitamin C, là chất chống oxy hoá mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, chống lại các gốc tự do gây hại, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, chất sắt có trong quả cóc góp phần hỗ trợ cho quá trình vận chuyển oxy và tạo ra tế bào máu. Trong những ngày hè nóng, chỉ cần nạo cái vỏ cóc đã thấy mùi thơm nó sực lên thơm kiểu chua chua mát, mồm miệng đã ứa ra rồi.

Vì juice cóc khá chua gắt và có mùi thơm đặc trưng, khi mix cùng dứa hoặc táo sẽ cân bằng được độ chua và tăng mùi thơm kiểu rất tropical cho món này. Càng thêm hấp dẫn!

Nguyên liệu đơn giản:

Cứ 2 phần cóc thì 1 phần dứa/táo.

Cụ thể cho một cốc khoảng 300ml, ta dùng khoảng 3 quả cóc cỡ vừa và nửa quả dứa ngọt.

Cóc gọt vỏ, tách hột. Dứa gọt vỏ, có thể bỏ mắt hoặc không cần, cắt miếng. Xen kẽ các nguyên liệu vào máy ép.
Đợi nghe nó rồn rột trong máy, ghé cái mũi hít hà mùi chua mát đó, tỉnh cả ngủ.
Thêm xíu xíu muối hồng himalya ( hoặc muối biển mà bếp bạn sẵn có, ai mà liều hơn nữa thì cho muối ô mai vào đi mình xui đó hí hí). Với những bạn ưa ngọt nữa thì có thể thêm xíu mật ong (nhưng thực ra không cần vì dứa và táo cũng đã ngọt).

Bỏ vô vài cục đá

Ực ực…
Chua chua ngọt ngọt thơm dậy mùi cóc. Còn nước gì hợp hơn cho ngày nóng bằng cái thứ nước kì diệu này?

Amberella juice - Cóc Cóc Cóc

Print Recipe
Serves: 300-400ml

Ingredients (2 items)

  • 3 quả cóc
  • 1/2 quả dứa ngọt, hoặc 1 quả táo

Instructions (3 Steps)

1

Cóc gọt vỏ, tách hột. Dứa gọt vỏ, có thể bỏ mắt hoặc không cần, cắt miếng. Xen kẽ các nguyên liệu vào máy ép.

2

Thêm xíu xíu muối hồng himalya (hoặc muối biển mà bếp bạn sẵn có, ai mà liều hơn nữa thì cho muối ô mai vào đi mình xui đó hí hí).

3

Thêm xíu mật ong (optional)

Notes

Cóc để ép nên chọn loại cóc xanh. Cóc ngả vàng và mềm sẽ khó gọt, khó tách, và ép không được nhiều nước bằng, và nước ép cóc vàng sẽ có độ đặc đặc, mùi thơm sẽ khác với cóc xanh.

JUICE RECIPES/ Plant-based Milk/ Recipes

Lotus Root – Củ sen 2 trong 1

lotusroot

Dưới đây mình chia sẻ 2 đồ uống bổ béo (thực ra là bổ chứ ko béo, nói vậy các chị em lại sợ) từ củ sen, gần gũi và rẻ, lại một công được 2 thứ luôn.

1. Juice củ sen

Củ sen 400gr (mình mua đóng túi sẵn 400gr, khoảng 3-4 củ)
Táo 1 quả

Nạo vỏ củ sen, bỏ phần đầu, cắt miếng nhỏ miễn sao vừa họng máy ép nhà bạn. Ngâm nước cho xíu chanh hoặc giấm tránh sen bị thâm.
Táo bỏ vỏ
Cho tuốt vào máy ép.

Ta được nước ép củ sen táo. Vì củ sen ép tươi ko có vị ngọt nổi bật mà chỉ man mát nên hợp mix với táo, vẫn giữ đc màu trong trong (để tủ lạnh thì khi bỏ ra uống nhớ khuấy phần cặn sen lắng dưới đáy). Uống mát. Có thể juice cùng tị ti gừng cũng rất hợp (cũng là bài thuốc cho người chảy máu dạ dày). Nếu không có máy ép thì cho vào máy xay sinh tố rồi lọc bỏ bã.

2. Sữa củ sen/ Trà củ sen

Từ nước ép củ sen, thêm nước (nếu ép 400gr củ sen thì được 2l sữa, đặc loãng tuỳ các bạn thêm nước) đem đun sôi. Thêm xíu mật ong. Để mát uống cũng ngon mà ấm cũng ngon. Nếu uống ấm theo dạng trà củ sen có thể thêm chút gừng. Sữa củ sen có vị thanh thanh và ngọt nhẹ rất dễ uống.

Củ sen giàu vitamin C (100gr cung cấp 73% nhu cầu C cho 1 người 1 ngày) và các khoáng chất như sắt, đồng, canxi, có cả protein nữa (2.6 gr protein trong 100gr củ). Theo đông y thì củ sen vị ngọt tính hàn thanh nhiệt mát máu,an thần, trị ho tiêu đờm tốt.

Các bạn thích làm món gì với củ sen vậy?

JUICE RECIPES/ Recipes

Hot n Spicy Juice – Trà táo quế

Trong một sáng mưa rào mù mịt gió mát lạnh giữa mùa hè, một cốc juice ‘ấm áp’ nghe chừng rất hấp dẫn nhỉ? Mà nó hấp dẫn thật ý.Android

Có những thứ cực kỳ đơn giản, mà lại cực kỳ đáng yêu; như cốc Hot n Spicy này.

Đây cũng là công thức trong #7dayjuicecleansemình đã làm, và nó thường làm mình dễ chịu vào buổi tối trước khi lăn kềnh.

Chỉ 2 nguyên liệu:
2 quả táo
1 tsp bột quế

Juice 2 quả táo. Đổ ra cốc. Đổ thêm 1 lượng nước sôi tương đương vào cốc nươac táo đó. Thêm quế bột. Ngoáy tưng bừng cho mùi quế sực lên thơm ngập mũi. Hoặc, sau khi juice táo, hâm trực tiếp nước ép táo trên bếp (không đun sôi), nếu dùng thanh quế thì thả vào lúc hâm nóng này. Càng thơm!

Đây quả là simple goodness cho một ngày mát, hay ngày mùa đông lạnh, hay bất kỳ ngày nào, hợp nhất là buổi tối lành lạnh chui trong chăn húp sụt sụt và hít mùi quế ấm áp.

Hot n Spicy Juice – Trà táo quế

Print Recipe

Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients
(2 items)

  • 2 quả táo
  • 1 tsp bột quế

Instructions (1 Steps)

1

Juice 2 quả táo. Đổ ra cốc. Đổ thêm 1 lượng nước sôi tương đương vào cốc nươac táo đó. Thêm quế bột. Ngoáy tưng bừng cho mùi quế sực lên thơm ngập mũi. Hoặc, sau khi juice táo, hâm trực tiếp nước ép táo trên bếp (không đun sôi), nếu dùng thanh quế thì thả vào lúc hâm nóng này.

Notes

Photo and recipe credit: JuiceMaster.com

JUICE RECIPES/ Recipes/ Smoothie

Blood builder juice – Nước uống bổ máu

Công thức Bổ máu

Củ dền rất giàu sắt và là trợ thủ đắc lực cho cơ thể trong việc xây dựng các tế bào máu, cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể. Cùng với đồng có sẵn trong củ dền, sắt càng dễ hấp thụ hơn. Ngoài ra nước ép củ dền còn giúp hạ huyết áp.

Công thức này đặc biệt chút vì sau khi juice dền,táo, carrot, chanh, dùng juice đó blend cùng quả bơ trong máy xay sinh tố, vậy là dùng 2 máy . Mình rất thích các công thức juice + blend. Với sự có mặt của quả bơ, món này vừa có vị ngọt, của táo, vừa có vị của củ dền, cân bằng vị chua của chanh, lại có độ creamy. Màu sắc thì luôn rực rỡ như bất kỳ món nào có củ dền.

bloodbuilderrecipe

Blood builder juice - Nước uống bổ máu

Print Recipe
Serves: 400-500ml Cooking Time: 20min

Ingredients (5 items)

  • 2 quả táo
  • 2 củ cà rốt
  • 1/2 củ dền
  • 1/2 quả chanh
  • 1/4 quả bơ sáp (1/2 quả nếu là quả nhỏ)

Instructions (7 Steps)

1

Táo gọt vỏ (nếu là táo hữu cơ có thể để vỏ)

2

Carrot, củ dền nạo vỏ bổ miếng cho vừa miệng máy ép

3

Chanh chọn loại không hạt, bỏ vỏ hoặc để cả vỏ cũng rất thơm. Nếu là chanh có hạt thì cần vắt nước riêng, không ép hạt chanh vì sẽ bị đắng.

4

Bơ nên chọn loại bơ sáp ngon. Nếu bơ không ngon sẽ làm hỏng cốc nước của bạn, đặc biệt là khi nó bị đắng 🙁

5

Ép: lần lượt táo, cà rốt, củ dền, chanh xen kẽ nhau

6

Xay: phần nước ép cùng thịt quả bơ cho nhuyễn.

7

Uống fresh.

JUICE RECIPES/ Recipes

Bloody Mary juice

Đây là phiên bản rút gọn và non-alcohol của ly Bloody Mary hehe. Cà chua nên chọn loại không quá mềm nếu không sẽ khó ép. Cthuc này bỏ táo đi mà thêm xíu muối cũng lạ để đổi gió cho những ngày chán juice ngọt. Để có nhiều vị hơn nữa thì ép thêm một nửa quả ớt chuông đỏ.
Cà chua rất nhiều vitamin C, A và các chất chống lão hoá.
Nếu có cà chua sạch, ngọt các bạn nên thử món này.

Thiếu mỗi vodka thôi, hay cứ cho vào cho nó máu nhỉ? Xong phải chấm muối quanh miệng cốc nữa chứ nhỉ 🙂

bloodymaryrecipe

Bloody Mary juice

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients (5 items)

  • 1 quả cà chua
  • 1 quả táo
  • 1 củ cà rốt
  • 1 nhánh cần tây
  • 1 xíu muối

Instructions (6 Steps)

1

Cà chua rửa sạch, bổ đôi, không cần bỏ hạt.

2

Táo rửa sạch dùng cả vỏ nếu là hữu cơ, nếu không thì gọt vỏ bỏ hạt.

3

Cà rốt nạo vỏ.

4

Cần tây rửa sạch thái thanh dài theo kích cỡ miệng máy ép.

5

Ép xen kẽ các nguyên liệu.

6

Uống fresh, thêm muối và đá nếu thích.

Notes

Để có phiên bản adventurous hơn vào một buổi tối hứng chí, các bạn cứ mạnh dạn thêm chút Vodka cho tê đầu lưỡi 🙂

JUICE RECIPES

Simple greeness – nước ép rau cơ bản với 3 nguyên liệu

Một khi đã uống quen green juice, bạn sẽ ko bao giờ dừng lại! Green juice, đặc biệt là các loại rau đậm màu, rất tốt nhưng đôi loại sẽ hơi khó uống với người mới bắt đầu làm quen với juice. Vậy nên công thức này mình giới thiệu cho các bạn, chỉ 3 nguyên liệu, rất dễ uống, thơm và chua của chanh leo, ngọt của táo, không ngái chút nào! Đã được bé nhà mình kiểm chứng 🙂

Rất đơn giản, 3 bẹ rau cải cầu vồng, hoặc một nắm rau bó xôi, hoặc rau xà lách/ măng tây (những loại rau xanh vị nhẹ), ép cùng 2 quả táo (gọt vỏ bỏ hạt, nếu là táo hữu cơ mà bạn biết nó sạch, có thể để cả vỏ), thêm 2-3 ruột quả chanh leo. Khi ép thì ép xen kẽ rau, chanh leo và táo để tránh tắc máy do xơ của rau và hạt chanh.

Đổ ra cốc, thêm đá nếu thích.

Nói chung là hãy uống green juice nhé nhé!

simplegreeness

Simple greeness - nước ép rau cơ bản với 3 nguyên liệu

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients (3 items)

  • 3 bẹ rau cải cầu vồng, hoặc một nắm rau bó xôi, hoặc rau xà lách/ măng tây (những loại rau xanh vị nhẹ)
  • 2 quả táo (gọt vỏ bỏ hạt, nếu là táo hữu cơ mà bạn biết nó sạch, có thể để cả vỏ)
  • 2-3 ruột quả chanh leo.

Instructions (1 Steps)

1

Ép xen kẽ rau, chanh leo và táo để tránh tắc máy do xơ của rau và hạt chanh. Uống fresh, thêm đá nếu muốn.

Notes

Tuyệt đối không ép hạt chanh leo số lượng lớn cùng một lúc vì dễ tắc máy và hạt chanh rất sắc cứng.