Một khi đã uống nước ép nguyên chất thực sự được làm từ chính tay mình, bạn sẽ không bao giờ muốn ngừng lại. Sống khỏe, ăn uống lành mạnh, hay chỉ đơn giản là cảm nhận năng lượng tích cực từ thực vật là niềm vui bản năng khó cưỡng mà chỉ cần lắng nghe thôi, cơ thể bạn sẽ cho bạn thấy rõ rệt chúng thích điều gì, không thích điều gì.
Với những juicers đã quen với việc uống nước ép mỗi ngày và nó trở thành thói quen rồi thì việc bạn bỏ gì, rau gì, quả gì vào máy ép là quyết định rất tự nhiên. Tuy nhiên đôi lúc chúng ta cần một vài công thức bỏ túi để mỗi khi bí ý tưởng mình có cái găm trong tay.
Công thức Daily Detox được lấy từ quyển sách ” The Juice Generation: 100 Recipes for Fresh Juices and Superfood Smoothies”, và đây cũng là món juice được Juice Generation – thương hiệu juice bar có tiếng của New York thành lập từ năm 1999 – bán với giá $6 một cốc.
Chẳng khó gì để uống một cốc juice như vậy tại Việt Nam, có gì phức tạp nhỉ?
Chẳng có gì phức tạp. Nào cùng nạo, cắt, chop chop, chúng ta cùng “thải độc” như Lady Gaga, Leonardo DiCaprio, Paul McCartney hay Jennifer Lopez nhé 🙂
Cà rốt và dưa chuột nạo vỏ (nếu là hữu cơ thì chỉ cần rửa sạch để cả vỏ), cà rốt bỏ phần ngọn xanh. Táo gọt vỏ bỏ hạt. Chanh vàng vắt nước bỏ hạt, hoặc dùng chanh xanh như mình dùng loại không hạt thì chỉ việc gọt vỏ chanh một chút (để lại chút vỏ cho thơm hơn). Gừng nạo vỏ.
Tất cả cho vào máy ép. Xen kẽ gừng và chanh cùng các nguyên liệu còn lại.
Cà rốt và dưa chuột nạo vỏ (nếu là hữu cơ thì chỉ cần rửa sạch để cả vỏ), cà rốt bỏ phần ngọn xanh. Táo gọt vỏ bỏ hạt. Chanh vàng vắt nước bỏ hạt, hoặc dùng chanh xanh như mình dùng loại không hạt thì chỉ việc gọt vỏ chanh một chút (để lại chút vỏ cho thơm hơn). Gừng nạo vỏ.
2
Tất cả cho vào máy ép. Xen kẽ gừng và chanh cùng các nguyên liệu còn lại.
Cà rốt có thể nói là loại củ linh hoạt nhất trong juicing và gần như thêm vào công thức nào cũng được. Nếu đứng một mình, nước ép cà rốt có mùi ngái đặc trưng, vị ngọt nhẹ thanh thanh, màu cam sậm. Khi mix vào cùng các công thức khác, nó thêm vị ngọt cho juice và hợp nhất với các công thức màu cam và vàng. Cà rốt càng sậm màu thì càng có nồng độ carotene cao – một chất mà cơ thể người sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi tiêu thụ. Kết hợp cùng lutein và zeaxanthin, cà rốt mang lại chất chống oxy hóa giúp chúng ta bảo vệ mắt khỏi các tổn thương từ môi trường. Chúng ta không ép phần lá xanh trên đầu củ cà rốt. Mỗi nửa cân cà rốt sẽ ép được khoảng 250ml-300ml nước ép nguyên chất.
Công dụng chính: Chống lão hóa, chống oxy hóa, tăng miễn dịch, hạ cholesterol máu và nguy cơ bệnh tim mạch, bảo vệ mắt, đẹp da…
Dứa giàu vitamin C, sắt và potassium. Dứa cũng là loại quả cực kỳ linh hoạt trong juicing. Mặc dù dứa có vô vàn lợi ích, chúng cũng có lượng đường tự nhiên cao. Vì vậy các bạn nên kiểm soát lượng nước ép dứa mình nạp vào. Khi đã quen uống nước ép rau thì khi uống chỉ nước dứa nguyên chất bạn sẽ thấy nó vô cùng ngọt. Tốt nhất là nên mix cùng các loại rau khác. Công dụng nổi bật: hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm nhiễm, tăng miễn dịch…
Chanh leo là quả thường xuyên có mặt trong list nguyên liệu túc trực trong tủ lạnh phục vụ cho công tác làm juice của mình. Nó có mùi thơm quyến rũ đặc biệt hữu hiệu khi cần lấn áp các công thức rau có mùi ngái. Công dụng chính: tăng miễn dịch, phòng chống ung thư, điều hòa huyết áp, nhuận tràng…
Sự kết hợp của 3 loại củ và quả màu cam này cho thành phẩm rất đậm đặc từ màu sắc đến vị. Uống vào buổi sáng như có ai vừa tát (yêu) ấy, tỉnh hết cả người.
Công thức này đảm bảo cả những người mới bắt đầu uống juice cũng sẽ nghiện. Cảnh cáo đấy!
Pineapple Passionfruit Carrot - Nước ép dứa, cà rốt và chanh leo
Nghe cái từ ‘hoàn hảo’ xong lại chỉ mất có 5 phút cứ thấy điêu điêu ý nhỉ. Nhưng mà nói thật là không điêu lắm đâu, chỉ tí tị tì ti thôi. Đây là giải pháp của vô vàn các bạn quan tâm đến bữa ăn sáng lành mạnh và đã được áp dụng rộng rãi ở phương Tây cũng như dần dần phổ thông hơn tại Việt Nam rồi.
Đối với những người nghiện juice như mình. Buổi sáng sau khi tráng ruột bằng cốc green juice – màn sung sướng khởi đầu một ngày, mình không ham hố tới bát phở, bún hay gói xôi, hay cái bánh mỳ quăng quật nào ngoài đường. Mình cần một bữa sáng:
– Nhanh gọn, vác được đi làm
– Không bị mặn hết cuống họng hay cảm giác nóng ran khát nước cả buổi sáng (như cảm giác ăn bún, phở, xôi, mỳ v.v.).
– Tự quyết được cái gì trong đó – tốt nhất là có đủ carb, protein và rau/hoa quả tươi.
– Và quan trọng là phải nhanh, không được mất công.
Và may quá có Overnight Oat – Yến mạch ngâm qua đêm. Cũng hay ghê, cái món này vừa có đủ chất xơ và carb (yến mạch), protein và healthy fats (từ sữa, các loại hạt và hoa quả khô rắc vào), kèm cả hoa quả tươi. Ngậy ngậy, dẻo dẻo, no lâu dã man.
Về cơ bản, món yến mạch ngâm qua đêm chính là yến mạch cán (rolled oat) ngâm cùng liquid of your choice (chất lỏng nào tuỳ ý bạn: sữa, juice, sữa hạt vv).
Đây là lựa chọn vừa linh hoạt vừa nhanh chóng, có thể sáng tác phong phú dựa trên hứng và…có gì trong tủ; không phải đun nấu dính dáng tí gì đến lửa (yến mạch cán bản thân nó đã được hấp và cán trước khi đóng bao đem bán, các phần còn lại là đồ tươi). Chả phải làm gì, để đó trong tủ lạnh qua đêm, sáng ra vác cốc đi đâu ăn cũng đc. Lại còn ngon nữa.
Công thức cơ bản như dưới đây. Từ công thức cơ bản này, mọi người có thể tha hồ mix, trộn, phối hợp các nguyên liệu mà mình có sẵn (từ ‘có sẵn’ ở đây có ý là: nên mua một số loại nguyên liệu lành tính để sẵn trong tủ để thay đổi trong các bữa ăn sáng, chứ không có nghĩa là cái gì sẵn trong tủ cũng làm được, vì ăn uống lành mạnh đòi hỏi sự đầu tư nhất định cho sức khỏe chứ nhỉ 🙂
BASIC OVERNIGHT OAT
Nhắc lại Overnight oat cơ bản là món yến mạch ngâm với chất lỏng để qua đêm trong tủ lạnh. KHÔNG CẦN ĐUN NẤU. Chỉ trộn, cất tủ lạnh, sáng hôm sau có bữa ăn.
3 bước.
3 nguyên liệu cơ bản.
Công thức cơ bản:
1/3 cup rolled oat (yến mạch cán) 1/3 cup sữa chua 1/3 cup sữa
Note: cup – đơn vị đo lường ở đây có thể đong bằng 1 bát ăn cơm, tỉ lệ tương đối 3 nguyên liệu đong tương ứng bằng nhau, phần sữa và sữa chua có thể nhiều hơn chút nữa nếu không thích ăn đặc. Món này không cần đo lường chính xác mà dựa theo cảm quan tùy sở thích mỗi người.
Trên đây là đủ để có oatmeal cơ bản.
Từ đây các bạn chế thêm nhiều nguyên liệu yêu thích khác.
Toppings – Các nguyên liệu khác nên thêm vào tùy thích:
1 tbsp hạt chia (hoặc bột flaxseed, hoặc tảo spirulina, hoặc bất kỳ loại supplement bổ dưỡng nào bạn có mà dạng bột ăn liền đc)
1/3 cup hoa quả tươi (bất kỳ loại hoa quả nào bạn thích: chuối, xoài, dứa, dâu tây, dưa hấu vv)
Các loại nuts rang thơm để rắc lên trên vừa ngon vừa thêm chất béo tốt: hạnh nhân, hạt điều, macca, óc chó… hoặc dừa nạo/dừa khô!
Các loại dried fruits/hoa quả sấy khô (chọn loại thành phần không thêm đường nhé, hoặc như nhà mình có máy sấy thực phẩm thì tự sấy hoa quả dùng dần): nho khô, mận sấy, cranberry, chà là, mơ sấy…
Có thể thêm vani (mình tự ngâm từ quả vani 1 lọ để làm bánh nên nhà có sẵn, các bạn có thể mua, nhưng tuyệt đối không mua loại bột vani vớ vẩn trong ống bán ngoài chợ nhé, phải là vani tinh chất)
Nếu các bạn dùng sữa chua/ sữa tươi có đường thì không cần thêm đường. Như mình thì chỉ dùng sữa và sữa chua không đường, sau đó mình rưới lên ít mật ong tuỳ hứng (dễ kiểm soát độ ngọt hơn) hoặc nếu dùng hoa quả ngọt như chuối thì mình không cần thêm chất tạo ngọt nào.
Với các bạn vegan – thuần chay: thay thếsữa và sữa chua từ thực vật (tuy nhiên mình thấy chỉ hợp với các loại sữa nuts, ngon nhất là sữa hạnh nhân hoặc hạt điều, chứ kiểu sữa từ đậu hay khoai nó ko ngon bằng).
(Photo source: injohnnaskitchen.com)
Cách làm – Eo ơi chỉ có 3 bước:
1.Lôi nguyên liệu ra 2.Nhét vô cái bát/cốc/lọ 3.Sáng ra lôi từ tủ lạnh ra chén
Mùa đông thích ấm thì hâm lên tí tị thôi ko ăn nóng nhé (vì thành phần có sữa chua). Nhưng mình thích ăn khi mát. Ai mang đi làm thì cũng rất tiện, chỉ cần tối đến nhét mọi thứ vào cái cốc thuỷ tinh có nắp, sáng hôm sau xách theo.
Tỉ lệ là vậy còn đâu bạn thích đặc loãng ra sao tuỳ ý thêm bớt sau vài lần làm là ra.
Lưu ý: Nếu vội thậm chí không cần ngâm qua đêm mà chỉ cần ngâm 30 phút là có thể ăn được (yến mạch cán đủ độ mềm sau khi ngâm với sữa). Nếu không dùng yến mạch cán (rolled oat) mà dùng yến mạch ăn liền thì không cần ngâm mà có thể trộn ăn thẳng, nhưng món ăn sẽ có độ bột bột nhất định đặc trưng của yến mạch ăn liền.
Sau đây là một vài vị mình đã thử:
Yến mạch ngâm cùng sữa chua, nếp cẩm (nấu từ tối trong nồi áp suất mất có 10p thôi mềm mại dẻo quánh), sữa tươi (nhà hết sữa hạt), rắc hoa quả xắt hạt lựu, bonus quả chà là.
Chocolate banana peanut butter overnight oat: Từ công thức yến mạch ngâm qua đêm, mình biến tấu thêm chuối, bơ lạc và bột cacao, rắc ít hạnh nhân rang. Vậy là có yến mạch chuối bơ lạc chocolate cho bữa sáng. Cốc to cho anh và con chung nhau, cốc bé mình em hưởng 😉
Món này xay lên đổ vào khuôn kem là có kem cho em bé!
Vậy đó. Giờ mình trao trả để các bạn tuỳ hứng múa máy mix. Các fan của món yến mạch ngâm qua đêm có vị nào ấn tượng thì cùng share nhé!
Nhét vô cái bát/cốc/lọ. Chuẩn bị từ tối hôm trước.
3
Sáng ra lôi từ tủ lạnh ra chén.
Notes
Từ công thức cơ bản có thể thêm các loại toppings khác như:
1 tbsp hạt chia (hoặc bột flaxseed, hoặc tảo spirulina, hoặc bất kỳ loại supplement bổ dưỡng nào bạn có mà dạng bột ăn liền đc);
1/3 cup hoa quả tươi (bất kỳ loại hoa quả nào bạn thích: chuối, xoài, dứa, dâu tây, dưa hấu vv);
Các loại nuts rang thơm để rắc lên trên vừa ngon vừa thêm chất béo tốt: hạnh nhân, hạt điều, macca, óc chó... hoặc dừa nạo/dừa khô;
Các loại dried fruits/hoa quả sấy khô (chọn loại thành phần không thêm đường): nho khô, mận sấy, cranberry, chà là, mơ sấy...
Piña colada là một trong những món cocktail được ưu chuộng nhất thế giới, xuất phát từ một khách sạn tại Puerto Rico những năm 1950 phục vụ các du khách giàu có đến vùng biển Caribbean. Hương vị kinh điển của Piña colada không thể thiếu sữa dừa, nước ép dứa và rượu rum, đựng trong ly cocktail điệu đà trang trí với nào là dứa, quả cherry và cái ô xinh xắn.
Chẳng cần nghĩ ngợi nhiều, dứa và dừa luôn luôn hợp, một cách hiển nhiên vậy (ít nhất là với mình). Công thức dưới đây là phiên bản xanh của piña colada, tức là phải có rau xanh tươi rói. Sữa dừa béo ngậy cung cấp chất béo lành mạnh giúp bạn no lâu hơn. Dứa chứa nhiều bromelain (chất đặc trưng có nhiều trong dứa) giúp giảm đầy bụng, giàu vitamin C cho hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng như giúp hấp thụ sắt trong rau xanh tốt hơn.
Trong này mình dùng lá kale (cải xoăn). Nếu không có kale các bạn có thể thay bằng cải bó xôi hoặc cải chíp. Mình không cho rum, nhưng các con nghiện của pina colada cứ cho rum nếu thôi thúc…yên tâm đừng thấy tội lỗi (haha). Nếu các bạn dùng món này thay bữa sáng thì có thể cho thêm oat, loại yến mạch ăn liền (loại bột thì càng tốt nếu không muốn sinh tố cảm giác lợn cợn). Các bạn có máy ép có thể ép nước dứa trước khi cho vào xay thay vì xay dứa nguyên miếng.
Thôi dài dòng quá, túm lại công thức đơn giản vậy thôi này:
2 lá kale – cải xoăn, hoặc 1 nắm nhỏ rau cải bó xôi
1,5 cup sữa dừa (khoảng 350 ml, sữa dừa tự làm, nếu không có sữa dừa ta có thể dùng một quả dừa xiêm lấy cả cùi cả nước và thêm 1 thìa tsp cốt dừa)
(thêm bớt nước lọc tùy độ đặc loãng yêu thích) 1/2 quả dứa to xắt hạt lựu (khoảng 2 bát con thịt dứa) 1 quả chuối đông lạnh
* Nên dùng dứa (hoặc chuối) đông lạnh, nếu không thì thêm đá khi xay để món sinh tố mát mới ngon.
Cách làm: rau cắt khúc nhỏ, dứa xắt hạt lựu, nếu dùng quả dừa thì lấy hết nước và dùng thìa nạo thịt dừa. Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay, xay thật nhuyễn khoảng 1-2 phút chia làm 2-3 lần.
Rót ra cốc và thưởng thức thôi.
Có bạn nào cũng thích vị của piña colada không? Thực ra mình không phải là fan của cocktail, mà cũng chẳng rành. Mình chỉ quan tâm juice với smoothie thôi. Các chuyên gia cocktail thấy có cần bổ sung gì thì comment nhé. Các bạn làm thử xem có so được với vị truyền thống không nhé 🙂
Pina Colada green smoothie - Sinh tố xanh mang hơi thở Caribê
2 lá kale - cải xoăn, hoặc 1 nắm nhỏ rau cải bó xôi
1,5 cup sữa dừa (khoảng 350 ml, nếu không có sữa dừa ta có thể dùng một quả dừa xiêm lấy cả cùi cả nước và thêm 1 thìa tsp cốt dừa)
(thêm bớt nước lọc tùy độ đặc loãng yêu thích)
1/2 quả dứa to xắt hạt lựu (khoảng 2 bát con thịt dứa)
1 quả chuối đông lạnh
Instructions (2 Steps)
1
Rau cắt khúc nhỏ, dứa xắt hạt lựu, nếu dùng quả dừa thì lấy hết nước và dùng thìa nạo thịt dừa. Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay, xay thật nhuyễn khoảng 1-2 phút chia làm 2-3 lần.
2
Rót ra cốc và thưởng thức.
Notes
* Nên dùng dứa đông lạnh, nếu không thì thêm đá khi xay để món sinh tố mát mới ngon.
Sữa hạnh nhân – nghe thì có vẻ cao siêu, ‘soang chảnh’ nhỉ, nhưng đây là loại sữa thực vật cực kỳ phổ biến với các nước phương Tây để thay thế sữa bò.
Trong các loại sữa từ hạt (nut milk), và nói chung là sữa từ thực vật (hạt, đậu, ngũ cốc v.v), sữa hạnh nhân, sữa hạt điều và sữa dừa là 3 món mình hay làm nhất và thích nhất, sử dụng được phong phú trong các món sinh tố, tráng miệng, bánh trái nhất. Bởi màu sắc, vị và texture (cảm quan) của các loại sữa này có thể nói là còn ngon hơn sữa bò.
Sữa hạnh nhân không có nhiều glycemic như sữa gạo, cũng không lo bị rối loạn hormone hoặc GMO như sữa đậu nành, ít hơn sữa bò 50% lượng calories và không có cholesterol, nhưng lại ít protein hơn. Sữa hạnh nhân có vị nhẹ, béo, ngậy và màu trắng sữa rất đáng yêu. Về cơ bản, sữa hạnh nhân là loại nước làm từ hạt hạnh nhân xay cùng nước. Cách làm sữa từng bước như dưới đây và phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các loại sữa từ hạt (nut – hạt điều, óc chó, maccadamia v.v.). Thực tế là mình còn thích sữa hạt điều hơn cả hạnh nhân (hạt điều tươi chứ không phải hạt điều rang muối), vì rẻ hơn (điều trồng trong nước), ngậy hơn, và đặc biệt làm còn nhanh hơn nữa do không phải bóc vỏ, chỉ cần ngâm, xay, rồi lọc.
Món này phù hợp cho cả người không ăn chay lẫn người ăn chay. Những ai kiêng sữa động vật mà lại dị ứng với các loại nuts thì có thể làm sữa dừa. Tự làm sữa hạt là dễ nhất quả đất ý!
Dưới đây trông thì nhiều ảnh vậy thôi nhưng nhìn chung chỉ có 3 bước, cực nhanh, cực dễ và đảm bảo một khi đã làm rồi bạn sẽ không bao giờ dừng lại 🙂
Nguyên liệu
100 – 120 gr hạt hạnh nhân (nếu mua được hạnh nhân có chứng nhận hữu cơ là tốt nhất tuy nhiên giá thành cũng tốt không kém)
1 lít nước lọc
1 xíu muối biển
1 xíu đường thô (hoặc xay sữa cùng vài quả chà là)
Cách làm
Bước 1: Ngâm
Ngâm hạnh nhân ngập trong nước lọc (lượng nước gấp đôi hạt để hạt còn nở mềm). Thời gian ngâm ít nhất 8h (tốt nhất là qua đêm). Nếu bạn quá vội cũng có thể ngâm ít giờ hơn (ngâm trong nước nóng), sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến vị sữa. CHÚ Ý: nếu thời tiết nóng thì nên ngâm trong tủ lạnh (đặt cả hạt và bát nước vào tủ) để tránh ngâm lâu hạt bị chua, làm sữa dễ bị hỏng, bị chua.
Luộc hạt hạnh nhân trong vòng 5-10p. Có thể bỏ qua bước này. Mục đích của việc luộc hạt là để dễ bóc vỏ lụa của hạt hơn, và còn để phần nào yên tâm hơn cho những bạn không thích cảm giác uống từ hạt sống.
(Từ trái sang: 1. Hạt hạnh nhân sống; 2.Hạt đã được ngâm và luộc sơ, rất dễ bóc vỏ, bóp một cái là vỏ tuột ra ngay)
Bước 2: Xay
Xay hạt cùng nước lọc trong vòng 1-2 phút. Trong thời gian xay nên nghỉ vài lần để an toàn cho máy. Tốt nhất là máy xay sinh tố vẫn được sử dụng phổ thông trong các gia đình, loại máy để bàn thường khỏe hơn máy cầm tay. Máy càng khỏe thì hạt càng được nghiền kĩ hơn, cho sữa sánh hơn.
(Từ trái sang: 3. Xay hạt cùng một chút nước lọc trước, trong vòng 1 phút chia làm 2 lần; 4. Đổ nốt chỗ nước lọc vào và xay đều lần cuối khoảng 30s)
Bước 3: Lọc
Lọc hỗn hợp thu được qua rây lọc hoặc túi vải lọc.
Nếu dùng rây lọc thì sữa vẫn còn khá nhiều lợn cợn. Vì vậy riêng với sữa hạnh nhân mình hay dùng túi vải lọc như trong hình, trong khi sữa hạt điều rất mịn không hề có cặn thì mình chỉ lọc qua rây.
Thêm chút muối, chút đường (nếu muốn). Mình thì không dùng đường thấy ngon lắm.
(Từ trái sang: 5. Đổ hỗn hợp đã xay ra âu đựng có bọc túi lọc trên miệng; 6. vắt kiệt phần nước)
Ta daaa…. Chúng ta đã có sữa hạnh nhân trắng mịn trong tay. Lúc này có thể ực ngay để thưởng thức. Hoặc đổ hỗn hợp sữa trở lại máy xay, xay thêm cùng quả chà là, bột quế hay các loại nguyên liệu biến tấu khác nếu bạn muốn. Sữa này cũng dễ đón nhận bởi các bé lắm nên các mẹ muốn thay sữa bò bằng loại sữa lành hơn, an toàn hơn thì có thể tự tay làm sữa hạnh nhân mỗi ngày cho con. Một khi đã làm vài lần bạn sẽ thấy tổng thời gian làm sữa rất nhanh gọn, chỉ mất thời gian ngâm qua đêm thôi.
Sữa hạnh nhân để được trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày (thậm chí 3 ngày không sao, mình đã thử). Nếu trót để lâu mà sữa chưa hỏng (chưa thấy thay đổi mùi vị gì) thì có thể hâm nóng lên trước khi uống cho yên tâm.
Mình đã từng thử làm sữa với quả chà là (cho sữa có vị ngọt dịu thơm), một chút bột quế, rất ưng. Ngoài cách làm như mình đề cập, có một cách khác khi làm sữa thực vật là xay hạt từ lúc sống rồi mới đun. Cách này với một số loại hạt như hạnh nhân và óc chó sẽ cần rất cẩn thận khi đun sau xay lọc, bởi nếu đun lửa to và sôi thì sữa sẽ bị lợn cợn, chỉ nên đun rất nhỏ lửa, khuấy liên tục và mấp mé sôi. Túm lại là mình thích cách của mình nhất, không đun lại sau khi đã xay, lọc.
Cách làm trên có thể áp dụng tương tự cho các loại sữa hạt (nut milk) khác, chỉ có thời gian ngâm các loại hạt sẽ khác nhau:
Hạnh nhân:8 – 12 h Macadamias: 8 h Hạt điều: 2-4 h Hạt thông (pine nut): 8 h Hạt phỉ (halzenut): 8h Hạt óc chó (walnut) hoặc hồ đào (pecan): 1-2 h Hạt dẻ cười:không cần ngâm Yến mạch: 15 phút trở lên
Trong các loại nut milk mình đã làm thì nói thực mình vẫn thích sữa hạnh nhân hạt điều nhất. Sau đó là sữa dừa (các bạn có biết sữa dừa tự làm dễ và nhanh và ngon đến thế nào không, xem tại đây). Và một lưu ý nữa về chất lượng sữa tự làm tại nhà phụ thuộc rất nhiều chất lượng nguyên liệu. Vì vậy các bạn đặc biệt chú ý nếu hạt của mình đã xuất hiện mùi hôi thì không nên dùng làm sữa vì khi làm sữa chủ yếu mình nên làm hạt dạng thô (không qua tẩm sấy bơ muối đường gì hết).
Ứng dụng sữa hạnh nhân thì vô vàn. Mình thì dùng sữa hạnh nhân thay cho tất cả các công thức cần đến sữa.
Đừng quên thử loại Sữa Xanh giàu tính kiềm vừa thanh vừa ngon này.
Và cũng đừng khám phá thêm rất nhiều món sinh tố xanh trên blog của mình để áp dụng sữa hạnh nhân nhé.
Các bạn có hay làm sữa hạnh nhân không? Trong các loại sữa hạt thì bạn thích loại nào?
100 - 120 gr hạt hạnh nhân (nếu mua được hạnh nhân có chứng nhận hữu cơ là tốt nhất tuy nhiên giá thành cũng tốt không kém)
1 lít nước lọc
1 xíu muối biển
1 xíu đường thô (hoặc xay sữa cùng vài quả chà là)
Instructions (6 Steps)
1
Ngâm hạt hạnh nhân ngập trong nước. Thời gian ngâm từ 8-10h (hoặc qua đêm). Nếu vội có thể ngâm 1h trong nước nóng. Đổ bỏ phần nước ngâm.
2
Luộc hạt hạnh nhân trong vòng 5-10 phút. Đổ bỏ nước luộc. Bóp để loại bỏ vỏ lụa của hạt. Có thể bỏ qua bước này.
3
Dùng máy xay sinh tố xay hạt hạnh nhân cùng nước lọc trong vòng 1-2 phút chia làm vài lần ấn máy để tránh nóng máy. Nếu dùng chà là hay quả vani thì có thể xay cùng luôn.
4
Lọc hỗn hợp qua túi vải lọc. Dùng tay bóp hết phần nước ra khỏi bã. Nếu dùng rây lọc lưới nhỏ thì phải lọc vài lần nếu không muốn sữa lợn cợn bã.
5
Thêm chút muối tùy khẩu vị.
Notes
Sữa hạnh nhân nếu không dùng hết nên bảo quản giống juice: đựng vào các chai thủy tinh nắp kín trong ngăn mát. Để được 2-3 ngày. Lắc đều trước khi uống vì để một thời gian sữa sẽ lắng cặn. Lắng cặn là hoàn toàn bình thường.
Công thức green juice đơn giản với rau cải cầu vồng, quả ổi, táo và dưa chuột, rất ngon cho cả những người mới làm quen với nước ép rau.
Rau cải cầu vồng là nguyên liệu quen thuộc với các juicer bởi rau này chỉ đứng sau rau bó xôi về thành phần dinh dưỡng. Với lượng lutein và zeaxanthin dồi dào, còn được gọi là carotenoid trong cải cầu vồng giúp bảo vệ võng mạc của bạn khỏi lão hóa, theo các nhà nghiên cứu của Harvard.
Ổi là loại quả quen thuộc của người Việt. Ở đây mình dùng loại ổi to, xốp, nhiều nước. Ngoài ra mình còn hay dùng ổi găng ép nước cũng rất thơm nhưng sẽ cho nước juice hơi đặc. Khi đã uống nước ép ổi nguyên chất tự làm tại nhà bạn mới biết nước ép ổi bán ngoài các hàng nước ép sinh tố nó đã được pha nhiều nước và đường thế nào. Nước ép ổi nguyên chất không có vị ngọt nổi bật, và chỉ thơm nhẹ, nước khá sánh. Ổi đứng đầu bảng với lượng lycopene cao, một chất chống oxy hóa nhiều hơn cả cà chua và dưa hấu. Ổi còn vô cùng giàu vitamin C, chiến binh quan trọng cho hệ miễn dịch.
Nguyên liệu:
3 lá cải cầu vồng
1 quả ổi to (hoặc 2-3 quả ổi găng loại nhỏ)
1 quả táo
1 quả dưa chuột
(với những người quen uống juice rau có thể bỏ táo)
Cách làm:
Ép xen kẽ rau và quả
Chard Apple Guava - Nước ép rau cải cầu vồng và ổi (4 nguyên liệu)
Rau quả rửa sạch, cắt thanh dài cho vừa miệng máy ép. Riêng rau cải nên cắt khúc ngắn để tránh xơ gây tắc máy. Nếu sử dụng nguyên liệu hữu cơ thì có thể ép cả vỏ táo, dưa chuột, ổi.
Cải cầu vồng (rainbow swiss chard) tuy không phải loại rau được sử dụng phổ thông trong ẩm thực Việt Nam, nhưng lại là nguyên liệu tuyệt vời cho green juice. Hiện nay cải cầu vồng được bán tại hệ thống Vinmart hoặc các shop cung cấp rau Đà Lạt vì chỉ có Đà Lạt hiện nay mới trồng được loại rau này.
Cải cầu vồng là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực các nước Địa Trung Hải. Thực tế, Aristotle đã viết về cải cầu vồng từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Cải cầu vồng giàu chất dinh dưỡng và là nguồn vitamin dồi dào chứa nhiều khoáng chất. Trong lá cải cầu vồng chứa ít nhất 13 chất chống oxy hóa khác nhau. Nó cung cấp hơn 700% nhu cầu hằng ngày của bạn về vitamin K, và hơn 200% lượng vitamin A chỉ trong 1 cup (175gr), cùng 70% Vitamin C, 14% Sắt và 7% Canxi. Đủ để thấy một phần juice rau này nhiều dinh dưỡng ra sao.
Công thức juice dưới đây là sự tổng hòa cân đối giữa rau cải cầu vồng mạnh mẽ, dưa chuột nhiều nước và vị ngọt thơm của táo, dứa và chút chua của chanh. Nếu dùng chanh vàng sẽ còn thơm hơn nữa.
Nguyên liệu đơn giản:
3 lá cải cầu vồng
1/2 quả dứa nhỏ
1 quả táo (đỏ hoặc xanh)
1 quả dưa chuột
1/ 2 quả chanh bỏ hạt
Cách làm:
Rửa và cắt nguyên liệu sao cho vừa miệng máy ép. Cải cầu vồng nên cắt khúc ngắn để tránh tắc máy do cải nhiều xơ. Chanh không hạt (key lime) hoặc nếu là chanh xanh có hạt thì cần bỏ hạt trước khi ép. Có thể để cả vỏ nếu thích. Dưa chuột nạo vỏ (nếu là hữu cơ có thể để vỏ).
Ép xen kẽ rau với các nguyên liệu còn lại.
Sweet Chard – Nước ép dinh dưỡng từ cải cầu vồng, dứa, dưa chuột
Rửa và cắt nguyên liệu sao cho vừa miệng máy ép. Cải cầu vồng nên cắt khúc ngắn để tránh tắc máy do cải nhiều xơ. Chanh không hạt (key lime) hoặc nếu là chanh xanh có hạt thì cần bỏ hạt trước khi ép. Có thể để cả vỏ nếu thích. Dưa chuột nạo vỏ (nếu là hữu cơ có thể để vỏ).
Đã từ lâu lâu mình luôn nhẩm trong bụng, cốm với sữa dừa sao nghe hấp dẫn thế, nhất định kết hợp vị thế trong sinh tố hay tráng miệng là sẽ ngon. Thế mà mãi đến mùa thu này mình mới thực hiện. Tự bảo mình sao mà ‘ngâu’ thế không triển món này sớm cho cái bụng được nhờ. Ngày xưa mà làm chắc cũng táng một đống sữa đặc này nọ cho ngọt béo đấy, nhưng giờ Huyền đã không còn ham hố mấy đồ béo như xưa 😉 nên hắn ta thử đi thử lại cho ra cái vị cực ngon ấy mà vẫn phải healthy (tham mà).
Cốm tươi, mà là cốm đầu thu cơ, hạt mảnh, dẻo quánh, ăn thôi cũng mê rồi. Sữa dừa thì vẫn là món tủ của mình. Kết hợp thêm chuối nữa, đấy, toàn những vị kinh điển thôi mà sao mãi mình mới nghĩ ra cái món này. Cuối cùng không quên nắm rau xanh mới đúng là green smoothie. Để mô tả thử bằng lời xem sao, món này:
Thơm mùi cốm và dừa
Có chút dẻo dẻo dai dai của hạt cốm
Béo vị sữa dừa
Sánh mượt và ngọt của chuối
Màu xanh green nhạt rất xinh từ rau
Hoàn toàn không thêm đường, hoàn toàn vegan (thuần chay, vì không dùng sữa bò), vừa có rau xanh, vừa có hoa quả (chuối), vừa có ngũ cốc (cốm). Ăn no thay bữa được.
Các chiến binh phục vụ sức khỏe này gồm có:
½ cup cốm tươi (khoảng 30gr)
1 cup sữa dừa (khoảng 250ml). Nếu không có sữa dừa ta thay bằng một quả dừa xiêm, cả nước cả cái.
1 quả chuối đông lạnh (hoặc chuối thường cũng đc nhưng với sinh tố mình hay đông lạnh từng quả, dùng thay đá luôn cho mát)
1 tsp dầu dừa ép lạnh nguyên chất (mình dùng dầu dừa ép lạnh của Thành Vinh có chứng nhận hữu cơ của usda, optional, rất thơm và thêm chất béo tốt cho món sinh tố)
1 nắm nhỏ rau bó xôi (optional). Nếu không dùng rau thì món sinh tố cốm dừa của bạn sẽ không có màu xanh đẹp mắt như của mình đâu, nó chỉ hơi trắng sữa ngà ngà thôi.
Chiến đấu (nhanh gọn trong vòng 5p):
Các món sinh tố thông thường làm rất nhanh chỉ mất chút thời gian rèo rèo chạy máy là xong. Nhưng riêng món này sẽ mất thêm 15p ngâm cốm cho mềm. Cốm tươi ta ngâm trong sữa dừa 15-20p cho nở mềm. Sau đó tất cả nguyên liệu xay cùng nhau trên máy cho nhuyễn, thường mình chia làm 2 lần ấn máy, tổng thời gian xay khoảng 1p.
Xay xong đổ ra cốc, rắc chút dừa nạo, và chén!
Ai thích cốm với dừa mà không thử thì phí đời hehe. Còn ai làm thử rồi nhớ comment cho mình biết kết quả nhe.
Coconut & young rice smoothie - Sinh tố cốm sữa dừa
1 cup sữa dừa (khoảng 250ml). Nếu không có sữa dừa ta thay bằng một quả dừa xiêm, cả nước cả cái.
1 quả chuối đông lạnh (hoặc chuối thường cũng đc nhưng với sinh tố mình hay đông lạnh từng quả, dùng thay đá luôn cho mát)
1 tsp dầu dừa ép lạnh nguyên chất (mình dùng dầu dừa ép lạnh của Thành Vinh có chứng nhận hữu cơ của usda, optional, rất thơm và thêm chất béo tốt cho món sinh tố)
1 nắm nhỏ rau bó xôi (optional). Nếu không dùng rau thì món sinh tố cốm dừa của bạn sẽ không có màu xanh đẹp mắt như của mình đâu, nó chỉ hơi trắng sữa ngà ngà thôi.
Instructions (3 Steps)
1
Ngâm cốm tươi cùng phần sữa dừa trong khoảng 15p cho mềm.
2
Xay tất cả nguyên liệu cùng nhau trên máy cho nhuyễn khoảng 1p.
3
Đổ ra cốc, rắc chút dừa nạo và chén.
Notes
-Nếu dùng chuối thường (không phải chuối đông lạnh), thì có thể xay cùng chút đá cho mát. Món này uống mát mới ngon.
-Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh một ngày thoải mái nhưng sẽ bị đặc hơn lúc mới xay do cốm nở trương hơn nữa. Lúc này nếu thích có thể xay lại thêm sữa hoặc nước dừa (hoặc nước lọc cũng được) cho đỡ đặc.
Sau một thời gian làm juice nhiều, mình tham khảo và tự rút ra được nhiều kinh nghiệm để quá trình juicing tiết kiệm thời gian cũng như suôn sẻ. Juicing đúng là rất tốt cho sức khỏe nếu đúng cách. Tuy nhiên nó đòi hỏi sự đầu tư nhất định về công sức và thời gian. Nếu các bạn kiên trì sau một vài tuần, việc làm juice sẽ trở thành thói quen thường xuyên và mọi thứ đi vào quỹ đạo dễ dàng. Hi vọng các mẹo nhỏ và kinh nghiệm mình chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn, cả những người mới bắt đầu và những bạn đã quen juice.
Khâu chuẩn bị
1. Lập kế hoạch – chuẩn bị danh sách nguyên liệu cần mua hàng tuần: Theo kinh nghiệm thực tế của mình, việc chuẩn bị nguyên liệu luôn sẵn sàng trong bếp nhà bạn quyết định tần suất và số lượng bạn ép mỗi ngày. Bạn sẽ ép nếu rau quả có rất sẵn trong tủ lạnh. Bạn sẽ ép nhiều hơn nếu có nhiều nguyên liệu hơn. Thậm chí khi bạn không có cảm hứng hoặc ngại ép thì khi nhìn thấy đống rau củ trong tủ có nấu ăn cũng không hết thì nhất định bạn phải lôi chúng ra ép. Đôi khi đó là động lực cho những ngày lười biếng. Hàng tuần, bạn nên có một danh sách các loại rau củ quả cho juicing. Nếu danh sách đó có số lượng cụ thể thì càng tốt. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh danh sách đó theo mùa và theo nhu cầu của gia đình mình mỗi tuần.
2. Sơ chế nguyên liệu trước: Để tiết kiệm thời gian cho làm juice buổi sáng mỗi ngày (hoặc bất kỳ lúc nào trong ngày), việc chuẩn bị và sơ chế qua các nguyên liệu từ tối hôm trước là rất quan trọng. Nếu bạn có sẵn các công thức dự định cho sáng hôm sau, hãy lôi tất cả nguyên liệu tương ứng cho các công thức đó ra để chuẩn bị: rửa rau, gọt củ quả, cất các nguyên liệu cho từng công thức vào từng hộp chứa riêng (hoặc túi ziplock kín) để cho vào tủ lạnh. Tốt nhất là bạn đừng cắt nhỏ rau củ lúc này mà hãy để ngay trước lúc ép, bởi khi rau củ quả đã được cắt nhỏ, tốc độ giảm dinh dưỡng sẽ nhanh hơn. Nếu có quá ít thời gian buổi sáng, bạn có thể cắt sẵn. Ngoài ra, hãy lắp máy ép sẵn sàng ngay từ buổi tối hôm trước. Một khi đã chuẩn bị rồi thì bạn không có lý do gì mà không ép ngày hôm sau. Quá tiện!
Khâu ép
Nếu bạn đã chuẩn bị sẵn các nguyên liệu rồi, bây giờ chỉ việc cắt và cho vào máy ép thôi. Hãy nhớ, luôn uống nước ép ngay khi vừa ép xong để hưởng tối đa dinh dưỡng nhé.
1. Cắt sẵn rau củ quả để vừa miệng máy ép trước khi bắt đầu ép. Cắt to hay nhỏ sẽ tùy kích cỡ miệng máy. Đừng để vừa ép vừa phải quay ra cắt gọt rất mất thời gian và lỉnh kỉnh.
2. Nhớ bỏ hạt cứng của quả trước khi ép, ngoại trừ các loại hạt mềm như hạt nho và hạt ổi (nếu là loại ổi to hạt siêu cứng thì mới nên bỏ), lựu, cà chua v.v.
3. Luôn ép xen kẽ củ quả cùng rau (nếu có) để tránh tắc máy: các loại rau có rất nhiều các sợi xơ dài (khác với xơ của củ quả), và rất dễ gây tắc máy nếu không được cắt nhỏ hoặc chỉ ép rau liên tục. Vì vậy khi ép chúng ta cần lưu ý xen kẽ rau theo sau bởi các loại củ quả cứng hơn để các loại này giúp đẩy bã và xơ nhanh hơn. Với các loại củ quả mình cắt dạng thanh dài, nhưng riêng với rau mình cắt khúc ngắn để giảm phần xơ dài dễ gây tắc máy (tin mình đi, máy ép chậm cũng rất dễ bị tắc nếu liên tục nhét rau nhiều xơ). Một bài học đau đớn nữa của mình là ép ruột chanh leo: đừng bao giờ ép liên tục mà phải xen kẽ các loại củ quả, vì hạt chanh leo khi đã ép rất sắc và cứng như những hạt sạn có thể gây tắc và xước phần motor.
4. Điều chỉnh tốc độ máy ép: Nếu sử dụng máy ép ly tâm có nhiều tốc độ, lưu ý điều chỉnh phù hợp cho các loại nguyên liệu – tốc độ cao hơn cho các loại rau củ cứng, và thấp cho các loại hoa quả và rau mềm. Thường các máy loại này có kèm hướng dẫn sử dụng nêu rõ các tốc độ.
5. Đổ bã vào ép lại lần 2 nếu cần nếu thấy phần bã còn ướt nhiều. Thông thường với máy ép chậm loại tốt khâu này cũng không quá cần thiết.
6. Không thúc các nguyên liệu quá nhiều, nhanh và mạnh. Cứ từ từ các nguyên liệu sẽ được nghiền/ép dần, máy ép chậm sẽ cần nhiều thời gian hơn máy ép ly tâm khi làm việc. Đặc biệt khi liên tục ép số lượng nhiều, bạn nên xen kẽ nước lọc để tráng máy trong quá trình ép, cũng như đôi lúc dùng chế độ Quay ngược “Reverse” khoảng 5-10s rồi lại ép như bình thường. Khi máy ép bị tải nhiều nguyên liệu quá, cộng thêm cửa ra bã có thể hơi tắc, khả năng cao phần nước ép của bạn sẽ bị lẫn nhiều bã lợn cợn. Lúc này bạn có thể bỏ hẳn máy ra tráng qua nước và thông lại cửa ra bã trước khi ép tiếp mẻ sau. Với những bạn không muốn nước ép có tí ti cặn/bã hay xơ nào, hãy đặt một cái rây lọc ngay trên âu hứng juice để lọc thêm một lần nữa bã.
7. Để máy chạy một lúc sau khi kết thúc: Sau khi dồn hết nguyên liệu vào cửa máy, đừng vội tắt máy luôn mà hãy để máy chạy một lúc để đảm bảo vắt hết phần nước cuối cùng. Nếu thấy bã vẫn đang di chuyển từng chút một từ phần cửa bã của máy tức là vẫn chưa ép hết. Kết thúc ta dùng một chút nước lọc để tráng máy.
8. Trong mọi công thức, bạn luôn có thể thêm một mẩu gừng nhỏ (xen kẽ ép cùng các nguyên liệu khác): gừng là loại gia vị cực kỳ bổ và đặc trưng khi ép. Có thể lần đầu bạn chưa quen sẽ thấy không hợp nhưng tin mình đi, cứ cho 1 mẩu cực nhỏ, dần dần khi đã quen vị rồi, bạn sẽ mê! Mà những người đã quen gừng rồi thì rất thích cho gừng vào mọi loại juice 😉
Sau khi ép
1. Nên rửa máy ép ngay sau khi ép xong: Càng để lâu thì càng khó rửa vì các phần bã bám vào máy khô cứng lại. Ngoài ra bã từ rau củ rất dễ lên men lên mùi, cũng như một số loại nguyên liệu có thể bám màu gây khó cọ rửa nếu để lâu. Khi ép nghệ tươi thì việc rửa ngay sau đó là bắt buộc nếu bạn không muốn máy ép của mình bị bám màu vàng.
2. Nếu không rửa được máy ngay thì ít nhất cũng phải ngâm máy trong nước trong khi chờ tới lúc rửa (dĩ nhiên không ngâm phần động cơ mà chỉ bowl máy nhé).
3. Dụng cụ rửa riêng biệt: Luôn có sẵn một miếng giẻ mềm chuyên để rửa máy (nếu xác định ép thường xuyên thì những đồ chơi đi kèm phải luôn sẵn sàng để các bước đều tiện lợi). Nếu rửa máy thường xuyên mỗi ngày và ngay sau khi ép xong thì gần như không cần rửa xà phòng, chỉ cần rửa máy bằng nước ấm hoặc nước thường. Cách vài hôm rửa với xà phòng. Một số loại máy cho phép rửa được trong máy rửa bát, hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng đi kèm máy. Với máy ép chậm của Hurom như máy của mình có đi kèm giá phơi: rất tiện và gọn gàng không tốn chỗ vì các bộ phận chồng lên nhau. Còn nếu không có, bạn cứ úp gọn gàng ở chỗ nào thuận tiện cho mỗi ngày sử dụng.
Bảo quản juice
1. Làm số lượng gấp đôi, gấp ba: uống ngay một phần và bảo quản phần còn lại để uống dần trong ngày hoặc thậm chí ngày hôm sau (với máy ép chậm).
2. Môi trường bảo quản tốt nhất cho juice chính là giữ nước ép tránh xa ánh sáng và nhiệt độ cao.
3. Đổ nước ép đầy tới miệng chai nắp kín và trữ lạnh ngay lập tức. Càng để juice ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng tăng khả năng oxy hóa và giảm dinh dưỡng của nước ép.
4. Luôn bảo quản juice trong ngăn lạnh của tủ lạnh (1-5°C). Thời gian lưu trữ tối đa là trong vòng 24 h (máy ép ly tâm) và 48 h (máy ép chậm). Nếu cần di chuyển và mang juice theo, bạn nên có một túi lạnh giữ nhiệt.
5. Cấp đông (<0°C). Nếu bạn không có thời gian để ép mỗi ngày, bạn có thể ép một mẻ lớn và đóng chai trữ trong ngăn đông lạnh. Mặc dù đông lạnh juice có thể bảo quản tốt nhưng mùi vị không được ngon như nước ép trữ ngăn lạnh. Nếu cần cấp đông, bạn phải làm ngay khi vừa ép xong. Rã đông trong ngăn mát khoảng 5-8h trước khi uống (rã đông qua đêm). Nước ép đông lạnh có thể sử dụng trong vòng 10 ngày, và một khi đã rã đông phải uống càng sớm càng tốt trong vòng tối đa 12h.
6. Nên sử dụng các chai thủy tinh nắp kín dung tích 250-300ml cho việc bảo quản juice. Hiện nay đã có rất nhiều shop chuyên bán chai lọ thủy tinh để đựng nước giải khát với nhiều mẫu mã đẹp. Nên có ít nhất 5 chai trong nhà để tiện quay vòng và rửa mỗi ngày. Về lâu về dài, đựng juice trong chai nhựa dù có BPA free thì việc cọ rửa cũng không hoàn toàn yên tâm như thủy tinh vì bản thân nước ép rất dễ nhuộm màu nhựa. Bạn có thể dùng lại những lọ thủy tinh của các loại thực phẩm đã dùng hết, miễn là phần nắp không phải sắt hay kim loại dễ bị rỉ sét. Không nhất thiết phải là thủy tinh trong suốt vì thực ra tốt nhất nên dùng thủy tinh màu tối (miễn là đảm bảo an toàn), giúp tránh oxy hóa tốt hơn thủy tinh trong. Nếu cầu kỳ để giữ dinh dưỡng cho juice tốt nữa, bạn có thể bọc giấy bạc kín bên ngoài chai thủy tinh trong.
Thực ra kinh nghiệm mình liệt kê trên đây có vẻ nhiều nhưng cái quan trọng nhất chính là – cứ ép đi. Cứ bắt đầu, cứ ép, cứ làm, cứ uống đi. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung những thứ còn thiếu để quá trình ép nhanh gọn hơn dần dần. Trải nghiệm mới đem lại niềm vui, đừng cầu toàn mọi bước ngay từ đầu nhé.
Tạm thời mình tổng hợp các mẹo đến đây. Khi nào nghĩ ra thêm mình sẽ bổ sung.
Các bạn có những mẹo nào nữa không? Cùng chia sẻ dưới đây nhé!
Nếu các bạn thích vị của trà matcha sữa (green tea latte), chắc chắn bạn sẽ thích món sinh tố này.
Có thể còn thích hơn cơ – vì xét về dinh dưỡng nó đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn, ít chất béo hơn. Đây là tổng hòa của một món sinh tố xanh và một món đồ uống giải trí ngon miệng. Chưa hết, món sinh tố này còn rất đơn giản, chỉ bao gồm 4 nguyên liệu, thời gian xay và uống chưa đến 5 phút (nếu nguyên liệu đã sẵn sàng).
Công dụng của matcha đã được nghiên cứu và biết đến rộng rãi ngày nay. Matcha phải là loại bột trà xanh của Nhật Bản, sản xuất tại đất nước này mới đem lại hương vị và mùi đặc trưng của nó. Cái mùi rất chi quyến rũ mà một khi đã mê sẽ khó cưỡng lại.
Lợi ích nổi bật của matcha có thể tóm lại như sau:
-Hàm lượng chất chống oxy hóa cao do chứa Catechin (EGCG) – một thành phần hiệu quả chống ung thư, giúp trung hòa các gốc tự do nguy hiểm tác động trực tiếp đến tế bào,
-Giúp thư giãn, tăng trí nhớ và độ tập trung
-Hỗ trợ giảm cân
-Củng cố hệ thống miễn dịch.
Vì vậy mình cũng rất hay dùng matcha cho các loại bánh ngọt, desserts tráng miệng, panna cotta và đồ uống. Vừa ngon, vừa thơm, vừa quyến rũ lại còn tốt cho sức khỏe, tại sao không?
Công thức dưới đây phù hợp cho những ngày bạn biết mình cần tập trung, làm việc trí óc nhiều, vận động nhiều và đạt kết quả cao. Tin mình đi món này không nên bỏ qua!
4 loại nguyên liệu cần cho matcha green smoothie – bé con nhà mình thích chơi đồ hàng với mẹ nên ảnh cũng có tay nàng thó và0
Nguyên liệu đơn giản:
1 thìa cà phê bột matcha (nhớ chọn loại xuất xứ từ Nhật Bản, các loại matcha trà trộn kém chất lượng hay của Trung quốc nhiều lắm luôn)
1 cup sữa hạnh nhân (hoặc sữa bò hay loại sữa nào bạn hay dùng, nếu dùng sữa hạnh nhân thì ta có phiên bản vegan)
1 cup rau cải bó xôi
1 quả chuối đông lạnh (chuối chín nhà bạn không dùng hết thì chớ bỏ đi, hãy bóc vỏ, đông lạnh từng quả, cực kỳ tiện làm sinh tố vì chuối đông còn thay đá cho món sinh tố mát rượi)
Cách làm: đơn giản là xay tuốt tuột trong máy xay sinh tố khoảng 1 phút cho nhuyễn. Nếu thấy đặc có thể thêm sữa tùy thích. Uống ngay lập tức. Yummmm…!
Matcha green smoothie - Sinh tố xanh cho một ngày cần sự tập trung
1 thìa cà phê bột matcha (nhớ chọn loại xuất xứ từ Nhật Bản, các loại matcha trà trộn kém chất lượng hay của Trung quốc nhiều lắm luôn)
1 cup sữa hạnh nhân (hoặc sữa bò hay loại sữa nào bạn hay dùng, nếu dùng sữa hạnh nhân thì ta có phiên bản vegan), tương đương 250-300ml
1 cup rau cải bó xôi (khoảng một nắm tay)
1 quả chuối đông lạnh (chuối chín nhà bạn không dùng hết thì chớ bỏ đi, hãy bóc vỏ, đông lạnh từng quả, cực kỳ tiện làm sinh tố vì chuối đông còn thay đá cho món sinh tố mát rượi)
Có thể thêm mật ong nếu muốn thêm ngọt
Instructions (1 Steps)
1
Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố ấn nút xay khoảng 1 phút cho nhuyễn (nghỉ máy giữa chừng nếu cần). Nếu thấy đặc có thể thêm sữa tùy thích. Uống ngay lập tức. Yummmm...!
Notes
Recipe from "Best green drinks ever" book - Katrin Van Wyk