All Posts By:

huyentran

JUICE RECIPES

3 công thức nước ép rau củ bổ mắt ngon miệng

Với lối sống gắn bó với máy tính và phụ thuộc nhiều hơn các thiết bị điện tử, thậm chí là nghiện các loại điện thoại và máy tính bảng không chỉ ở thành phố lớn mà dần xuất hiện ở các nông thôn lân cận, các bệnh về mắt và tầm nhìn đang gia tăng chóng mặt. Không cần số liệu ở đâu xa, cứ nhìn quanh lũ trẻ con quanh bạn, hay đơn giản là nhìn một tập thể lớp học hay công ty nơi bạn làm, tỉ lệ người cận thị và các bệnh về thị lực có nơi chiếm đến một nửa.

Vậy nhưng chẳng mấy ai bận tâm chăm sóc sức khỏe của họ, nói chi đến thị lực hay mắt họ có vấn đề gì hay không.

Để cải thiện sức khỏe thị lực và giảm các rủi ro bệnh liên quan đến mắt, chúng ta nên chú ý sử dụng nhiều hơn các thực phẩm sau:

Các loại rau xanh lá

 

Nguồn: Unplash

Lutein và zeaxanthin, hai loại sắc tố thực vật có thể giúp ngăn chặn thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, được tìm thấy chủ yếu trong các loại rau lá xanh. Thật đáng mừng, hầu hết các loại rau lá xanh siêu tốt cho thị lực đều có thể kết hợp trong các công thức green juice. Hãy chọn các loại rau như rau bó xôi, cải xoăn kale, các dòng cải xanh (tuy nhiên chú ý nhiều loại rất cay và đắng nên khá khó uống), cải cầu vồng và súp lơ xanh.

Súp lơ xanh (Broccoli)

Một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong súp lơ xanh có sức mạnh lớn trong việc ngăn ngừa mù lòa.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Dược Johns Hopkins đã phát hiện ra rằng sulforaphane, chất chống oxy hóa tự nhiên có trong súp lơ xanh và mầm súp lơ xanh bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do tia cực tím của mặt trời. Súp lơ xanh không chỉ tăng khả năng bảo vệ các tế bào chống lại các gốc tự do oxy hóa, giúp bảo vệ mắt, mà còn tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Một chế độ ăn có sử dụng súp lơ xanh và mầm của chúng là một cách tiếp cận dài hạn an toàn để ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng và mù lòa do tuổi tác.

Nguồn: Unplash

Mầm bông cải xanh tươi thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả bông cải xanh. Vì thế bạn chỉ cần ăn một lượng nhỏ là đủ. Các đợt thử nghiệm đã cho thấy mầm súp lơ xanh ba ngày tuổi chứa gấp 10-100 lần lượng glucoraphanin – tiền thân của sulforaphane – được tìm thấy trong bông cải xanh trưởng thành.

Ớt chuông vàng

Theo một nghiên cứu của British Journal of Ophthalmology (Tạp chí về Nhãn khoa của Anh) năm 1998, ớt chuông vàng có nồng độ zeaxanthin cao nhất trong 33 loại rau và hoa quả được phân tích. Zeaxanthin là chất mà cơ thể chúng ta không tự sản xuất được mà phải lấy từ thức ăn.

Nguồn: Unplash

Ớt chuông là nguyên liệu rất thú vị trong juice và khi kết hợp đúng cách sẽ cho những món nước ép cực kỳ thơm ngon bởi mùi vị của ớt chuông khi ép không giống như khi ăn sống. Hãy thử công thức ớt chuông……… Của mình, đảm bảo bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cảm nhận về món ớt chuông.

Các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và Carotenoid

Các loại củ và trái cây màu cam và vàng chứa nhiều beta carotene, một tiền chất của vitamin A, chìa khóa quan trọng cho thị lực. Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở các nước đang phát triển, với khoảng từ 250.000 đến 500.000 trẻ em bị mù do bệnh này mỗi năm (theo thống kê của All About Vision)

Hãy thường xuyên juice kết hợp các loại củ quả màu cam như cà rốt, cà chua, ớt chuông, bí đỏ, khoai lang, dâu tây, quả mơ và dưa vàng v.v.
Gấc

Hàm lượng beta-carotene trong gấc cao gấp 10 lần cà rốt và khoai lang. Lycopene (một chất chống oxy hóa mạnh mẽ) trong gấc gấp 70 lần quả cà chua. Gấc được sử dụng trong y học Việt Nam và Trung Hoa để chữa các bệnh về khô mắt, mờ mắt.

3 công thức juice cho mắt sáng tinh anh

Ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như vitamin C, A, beta carotene, lutein và zeaxanthin qua juice, chúng ta có thể bổ sung flaxseed oil (dầu hạt lanh ép lạnh) có chứa Omega 3 vào juice (khuấy 1 thìa cà phê dầu vào cốc nước ép trước khi uống), đây là phương án cho những người không ăn được các loại cá giầu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ…

Pop EYE juice

1 miếng bí đỏ to (400gr)
2 củ cà rốt (300gr)
1/2 quả ớt chuông vàng (200gr)
1/2 quả dứa (200gr) – có thể tăng giảm tùy độ ngọt mong muốn
1 cm gừng tươi
2 cm nghệ tươi

Tất cả nguyên liệu rửa sạch cắt miếng vừa họng máy ép. Ép lần lượt. Uống fresh. Nếu không uống ngay phải đóng chai kín nắp giữ lạnh trong vòng 24h.

GAC OF MY EYE juice

1 tsp thịt gấc (quả gấc lọc lấy phần thịt, bỏ hạt và vỏ)
½ quả dứa
5 quả dâu tây

Quả gấc bổ đôi, vét lấy phần thịt đỏ, dùng dao tách bỏ hạt đen. Phần thịt gấc có thể chia thành các phần nhỏ, bọc màng bọc thực phẩm và đông lạnh trữ được quanh năm. Mỗi khi sử dụng có thể bỏ 1 viên nhỏ ra dùng dần.

Dứa, dâu tây ép lấy nước. Sau đó nguấy 1 thìa thịt gấc trộn đều vào phần nước ép. Ta có ly nước ép cực kỳ ngon, thơm và vô cùng bổ dưỡng.

Energy for my eye

3 nhánh súp lơ xanh (khoảng 100gr)
1/2 quả dứa
1 quả cam
1 nắm nhỏ rau mầm súp lơ xanh (optional)

Súp lơ xanh, cà rốt và rau mầm súp lơ rửa sạch. Ép lần lượt xen kẽ rau và quả. Cam vắt lấy nước. Hoặc nếu là cam không hạt thì bỏ vỏ ép cùng rau. Uống fresh.

Uncategorized

TẬP THỞ SÂU 5 PHÚT MỖI NGÀY – TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG VÀ THANH LỌC CƠ THỂ

Nếu có một thói quen chỉ mất 5 phút mỗi ngày mà khiến bạn thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo, minh mẫn, cơ thể được thanh lọc và sảng khoái, bạn có muốn hình thành thói quen đó không?

Chúng ta đang ở những ngày đầu tiên của năm Đinh Dậu, và bắt đầu tháng thứ 2 của năm 2017, vào thời điểm khởi đầu của một năm này mình thường đặt ra 1 thay đổi mình mong muốn và sẽ cố gắng thực hiện thay đổi đó – gọi là resolution cho năm mới hay gì cũng được. Chỉ cần 1 thôi cũng được. Nhưng là thay đổi mình phải thực hiện và quyết thực hiện đến cùng. Và đương nhiên để dễ hoàn thành nhiệm vụ, mình thường chọn một thói quen vô cùng đơn giản để xây dựng.

Năm nay mình chia sẻ thay đổi của mình tới các bạn nhé. Đây cũng là bài thực hành rất cơ bản mình muốn tặng tất cả các bạn. Bởi vì mọi thay đổi lớn đều bắt đầu từ những bước đi rất nhỏ, mặc kệ các bạn có những kế hoạch to tát đến đâu, hãy cùng mình thực hiện thói quen 5p mỗi ngày này ít nhất trong 21 ngày tới nhé. Tại sao lại là 21 ngày? Vì theo một nghiên cứu khoa học nào đó (đọc đâu đó nhưng quên rồi), con người mất 21 ngày để một thói quen được hình thành. Sau đó thói quen sẽ trở thành một phần của cuộc sống và trở nên tự nhiên như chính con người mình, việc thực hiện nó không còn mất công hay nỗ lực nữa.

BÀI TẬP THỞ SÂU LẤY NĂNG LƯỢNG

Có phải nền tảng của sức khỏe chính là hệ thống mạch máu chảy trong cơ thể của chúng ta? Chính dòng máu chảy khắp cơ thể vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới mọi tế bào trong cơ thể. Nếu vậy juice đi thẳng tới mạch máu của ta mang theo một lượng cao vitamins khoáng chất và các chất chống oxy hóa, vì vậy mang lại lập tức cảm giác năng lượng chảy trong cơ thể cho người uống.

Tuy nhiên không phải ai cũng tiếp cận và có thời gian để ép rau củ quả mọi lúc mọi nơi.

Các bài tập thở thì khác.

Hơi thở là cách chúng ta cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể, từ đó mang lại năng lượng cho từng tế bào. Và hơi thở tồn tại mọi lúc mọi nơi với ta.

Con người trong hàng ngàn năm đã kiến lập được rất nhiều kĩ thuật để kiểm soát hơi thở, bởi người ta tin rằng, kiểm soát được hơi thở nghĩa là kiểm soát được nguồn năng lượng sống.

Với những người tập yoga, các bài tập thở (được gọi là pranayamas: prana nghĩa là năng lượng của sự sống, ayama nghĩa là mở rộng, phát triển ) đã được phát triển và chau chuốt qua hàng ngàn năm là một phần không tách rời cùng với các chuyển động về cơ thể, được biết đến với những lợi ích to lớn, chìa khóa cho năng lượng và sức sống của người thực hành.

Các bài tập thở và biến thể thì rất nhiều, ở rất nhiều môn phái chứ không chỉ trong yoga. Tuy nhiên thường dân như mình (và nếu các bạn giống mình hehe), bỏ qua rất nhiều các tầng lớp thông tin xung quanh chủ đề này, ở thể cơ bản nhất, thực hành tối thiểu nhất, chuẩn vừa vừa thôi cũng được không cần hoàn hảo, đảm bảo chúng ta sẽ nhận thấy tức thì các lợi ích cho tâm trí và sức khỏe.

BHASTRIKA PRANAYAMA – BÀI TẬP THỞ BHASTRIKA

Mình chọn bài tập thở Bhastrika vì sự đơn giản của nó khi ở mức độ cơ bản cho người mới tập thở. Bhastrika Pranayama là một bài tập thở sâu quan trọng trong yoga, là bài tập thở ‘thần thánh’ giúp tăng cường năng lượng và các Prana-nguồn sống cho cơ thể với danh sách các lợi ích nó đem lại dài hàng trang giấy (bao gồm cả giảm cân tiêu mỡ lành mạnh do nó giúp thúc đẩy metabolism-quá trình chuyển hóa của cơ thể và thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn).

HƯỚNG DẪN BÀI TẬP THỞ BHASTRIKA CƠ BẢN:

  • Để thực hành bài tập thở này bạn nên ngồi trong một tư thế thoải mái. Đứng hay nằm cũng được nhưng ngồi là tốt nhất vì khi đó bạn dễ tập trung hơn.
  • Kéo dài cột sống lên, thẳng lưng, kéo dài cổ và nhẹ nhàng đưa cằm hơi về sau. Lúc này cột sống sẽ thẳng hàng với phía sau đầu.
  • Đặt tay lên đầu gối của bạn. Có thể úp 2 bàn tay ôm lấy đầu gối, hoặc cũng có thể ngửa 2 bàn tay lên, chạm ngón cái vào ngón trỏ tạo thành hình tròn.Thư giãn cơ bụng. Nhắm mắt lại (hoặc mở mắt cũng được)
  • Bây giờ bắt đầu hít thở mạnh qua mũi tạo ra tiếc thở nghe thấy được, hít khí sâu vào bụng, bụng phồng lên, cơ hoành kéo xuống, nở rộng hai bên thành bụng. Hơi thở cần được bơm đầy cả phần dưới của phổi, xuống tới cơ hoành. Sau đó thở ra với lực tương tự, thời gian tương tự như hít vào. Mỗi nhịp thở hít vào khoảng 1s một nhịp và thở ra cũng 1s, dần dần khi tập quen và nâng cao mức độ, bạn sẽ tăng tần suất hơi thở, mỗi nhịp thở nhanh hơn, mạnh hơn. Với bài tập này ta cần đặt chú ý đồng đều tới cả việc hít vào và thở ra. Tất cả hơi thở đều sâu và mạnh mẽ, cố gắng thiết lập một nhịp điệu đều đặn. Không giữ hơi thở trong quá trình tập.

Làm một vòng 10 lần và sau đó hít sâu, giữ hơi thở của bạn trong 1-5 giây và sau đó thở ra hoàn toàn. Như vậy bạn đã hoàn thành 1 vòng tập. Trở lại hơi thở bình thường để nghỉ khoảng 15s. Có thể lặp lại và thực hiện 5 vòng tổng cộng, tùy theo sức. Bài tập này cần được kéo dài ít nhất 2 phút và tối đa 5 phút. Trong những ngày trời nóng, chỉ nên tập 2 phút.

THỜI GIAN PHÙ HỢP ĐỂ TẬP:

Buổi sáng khi ngủ dậy: tỉnh dậy với cơ thể căng tràn sức sống, máu được bơm khắp cơ thể, sẵn sàng năng lượng một ngày mới.

Bất cứ khi nào trong ngày bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, cần tập trung và minh mẫn (đặc biệt cho dân văn phòng khoảng giữa giờ chiều thay vì vớ cốc cà phê hoặc không có juice bên cạnh :).

Rất nên tập trước khi tập thể thao, gym hay vận động mạnh nếu muốn tăng cường năng lượng tức thì.

Không nên tập trước khi đi ngủ nếu không muốn ‘tăng động’ khó vào giấc.

LƯU Ý: vì đây là bài tập lấy năng lượng và có tác động mạnh. Nếu bạn thấy chóng mặt hãy dừng và nghỉ ngơi thở như bình thường, lặp lại với động tác chậm hơn và nhẹ hơn. Các đối tượng không nên thực hiện: phụ nữ có thai, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, những người cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, cảm mạo hay đang mang các bệnh lý về loét dạ dày. Không tập khi no bụng, nên tập sau khi ăn 1-2h.

Dưới đây là một video mô tả khá dễ hiểu từ shape.com. Chúng mình cùng tập theo, 2-5p mỗi ngày thôi nhé.

Chúc các bạn luôn vui, tràn đầy sức sống và hạnh phúc an nhiên!

JUICE RECIPES

Nước ép khế giải rượu cho ngày Tết (Hangover helper)

Giải rượu á? Are you kidding me?  Đương nhiên là một-cô-gái-heo-thì như mình (tự nhận vậy 🙂 không bao giờ có chuyện úp mặt vào toilet hay có người dìu về nhà buổi đêm rũ ra như cái giẻ sũng nước rồi, vì có bao giờ đụng vào rượu đâu mà tới cái bước kia. Tuy nhiên rất có thể mình có một cái giẻ sũng nước như thế trong nhà (ai biết?) hay một cái đầu biêng biêng vào buổi sáng một ngày nào đó trong chuỗi ngày dài ăn Tết thường trực cái cớ để uống rượu bia ‘giao lưu’.

Ngoài các cách giải rượu thông thường mà các bà các cô hay sử dụng cho các đấng chồng yêu quý như uống nước chanh, nước gừng, sữa, trà xanh, ăn cháo loãng, nước đậu đen v.v.. nếu trong gia đình có máy ép, hoặc máy xay sinh tố cũng được, cùng với vài loại quả phổ biến dễ kiếm sau, các bạn hãy thử công thức này cho người cần giải rượu nhanh chóng tỉnh táo nhé.

Quả khế là loại quả dân dã, phổ biến tại đất nước ta và nhìn chung được trồng khá an toàn, cây mọc tự nhiên, sai quả, ít phải chăm bẵm tưới tắm phun thuốc. Qủa khế có thể mua được ngoài chợ. Nên chọn quả không quá xanh mà hơi ngả vàng, còn chắc tay vì quả chín và mềm sẽ khó ép nước. Quả khế giàu vitamin C, potassium cũng như sắt và chất xơ. Nước ép khế được sử dụng trong ho, hạ sốt, trị nhức đầu, giải rượu, bia, chống táo bón, lợi tiểu và được tin là lợi sữa.

Nguyên liệu cho nước ép khế giải rượu

2-3 quả khế vàng (nhưng không mềm)
2 quả táo
1/2 quả chanh
1cm gừng tươi

Rửa sạch nguyên liệu và cho vào máy ép lần lượt táo, khế, chanh, gừng và kết thúc bằng táo để đấy hết bã. Nếu sử dụng máy xay sinh tố, xay tất cả nguyên liệu cùng 200ml nước rồi lọc bỏ bã.
Với công thức giải rượu, kể cả không có khế các bạn cũng dùng các nguyên liệu còn lại để có cốc nước ép chua chua ngọt ngọt và hơi cay nóng của gừng, rất refreshing. Chẳng cần say rượu mình cũng vẫn thưởng thức món này được, vì nước ép củ quả nào cũng mang lại giá trị dinh dưỡng nhất định về vitamins và khoáng chất.

Lưu ý: Những người mắc các bệnh về thận, gout, tiểu đường cần tránh ăn khế vì khế có chứa nhiều axít oxalic . Chất này sẽ tích lũy ở những quả thận yếu ớt và axít oxalic dễ gây ra sỏi thận nặng hơn.

Nếu thích biến tấu, các bạn có thể xay cùng công thức trên với một chút xoài chín, được một cốc sinh tố rất thơm mùi xoài và khế, ngửi thôi cũng thấy tỉnh táo.

 

Juice Challenge

3 DAY CLEANSE – The Detox Prescription – Mind-Body Detox – Bài tập thải độc cho tâm trí và cơ thể

Đây là hướng dẫn cho các thực hành tại nhà của những người thực hiện chương trình 3 day cleanse (3 ngày thải độc) theo sách The Detox Prescription (chi tiết về chương trình tại đây). Ngoài detox qua dinh dưỡng, những gì chúng ta ăn và uống, các bài tập này phụ trợ cho việc thải độc qua cơ thể và tâm trí. Để có kết quả tốt nhất cho những đợt detox, chúng ta cần kết hợp cả 3 yếu tố này: ăn/uống, tâm trí và cơ thể.

NGÀY 1: ENERGIZE WITH THE BREATH – BÀI TẬP THỞ KAPALABHATI

Các chương trình cleanse không hề dễ dàng (vì vậy chúng hay được gọi là thử thách). Thông thường đến giữa ngày bạn sẽ nhận thấy những thay đổi, mỗi người có biểu hiện khác nhau. Có những người biểu hiện ‘thải độc’ cao hơn và rõ hơn, gọi là các triệu chứng từ bỏ: cơ thể đang từ bỏ các chất độc hại. Những người càng có vấn đề về sức khỏe hay cơ thể nhiễm độc nhiều, sẽ càng dễ có phản ứng từ bỏ. Có những người thì chỉ thấy hơi đói vậy thôi. Thời gian để mỗi người đến giai đoạn tỉnh táo sảng khoái là khác nhau, có thể bạn sẽ thấy như vậy ngay từ cuối ngày thứ 1.

Nếu trong ngày 1, đặc biệt nửa đầu của ngày, năng lượng và quyết tâm của bạn đang suy giảm, hãy dành vài phút để thực hành các bài tập thở, ví dụ như bài tập gợi ý sau:

Hãy tìm một chỗ ngồi thoải mái, yên tĩnh. Ngồi bắt chéo chân trên sàn, có thể lót đệm đưới hông cho đỡ mỏi và êm ái, hoặc ngồi trên ghế, toàn bộ lòng bàn chân đặt vững trên mặt sàn, giữ chân ấm. Quan trọng là bạn thấy thoải mái và giữ cột sống thẳng (tuyệt đối không còng lưng hay rệu rạo vì như vậy cản trở phổi và cơ hoành, không đúng với mục đích của bài tập thở là lấy thật nhiều oxy cho cơ thể.

Đặt lòng bàn tay xoay xuống, chạm đầu gối. Hơi đưa cằm về phía sau đầu. Đặt lưỡi chạm nhẽ phần mặt sau của hàm răng trên.

Hít vào thật sâu qua mũi, và thở mạnh qua mồm, tạo tiếng động “SHHHHHHH!” . Khi thở hết ra, kéo phần bụng mạnh vào trong, giống như đang bơm hết khí ra ngoài. Từ lúc này, hoàn toàn không làm gì hay cố gắng hít vào, mà chỉ để cơ bụng hoàn toàn thư giãn, tiếp nhận không khí vào phổi một cách tự nhiên (để thả lỏng cho phổi tự hít khí vào chứ không chủ động hít). Cơ thể sẽ theo phản xạ hít vào tự nhiên. Sau đó lại dồn hết khí ra khỏi bụng, lặp lại vòng thở như trên.

Lặp lại 10-20 lần. Tốc độ nhanh hay chậm hoàn toàn theo cảm nhận của bạn.

Sau khi kết thúc, hãy để hơi thở quay trở lại như bình thường.

Một lựa chọn nữa, nếu muốn, khi thở hết khí ra khỏi bụng, bạn có thể kéo phần cơ sàn chậu (pelvic floor) lên phía trên. Nếu làm vậy bạn đang thực hiện một kĩ thuật trong yoga gọi là Kapalabhati – ‘Kapal’ (trán) và ‘Bhati’ (tỏa sáng) là bài tập nếu tập thường xuyên sẽ giúp mang lại khuôn mặt sự tỏa sáng từ bên trong. Đây cũng là một bài tập thở thải độc mạnh mẽ và giúp đầu óc tỉnh táo. Một khi đã học cách thở này, bạn có thể thực hiện nó ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Thực tế, các bạn nên thực hành các bài thở sâu thường xuyên trong ngày để giảm stress và lấy lại năng lượng.

NGÀY 2:  SALUTE THE SUN – CHÀO MẶT TRỜI

Ngày hôm nay bạn sẽ thấy nhiều năng lượng hơn. Nhân cơ hội này hãy tranh thủ vận động đi thôi. Bạn có thể tiếp tục các bài tập thể dục hay vận động mà mình vẫn hay làm. Nếu không phải là người  hay vận động hay tập thể dục, bạn nên đi bộ khoảng 30′ mỗi ngày vào buổi sáng (hoặc khi nào tiện). Bên cạnh đó, hãy thử tập 1 chút động tác yoga nhé!

Sun Salutation – Tư thế Chào mặt trời

Tư thế chào Mặt trời (Surya Namaskar) là một bài thực hành cơ bản trong yoga, là chuỗi các tư thế để khởi động làm ấm cơ thể cho các bài tập cường độ cao hơn sau đó, hoặc đứng riêng biệt như một bài tập hoàn chỉnh. Đây là các động tác tạo rất nhiều năng lượng, đặc biệt nên thực hiện vào buổi sáng (đúng với tên gọi), nếu không thì vào buổi chiều để bạn có nhiều thời gian thư giãn trước khi đi ngủ. Làm 3 đến 6 lần chuỗi động tác này. Nếu không có thảm bạn có thể tập hoàn toàn trên sàn.

Tùy thuộc vào số lần bạn lặp lại chuỗi động tác này mỗi buổi tập, nó có thể được coi là một bài tập nhỏ trong ngày nếu thời gian của bạn bị hạn chế, hoặc có thể chỉ là một phần khởi động trong những tiết học dài.

KHI BẠN TẬP LUYỆN

Chào Mặt trời cho phép bạn thay đổi tốc độ tùy theo ý muốn của mình. Nếu bạn làm nhanh (tức chuyển sang động tác tiếp theo mỗi nhịp hít vào hoặc thở ra), cơ thể bạn sẽ ấm lên tương đối nhanh. Khi mới bắt đầu tập, hãy lặp lại 5 đến 6 lần chuỗi động tác này, lâu dần hãy nâng con số lên 12 lần. Hoặc bạn có thể làm một cách từ từ, thong thả, bạn sẽ cảm thấy chuỗi động tác này giống như một dạng thiền di chuyển vậy. Nếu bạn thực hành theo cách này, hãy tập trung ý thức vào một điểm nào đó trên cơ thể (chẳng hạn như tập trung vào con mắt thứ ba hoặc vào tim), và thách thức bản thân hoàn toàn tập trung vào điểm đó trong suốt quá trình tập.

Mục đích: cảm tạ một ngày mới đến
Lợi ích: kích hoạt tất cả những khớp lớn và nhóm cơ trong cơ thể.

Mountain-Pose.png (227×232)

1.Tadasana

  1. Tadasana (Mountain Pose). Đứng hai chân chụm lại và song song với nhau. Duỗi hai tay (không căng cứng) dọc thân mình, lòng bàn tay hướng về trước, hai vai thả lỏng.
2-1-e1455971568482.png (218×274)

2.Urdhva Hastasana

  1. Urdhva Hastasana (Upward Salute). Hít vào và đưa hai tay lên cao qua đầu theo hình vòng cung rộng. Nếu vai của bạn quá cứng không thể tạo được hình vòng cung, giữ hai tay thẳng song song nhau và mắt nhìn về trước. Nếu không, hai lòng bàn tay khép lại với nhau, ngửa đầu ra sau, mắt nhìn vào 2 ngón tay cái.

    3.Uttanasana

    3. Uttanasana (Standing Forward Bend). Thở ra, buông hai tay xuống theo hình vòng cung, người gập về trước. Nếu bạn thấy đau ở phần lưng dưới, bạn có thể trùng đầu gối xuống một chút, và đặt tay lên gạch nếu hai tay bạn không với tới sàn. Thả lỏng buông cổ xuống, ở tư thế này đầu bạn giống như đang bị treo xuống từ cột sống vậy.

     

     

     

    4.Ardha Uttasana

    4. Ardha Uttasana (Half Standing Forward Bend). Hít vào chống các đầu ngón tay xuống thảm hoặc xuống gạch, hai khuỷu tay thẳng, nhấc thân trước ra khỏi hai đùi và vươn dài người ra trước, cột sống tạo thành đường cong đồng đều.

     

     

     

     

    5.Alanasana

    5. Alanasana (High Lunge). Thở ra và bước chân phải ra sau. Đầu gối và gót chân trái thẳng sao cho ống chân vuông góc với sàn. Xương cụt hạ xuống tì vào xương chậu và ép đùi phải về trước. Hít vào, dồn người ra sau xuống gót chân phải. Kéo dài thân người dọc theo mặt trước của đùi trái. Nhìn về trước, không căng thẳng.

     

    6. Adho Mukha Svanasana

    6. Adho Mukha Svanasana (Downward – Facing Dog Pose). Thở ra bước chân trái ra sau như tư thế Down Dog. Lòng bàn tay và bàn chân úp xuống mặt sàn. Ép mặt trước của 2 đùi ra sau, đồng thời hai tay chống chắc xuống sàn. Hãy tưởng tượng phần thân của bạn đang được kéo dãn ra giống như một sợi dây cao su với hai đầu là các cánh tay và chân.

    7. Plank Pose

    7. Plank Pose. Hít vào rươn mình về trước cho đến khi hai vai ở phía trên hai cổ tay. Hai cánh tay vuông góc với sàn. Hãy cố không để phần lưng trên bị sụp xuống giữa hai bả vai: khép má ngoài của hai cánh tay vào trong, sau đó mở rộng bả vai sang hai bên. . Xương cụt hạ xuống tì vào xương chậu và ép hai đùi về trước.

     

    8. Chaturanga

    8. Chaturanga (Four – Limbed Staff Pose). Hít vào khi bạn gập khuỷu tay lại và hạ thấp người như trong Chaturanga, thân người và hai chân song song với mặt sàn. Hai vai nâng cao khỏi mặt sàn và thấp hơn tai. Hai đùi nâng cao cách mặt sàn, xương cụt kéo dài hướng về phía gót chân, xương sườn mạn dưới cũng nâng lên để tránh làm tổn thương phần lưng dưới. Mắt nhìn xuống sàn hoặc hơi nhìn về trước. Nếu bạn không thể duy trì tư thế này, vậy hãy hạ đầu gối xuống sàn cho đến khi bạn đủ sức để tiếp tục.

     

     

     

    9. Urdhva Mukha Svanasana

    9. Urdhva Mukha Svanasana (Upward – Facing Dog Pose). Hít vào, duỗi thẳng cánh tay, ưỡn ngực về trước thành tư thế Up Dog. Hai chân vẫn hoạt động, xương cụt hướng về phía gót chân, ép 2 đùi trước về trước. Hai vai để cách xa hai tai. Nhìn thẳng về phía trước hoặc hơi nhìn lên trên

     

    10. Adho Mukha Svanasana

    10. Adho Mukha Svanasana (Downward – Facing Dog Pose). Để hoàn tất bài tập Chào Mặt trời, hãy bước chân phải lên trước, tiếp theo bước chân trái lên và hít vào thành tư thế Ardha Uttanasana, hít ra thành tư thế Uttanasana. Hít vào thành tư thế Urdhva Hastasana và thở ra thành Tadasana. Hãy quan sát cơ thể và hơi thở của bạn. Khi bạn lặp lại tư thế này, đừng quên đổi chân và đổi bên.
    Kết thúc bài tập bằng bài Savasana.

    Nguồn: tapchiyoga.net

NGÀY 3: CLEAR YOUR  HEAD IN THE MORNING

Nguy cơ của các cơn đau tim là cao nhất xảy ra vào buổi sáng. Một phần nguyên nhân chính là do chúng ta thường thức dậy với cảm giác mỏi mệt mang theo các khó chịu và stress từ ngày hôm trước kèm theo căng thẳng suy tính cho những việc cần phải làm của người hôm nay. Thay vì từ từ nhẹ nhàng bắt đầu một ngày, chúng ta bật dậy, vớ nhanh cốc cà phê hoặc vội vã ra khỏi nhà, có thể mua tạm bữa sáng ngoài đường. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát quy trình này. Bạn hoàn toàn có thể tạo một chuỗi thói quen có chủ đích vào buổi sáng để làm tỉnh táo đầu óc.

Các suy nghĩ theo thói quen thường lấn chiếm ta. Chúng có thể tích cực, có thể tiêu cực, có thể chỉ là thói quen hoặc ngẫu hứng. Đó là bản năng tự nhiên của con người. Tuy nhiên thay vì để mặc các suy nghĩ chiếm lấy mình, chúng ta có thể chậm lại và dành vài phút để nuôi dưỡng mình.

Ngay khi thức giấc và ý thức được mình đang suy tính, hãy nhắc nhở bản thân mình thực hành thói quen buổi sáng cho tâm hồn mình.

Bài tập gợi ý như sau:

Trước cả khi bạn ra khỏi giường, hãy tập trung vào hơi thở. Không cần thay đổi hay cố gắng gì, chỉ cần quan sát hơi thở và cách nó đang nhẹ nhàng ra, vào. Và khi quan sát hơi thở, bạn có thể nhận thấy, mỗi khi các suy nghĩ lo lắng hay căng thẳng xuất hiện, hơi thở bạn trở nên nhanh hơn và nông hơn. Hít thở sâu, và khi thở ra, hãy buông bỏ mọi suy nghĩ. Bạn có thể tưởng tượng như mình đang thổi bay một đám mây xám trên bầu trời.

Khi đã sẵn sàng thức dậy, ngồi trên mép giường, bạn hãy dành vài phút để xóa đi mọi suy nghĩ. Thở sâu xuống bụng, tập trung vào hơi thở. Và mỗi khi các suy tính lang thang, đơn giản là quay trở lại với hơi thở của mình. Cứ như vậy, giống như một bài tập sức mạnh cho trí não vậy. Nếu mỗi ngày bạn bắt đầu buổi sáng như vậy, theo thời gian, việc thức dậy hàng ngày trở nên dễ dàng hơn, yên bình hơn, và sự yên bình đó rất có thể theo bạn qua cả ngày. Sau khi đã thư giãn 5 phút yên lặng như vậy, đứng dậy, co dãn toàn thân, và bắt đầu bước vào một ngày một cách nhẹ nhàng và chủ động.

FYI: đây là phương pháp thiền đại kết cơ bản. Nếu bạn có thể thực hành bài thở này hàng ngày, bạn có thể làm bất kỳ việc gì!

Các bài tập ở cả 3 ngày như trên trong chương trình 3 day cleanse không chỉ phù hợp cho những chương trình thanh lọc bằng ăn uống, mà phù hợp cho mọi người, mọi lúc, bởi đó là những bài tập thở và yoga căn bản, ngắn gọn dễ thực hành. Chúc các bạn thân tâm đều khỏe khoắn!

 

Juice Challenge

Detox – Hiểu về thải độc và tự đo lường mức độ độc hại

Hầu hết chúng ta trong xã hội hiện đại đều bị ‘toxic’ (nhiễm độc) ở một mức độ nào đó.

Chúng ta bị nhiễm độc từ không khí, từ đất, từ nước uống. Hàng ngàn các loại hóa chất đang được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp hiện đại, và rất khó để biết chính xác bao nhiêu loại trong đó có thể ảnh hưởng xấu đến ta – chính phủ hay lãnh đạo các ngành công nghiệp chắc chắn không phải là người quan tâm trước nhất về bảo vệ sức khỏe con người hay nắm rõ các con số mà ta cần, hơn là phát triển và bành trướng kinh tế.

Chúng ta còn tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ trước khi ra đời. Trong một nghiên cứu bởi Nhóm Hoạt động Môi Trường (Environmental Working Group), không chỉ BPA mà còn 232 loại hóa chất tổng hợp khác có hiện hữu trong cuống rốn của các em bé.

Hãy nhìn quanh và để ý, bạn sẽ thấy. Những người bị thương đang đi lại. Họ mệt mỏi, thiếu sức sống, mất ngủ. Họ thừa cân. Họ đau một chỗ nào đó, có thể là đau lưng, cứng cổ, đau khớp…với hàng loạt các tín hiểu mà cơ thể họ đang muốn cảnh báo để họ chậm lại, để họ chăm sóc cơ thể họ. Nhưng rồi những tín hiệu đó chẳng được quan tâm mấy vì người ta còn quá nhiều việc phải làm, thời gian thì hạn hẹp. Thế rồi cơ thể họ gửi các tín hiệu mạnh mẽ hơn nữa. Huyết áp bất ổn, táo bón, tiêu hóa kém, ợ hơi, cholesterol và đường huyết bắt đầu có vấn đề…Người ta bắt đầu biết lo lắng hơn. Bắt đầu tìm những giải pháp trong muôn trùng các giải pháp. Họ muốn tìm sự màu nhiệm. Cổ điển là họ đi tìm bác sỹ để được kê các loại thuốc ức chế các triệu chứng khó chịu. Khá hơn là chất đầy các loại thực phẩm chức năng mỗi ngày với hi vọng bổ sung được nhiều các chất tốt đẹp cho cơ thể hay bằng cách nào đó vấn đề sẽ tan biến. Có thể họ vẫn thiếu ngủ, vẫn lê lết mỗi ngày đến chỗ làm, chút thời gian tối cuối ngày họ mệt mỏi quá nên cần giải trí xem tivi, lượn đọc tin tức trên web, hay chỉ cần lướt Facebook đến khi nào mỏi đờ mắt thì đi ngủ. Sáng hôm sau họ lại đờ đẫn tỉnh dậy, ăn vội cái bánh mỳ, mua cốc cà phê, tiếp tục làm việc. Không lúc nào hết việc để làm. Thỉnh thoảng đói thì mua sẵn vài gói bánh mua ngoài siêu thị để trong ngăn tủ gặp dần, khát thì làm vài cốc trà xanh hoặc cafe.

Tại sao họ, chúng ta, vẫn cảm thấy không ‘tận hưởng’ cuộc sống. Sao chúng ta thấy ‘không ổn’?

Toxic – Các chất độc hại chúng ta đều mang trong mình

Sống trong xã hội hiện đại, xã hội phụ thuộc hóa chất, chúng ta đều bị nhiễm độc ở mức độ nào đó. Đó là thực tế khó tránh khỏi. Khi nói đến ‘toxin’, nghĩa là các chất mà ở một mức độ nào đó có thể gây độc hại cho cơ thể. Chúng ở không khí, trong nước, trong thức ăn, trong mỹ phẩm, trong các sản phẩm tẩy rửa, ở mọi thứ chúng ta dùng (những thứ do con người tạo ra từ lịch sử tiến hóa của mình). Chúng ở trong cơ thể, trong tâm trí, và trong cả thuốc ta uống. Hầu hết các chuẩn đoán bệnh lý đều có dính líu đến sự nhiễm độc hệ thống, cùng với dinh dưỡng thiếu hụt, đã ức chế khả năng tự chữa lành bản năng của cơ thể. Trung tâm Phòng và Kiểm soát Bệnh của Mỹ (CDC) đã khẳng định một người trung bình có chứa 153 hóa chất có tính độc và rất có thể gây độc hại cho cơ thể người.

Tuy nhiên cơ thể con người, cả trong (endogenous) và ngoài (exogenous), được thiết kế để đối phó với nhiều loại hóa chất độc. Hãy nghĩ về tổ tiên chúng ta có thể ăn phải nấm độc, hay tiết ra vô vàn cortisol khi chạy đua cùng các con thú săn mồi. Các biến cố thi thoảng xảy ra từ môi trường đó được cơ thể xử lý bởi các hệ thống thải độc nội tại, để luôn sẵn sàng ‘chiến đấu’. Nhưng cơ thể không được trang bị để tiếp xúc với các chất độc 24/7. Lá gan, thận, dạ dày – các bộ phận chính để thải độc, và là hệ thống phòng thủ tự nhiên của con người trước các loại hóa chất hiện đại, đang bị quá tải.

Và vì thế chúng ta cần ‘detox’ – thải độc.

Một phương pháp detox hiệu quả sẽ không những đẩy các hóa chất không mong muốn tích tụ từ không khí, thức ăn, nước uống, từ trong quy trình trao đổi chất và xử lý stress của cơ thể, mà còn kết hợp chúng với các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn lành mạnh để loại bỏ chúng hiệu quả. Quả là khó. Và khi chúng ta quá tải, cơ thể không có cách nào ngoài tích trữ các chất độc tồn dư trong các tế bào – chủ yếu là các tế bào mỡ bởi hầu hết các chất độc hòa tan trong mỡ. Chẳng trách chúng ta không thấy khỏe khoắn.

Vì vậy chúng ta tìm đến các loại detox cleanse – thải độc và làm sạch. Nhưng trong vô vàn các phương pháp thải độc hiện có, sẽ không có công thức nào ‘kì diệu’, sẽ không cần đến các phương pháp ‘hà khắc’ bỏ đói cơ thể triền miên, kể cả ‘Master Cleanse’ khi bạn chỉ uống nước, nước chanh, muối và cayene pepper.

Các giai đoạn detox của cơ thể

Về cơ bản, hệ thống thải độc của cơ thể người hoạt động trong 2 giai đoạn:

Giai đoạn I: nhận biết các chất độc và chuyển biến chúng thành các phân tử không ổn định (unstable molecules), hay free radicals (Gốc tự do –  là các phân tử hóa học mất cân bằng về điện tử, gây rối loạn hoạt động của các tế bào bình thường khác), để bài tiết ra ngoài. Về khía cạnh này, giai đoạn I làm các chất độc còn độc hơn, để cơ thể chú ý và cố gắng loại bỏ nó. Hầu hết các chương trình detox hay tập trung vào giai đoạn I, vì thế không hỗ trợ toàn diện cho cơ thể và có rủi ro.

Giai đoạn II: các gốc tự do độc hại này được kết hợp với các chất dinh dưỡng từ ăn uống để khiến chúng hòa tan được trong nước (water soluble) và thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu hoặc tiêu hóa. Đây chính là yếu tố nhiều chương trình detox còn thiếu, bởi giai đoạn II cơ thể cần tối đa dinh dưỡng, vitamins, chất khoáng, phytonutrients. Nếu không các chất độc chỉ được kích hoạt, giải phóng, nhưng không dễ dàng loại bỏ.

Cơ thể người có 6 con đường chính để thải độc hiệu quả (quan trọng nhất là sulfation, glucuronidation, glutathione, methylation, acetylation và amino acids), và tất cả đều cần dinh dưỡng từ chế độ giàu thực vật, đủ nước và chất xơ – tức là từ thức ăn.

Nếu chúng ta chỉ detox tập trung vào giai đoạn I, chúng ta sẽ cho phép các gốc tự do giải phóng khắp nơi và gây hại trong cơ thể mà không kiểm soát. Trong khi đó, hoa quả và rau củ là lực lượng hỗ trợ đặc biệt cho giai đoạn II, để trung hòa các tác hại của các gốc tự do trước khi chúng tung hoành. Tất cả các chế độ thải độc mà bỏ đói cơ thể, hoặc chỉ dựa vào 1,2 hay 3 loại thực phẩm nhất định sẽ không thể hiệu quả. Cơ thể bạn sẽ không đào thải được chất độc nếu không có đủ chất dinh dưỡng.

Chẳng cần đến các chế độ ăn kiêng hà khắc hay các loại thực phẩm chức năng đắt đỏ, chế độ ăn uống luôn là loại thuốc tốt nhất. Loại thuốc mà chúng ta có thể tự kê cho mình mỗi khi quyết định trước khi cho thức ăn vào mồm.

 Chúng ta bị nhiễm độc đến đâu?

Chẳng cần đến các xét nghiệm đắt đỏ hàng ngàn đô la Mỹ để test các nồng độ hóa chất trong cơ thể (ngoài trừ xét nghiệm kim loại nặng với một số trường hợp), đây là cách bác sỹ Dr Woodson Merrell, MD, ScD, đã sử dụng cho hàng trăm bệnh nhân và khuyến khích tất cả mọi người sử dụng để đánh giá mức độ độc hại của cơ thể họ: bao gồm 2 bài trắc nghiệm.

  1. Medical Symptom Questionnaire: Trắc nghiệm triệu chứng nhiễm độc cơ thể

Đây là trắc nghiệm được thiết kế bởi Viện Y học Chức năng (the Institute of Functional Medicine), là công cụ đo lường mức độ độc hại dựa trên các triệu chứng vật lý của cơ thể, giúp xác định tình trạng sức khỏe không tốt của bạn có phải chỉ là quá trình thoái hóa tự nhiên của tuổi tác, hay các khó chịu nhỏ theo thời gian đã tích tụ dần dẫn đến các vấn đề sức khỏe lớn hơn: thiếu năng lượng triền miên, làm việc kém hiệu quả, không hạnh phúc…hay trở nên các bệnh lý nặng nề hơn.

  1. Environmental Factors Questionnaire: Trắc nghiệm nhiễm độc môi trường

Đây là trắc nghiệm do bác sỹ Woodson Merrell thiết kế để đánh giá các phơi nhiễm hóa chất bạn gặp phải trong thực phẩm, môi trường, thói quen sinh hoạt. Các tình trạng stress, thiếu ngủ, không vận động, thừa cân, xa rời đời sống xã hội có thể độc hại như bất kì các chất hóa học nào.

1. MEDICAL SYMPTOM QUESTIONNAIRE

Bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn xác định các ảnh hưởng của độc tố tới sức khỏe và sức sống của bạn. Khi trả lời các câu hỏi này, bạn có thể sẽ thấy các gợi ý, các cách mà lối sống không khỏe mạnh lắm đang hạn chế mình, có thể sẽ thấy nhận thấy hóa ra mình đang không chú ý rằng mình chưa tối ưu sức khỏe cho mình.

Bài trắc nghiệm được chia theo các mục tương ứng với hoạt động của cơ thể. Có thể các câu trả lời của bạn trái ngược nhau ở các mục, có thể các triệu chứng chỉ xuất hiện ở một vài mục vì các triệu chứng có thể rất phức tạp, đó là bình thường. Bạn có thể dùng bài trắc nghiệm trước và sau các kế hoạch detox và lặp lại khi cần. Mời các bạn download Questionnaire 1 tại đây  (chỉ dài 1 trang) và làm bài trắc nghiệm cho riêng mình.

2. ENVIRONMENTAL FACTORS QUESTIONNAIRE

Bài trắc nghiệm số 2 này giúp bạn xác định các độc tố trong môi trường sống và sinh hoạt của bản thân. Nó giúp bạn nhìn nhận các nhân tố từ bên ngoài môi trường sống, như không khí, nước, thức ăn, cũng như các nhân tố nội tại do chính bạn tạo ra, từ tâm lý, lựa chọn ăn uống, lo lắng hay thù giận và các suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo ra các độc tố từ cơ chế xử lý stress của cơ thể (mặc dù chúng là cơ chế tự nhiên nhưng kéo dài sẽ gây gánh nặng lên cơ thể).  Từ bài trắc nghiệm bạn sẽ nhận ra những yếu tố rất đỗi bình thường, những thói quen tưởng như không gây hại lắm cũng được đánh giá. Ví dụ bạn có thể thường xuyên đựng đồ ăn trong hộp nhựa, hay ăn bỏng ngô nổ từ lo vi sóng, hay nước hoa bạn xịt hàng ngày, kem đánh răng bạn dùng v.v. Tất cả mọi lựa chọn đó đều có hệ quả. Nhận biết chúng không phải để  bạn thấy tệ hay mất vui hẳn, mà để bạn chọn tần suất và cách sử dụng các yếu tố đó trong cuộc sống mỗi ngày, và biết đâu bạn sẽ quyết định khác đi. Có những thay đổi dễ thực hiện ngay, có những thay đổi đòi hỏi nỗ lực. Có thể một số mục bạn còn không biết câu trả lời, bởi bạn không biết liệu thứ bạn đang dùng có các chất hóa học độc hại đó không. Bạn cần là người tìm hiểu và tự trang bị kiến thức thêm cho mình.

Mời các bạn download và làm bài trắc nghiệm Questionnaire 2 tại đây

Chúng ta không thể kiểm soát tất cả các độc tố, như môi trường, không khí, nguồn nước sinh hoạt, nhưng chúng ta có thể kiểm soát các thói quen từ suy nghĩ, tinh thần và hành động. Kiểm soát những thứ trước đây chúng ta không nghĩ tới mình có thể. Chúng ta có quyền chọn ăn gì, uống gì, dùng gì, nói gì, và làm gì.

Biết được các mức độ độc hại như vậy để làm gì? Để ý thức được rằng: các thay đổi và lựa chọn về lối sống chính là liều thuốc hiệu quả nhất cho các vấn đề về sức khỏe. Khi chúng ta đưa ra những lựa chọn tốt hơn, chúng ta tự viết nên những trang đẹp đẽ hơn cho sức khỏe, không chỉ cho hôm nay mà còn cho con cháu mai sau. Khi chúng ta tự giáo dục bản thân về các độc tố, cả trong và ngoài bản thân, chúng ta ý thức, và chúng ta chủ động hơn ngay từ suy nghĩ.

Nguồn: The Detox Prescription by Dr Woodson Merrell, MD, ScD (Rodale, 2013)

Download links:

Questionnaire 1

Questionnaire 2

Juice Challenge

3 DAY CLEANSE – The Detox Prescription – Shopping list và công thức

Chương trình: #3daycleanse được dịch từ quyển sách#TheDetoxPresciption. Tác giả: Dr. Woodson Merrell, MD, with Mary Beth Augustine, MS, RDN, and Hillari Dowdle.

Tại sao lại chọn chương trình detox này?

Từ ‘detox’ thường là từ mà các bác sỹ và những người hoạt động trong ngành y hay ‘dị ứng’, bởi họ tin vào các nghiên cứu khoa học hay các con số rõ ràng chứ không tin vào chỉ kết quả của số đông. Khi trào lưu và sự mạnh mẽ của juicing cũng như juice cleanse đã lan tỏa thì có rất nhiều các làn sóng khác cũng phản đối lại. Họ cho rằng juicing chỉ là ‘fad’, là trào lưu nhất thời, và không có căn cứ, tuyệt thực chỉ uống juice là không tốt cho cơ thể v.v…Tuy nhiên chúng ta đều biết Dinh dưỡng là chủ đề nhiều ý kiến trái chiều và nhiều trường phái nhất! Bản thân cơ thể con người và mối liên hệ với thực phẩm là lĩnh vực còn quá rộng và kì bí. Có những thứ không thể đợi nghiên cứu hay các con số phân tích (ví dụ như mất đến hàng thế kỳ người ta mới khẳng định Hút thuốc có hại cho sức khỏe và là nguyên nhân lớn gây ra ung thư phổi), chưa kể các nghiên cứu thường phải mang lại lợi ích cho nhóm nào đó thì mới hay được tài trợ.

Juicing vẫn lớn mạnh và là lựa chọn thay đổi cuộc sống của hàng nghìn người, bất kể nghiên cứu khoa học hay không. Các bằng chứng và juicing heros vẫn tỏa sáng: vd như Kris Carr người chiến thắng ung thư nhờ juice , hay Joe Cross người thoát béo phì, bệnh tật cũng nhờ juice, hay Dr.Axe giúp mẹ thoát ung thư…

Chính vì vậy khi quyển sách trên ra đời, nó đã được đón nhận mạnh mẽ. Cuối cùng thì cũng có một bác sỹ hàng đầu nước Mỹ đã khẳng định tác dụng của juice và đưa ra các chương trình thải độc, cải thiện sức khỏe nhờ vào juice cleanse. Trong Detox Prescription, Tiến sĩ Merrell dựa trên các nghiên cứu mới nhất để giúp người đọc đánh giá các yếu tố nguy cơ độc hại (toxin) trong đời sống và môi trường, và cả trong sức khỏe của họ. Phương pháp của ông là một hệ thống toàn diện, bao gồm ngoài việc nghỉ ngơi các cơ quan cơ thể, juice cleanse, kết hợp cả yoga, thiền định và thực hành chống căng thẳng, giúp thiết lập lại cơ thể, tâm trí và tinh thần – từ đó cho phép chúng ta tối ưu hóa sức khỏe.

SHOPPING LIST

Ngày 1

300 gr rau bina (bó xôi)
3 quả dưa chuột to (khoảng 500-600gr)
1 quả bơ
2 quả chanh xanh
1 quả chanh vàng
3 quả táo xanh (Granny Smith)
1 quả táo đỏ (Gala, Red, Rose, Envy …tùy ý)
70 gr rasberries (có thể thay bằng nho đỏ hoặc dâu tây)
10 gr lá bạc hà
5 củ cà rốt cỡ trung
½ quả đu đủ (có thể thay bằng xoài, 1/2 còn lại đông lạnh dùng cho sinh tố sau này)
Mật ong

Ngày 2

1 quả dưa chuột
5 nhánh cần tây
1 quả táo xanh Granny Smith
6 cà rốt
1 củ dền nhỏ
1 quả chanh vàng
1 củ khoai lang nhỏ
1 quả táo loại đỏ
½ cup sữa dừa (hoặc sữa hạnh nhân/hạt điều/yến mạch, nếu không có sữa thực vật có thể dùng sữa bò tươi)
½ quả bơ
1 quả lê
Gừng tươi (5cm)
Dầu dừa ép lạnh (mình hay dùng loại dầu dừa ép lạnh của Thành Vinh)
Bột quế

Ngày 3

2 cup kale (80-100gr lá cải xoăn)
2 quả fig (có thể thay bằng lê hoặc chà là)
1 quả chuối
3 quả cà chua to
2 dưa chuột
4 nhánh cần tây
1-2 nhánh húng tây basil (5gr)
1 quả dứa
1 cà rốt
100gr rau bó xôi
2-3 nhánh rau súp lơ xanh broccoli (cả cuống cả phần xanh, khoảng 50gr)
1 quả táo xanh Granny Smith
1 nhánh tỏi
Gừng tươi (5cm)
Bột quế
Cayenne pepper (một loại bột ớt)

Toàn bộ nguyên liệu cần để làm sữa thực vật cho cả 3 ngày

2 cups hạt hạnh nhân sống (280gr)
2 cups hạt điều sống (250gr)
1 cup hạt óc chó (125gr)
1 cup hạt hemp – hạt gai dầu tách vỏ (125gr)
3 quả vani hoặc 1 lọ tinh chất vani

Các nguyên liệu optional (không bắt  buộc) khi làm sữa thực vật:

Bột quế
Quả chà là (để lấy ngọt)
Optional boosters để tăng dinh dưỡng cho sữa (sẽ được liệt kê riêng)

Các lưu ý về nguyên liệu và công thức

Toàn bộ công thức trong chương trình này được lấy từ chương trình Detox Prescriptions, các công thức được phát triển bởi bác sỹ dinh dưỡng Mary Beth Augustine, MS, RDN, để mang lại sự kết hợp tối ưu về dinh dưỡng cũng như các thực phẩm mang tính thải độc. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm mỗi ngày nếu theo đúng công thức và chương trình này, bạn sẽ nhận được sự kết hợp cân bằng của các chất dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể và toàn bộ các hoạt động của nó cần – tiêu hóa, đồng hóa (quá trình sinh học mà tế  bào hấp thu và chuyển thể các chất từ bên ngoài cơ thể để phục vụ các hoạt động phức tạp của các tế bào), và thải. Các lưu ý và tips trong từng công thức được đưa ra dựa trên kiến thức sâu rộng của bà về khoa học dinh dưỡng và sức mạnh của từng nguyên liệu cụ thể.

Chúng ta nên cố gắng tốt nhất theo đúng các công thức và chương trình đã đề ra. Trong trường hợp bất khả kháng do nguyên liệu có sự khác biệt địa lý mà ở Việt Nam không kiếm được, hoặc nguyên liệu không đúng mùa, chúng ta cần tìm một nguyên liệu thay thế gần giống nhất.

Dưới đây là một số lựa chọn thay thế do mình gợi ý:

Quả bơ: trong những tháng không phải mùa bơ, rất khó để kiếm quả bơ, chưa nói là quả bơ ngon, không đắng. Quả bơ có tính chất rất riêng và thường có tác dụng bổ sung chất béo và protein cho các chương trình juice cleanse (bởi nếu chỉ juice từ rau củ quả sẽ rất ít protein và fat). Khó có quả nào thay thế được quả bơ về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải thay thế, ta có thể dùng quả chuối, quả xoài hoặc quả dứa.

Táo: thông thường các siêu thị và cửa hàng hoa quả nhập khẩu đều có nhiều loại táo. Táo đỏ thì có nhiều dòng, tùy mùa mà các bạn chọn, còn táo xanh thì thường chỉ có một dòng là Granny Smith- táo xanh có lượng đường thấp hơn các loại đỏ và vì thế cũng ít ngọt hơn. Nếu không quen uống nhiều rau thì các bạn tăng lượng táo trong các công thức lên khoảng 10-20% tùy khẩu vị.

Cần tây: chỉ chọn loại cần tây Đà lạt chứ không chọn cần ta nhỏ xíu – cần ta nó rất nhỏ, rất hăng và rất ít nước

Broccoli – lơ xanh: mùa này bắt đầu có nhiều lơ xanh, các bạn dùng cả phần cuống và phần xanh thẫm bên trên

Rau cải xoăn: có nhiều vườn rau ở miền Bắc đã trồng được cải xoăn, ngoài ra các nguồn rau từ Đà lạt cũng hay có cải xoăn.

Chanh: trong công thức có cả chanh vàng và chanh xanh. Với chanh xanh mình hay chọn loại chanh Đà lạt không hạt, rất thơm và ép được cả quả (thậm chí cả một ít vỏ cho thơm), nếu loại có hạt thì các bạn vắt nước cốt bên ngoài máy ép. Chanh vàng có mùi thơm rất riêng, tốt nhất là nên dùng. Nếu không kiếm được thì thay bằng chanh xanh.

Các loại rau gia vị: trong chương trình sử dụng lá húng, lá bạc hà. Lá bạc hà ngoài siêu thị có bán. Lá basil của phương Tây, mình có thể thay thế bằng lá húng của ta, hoặc nếu không có thể thay bằng lá mùi hoặc rau thơm tùy điều kiện.

Lưu ý về sữa thực vật: chương trình gốc có sử dụng sữa thực vật do người dùng tự làm tại nhà bằng cách ngâm các loại hạt và xay/ép lọc lấy nước. Nếu các bạn không có máy xay thì dùng máy ép chậm để làm sữa hạt. Tốt nhất nên chọn mua hạt sống chưa qua tẩm muối hay rang. Nếu các bạn không làm sữa thì phải gấp đôi một công thức có bơ/chuối để thay thế. Nhưng tốt nhất là nên tự làm sữa hạt, đây cũng là cơ hội để các bạn thử làm sữa tại nhà nếu chưa từng làm bao giờ, rất đơn giản và ngon. Biết đâu sẽ thành thói quen lâu dài sau này. Nếu không có đủ các loại hạt như công thức thì ít nhất nên có 1 loại hạt và nhân công thức lên thay thế.

3 DAY CLEANSE MENU

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
Breakfast Green Goodness Smoothie

Green – Sinh t

Get-Up-And-Go Juice

Green – Juice

Kale-icious Smoothie

Green – Sinh t

Mid Morning Nut milk

(Sữa hạnh nhân)

Nut milk

(Sữa Hạt điều)

Nut milk

(Sữa hạt hemp)

Lunch Berry Supreme Juice

Red – Juice

Just Beet It Juice

Red – Juice

Hot Tomato Juice

Red – Juice

Afternoon Snack 1 Sunburst Juice

Orange – Juice

Carotenoid Smoothie

Orange – Sinh tố

Pineapple Sizzle Juice

Orange – Juice

Afternoon Snack 2 Limetastic Juice

Green – Juice

Bravocado Smoothie

Green – Juice

Crucifer Crusader Smoothie

Green – Sinh t

Dinner Nut milk

(Sữa óc chó)

Nut milk

(Sữa hạnh nhân)

Nut milk

(Sữa hạt điều)

NGÀY 1

Green Goodness Smoothie – Sinh tố rau xanh

(1 serving)

3 cups lá bó xôi (300gr) – rửa sạch
1 quả dưa chuột – bỏ vỏ và ruột
1 quả bơ – lấy phần thịt
½ quả chanh xanh – bỏ vỏ (nếu dùng chanh có hạt thì vắt nước cốt)
350ml nước lạnh

Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay. Xay nhuyễn trong vòng 1 phút. Thêm nước nếu muốn loãng hơn. Nếu không dùng nước lạnh thì thêm đá khi xay. Rót ra cốc và uống luôn. Nếu trữ lạnh trong chai kín nắp được 12 giờ. Trước khi uống lắc kĩ.

Raw Almond Milk – Sữa hạnh nhân

(4 servings – 1.4l)

Công thức chi tiết tại đây

Berry Supreme Juice

(1 serving)

2 táo xanh
1 táo đỏ
1 nắm lá bạc hà (10gr)
¾ cup cranberry (thay bằng dâu tây hoặc nho đỏ – 70gr)
1 thìa mật ong

Ép xen kẽ các nguyên liệu, kết thúc bằng táo. Rót ra cốc và uống ngay. Nếu cần ngọt thì thêm mật ong tùy ý. Có thể trữ lạnh kín nắp trong vòng 12h. Trước khi uống lắc kĩ.

Sunburst Juice

(1 serving)

5 cà rốt
½ quả đu đủ chín, bỏ vỏ và ruột (có thể thay thế bằng xoài hoặc dứa)
½ quả chanh xanh, bỏ vỏ và hột

Cho chanh vào máy ép, sau đó là cà rốt và đu đủ lần lượt xen kẽ. Rót ra cốc và uống ngay. Có thể trữ lạnh kín nắp trong vòng 12h. Trước khi uống lắc kĩ. Công thức này có thể thêm một nắm lá bạc hà để có biến thể về vị rất thơm ngon.

Limetastic Juice

(1 serving)

2 quả dưa chuột
1 quả chanh (nếu chanh hữu cơ thì có thể ép cả vỏ, nhưng phải bỏ hột)
1 quả táo xanh Granny Smith
1 nắm rau bạc hà

Dưa chuột, chanh, táo nạo vỏ cắt thanh vừa miệng máy ép (nếu hữu cơ thì để cả vỏ).

Cho rau bạc hà vào ép trước, sau đó là dưa chuột, chanh, táo.

Đổ ra cốc, thêm đá, uống rất fresh.

Nước ép này có thể trữ lạnh nắp kín trong vòng 12h, không nên để qua đêm. Lắc kỹ trước khi uống.

Raw Walnut Milk – Sữa óc chó

(2 servings – 700ml)

Cách làm tương tự như sữa hạnh nhân

1 cup nhân óc chó
Nước để ngâm hạt
4 cup nước lọc để xay cùng hạt
Tinh chất vani hoặc quả vani bổ đôi nạo lấy hạt xay cùng sữa.
3 quả chà là bỏ hạt, xay cùng để lấy ngọt

Hạt sau khi đã ngâm mềm (ít nhất 4h hoặc qua đêm). Cho vào máy xay cùng nước lọcvà xay nhuyễn. Thêm vani và chà là. Xay nhuyễn. Lọc qua rây lọc để loại bỏ bã. Uống ngay hoặc trữ lạnh trong chai kín được 2-3 ngày. Trước khi uống lắc kỹ. Tách nước là hiện tượng hoàn toàn bình thường

NGÀY 2

Get-Up-and-Go Juice

(1 serving)

1 dưa chuột
1 cm gừng tươi nạo vỏ
1 quả táo Granny Smith
4 – 5 nhánh cần tây

Ép tất cả nguyên liệu lần lượt xen kẽ trong máy ép. Rót ra cốc uống ngay. Có thể trữ lạnh kín nắp trong vòng 12h. Trước khi uống lắc kĩ.

Raw Cashew Milk – Sữa điều tươi

(3 servings – 250ml * 3)

Cách làm tương tự như sữa hạnh nhân

1 cup hạt điều tươi
Nước ngâm hạt
4 cup nước lọc để xay cùng hạt
Tinh chất vani hoặc quả vani bổ đôi nạo lấy hạt xay cùng sữa.
3 quả chà là bỏ hạt, xay cùng để lấy ngọt

Hạt sau khi đã ngâm mềm (ít nhất 1h). Cho vào máy xay cùng nước lọc và xay nhuyễn. Thêm vani và chà là. Xay nhuyễn. Lọc qua rây lọc để loại bỏ bã. Uống ngay hoặc trữ lạnh trong chai kín được 2-3 ngày. Trước khi uống lắc kỹ. Tách nước là hiện tượng hoàn toàn bình thường

Just Beet It Juice

(1 serving)

6 cà rốt
½ chanh vàng, bỏ vỏ
1 cm gừng tươi
1 củ dền nhỏ

Ép tất cả nguyên liệu lần lượt xen kẽ trong máy ép. Rót ra cốc uống ngay. Có thể trữ lạnh kín nắp trong vòng 12h. Trước khi uống lắc kĩ.

Carotenoid Smoothie

(1 or 2 servings)

1 củ khoai lang nhỏ (150gr), luộc/hấp chín
1 quả táo đỏ
2 thìa dầu dừa
½ thìa café bột quế
350-400ml nước lọc

Cho khoai lang đã làm chín, cùng táo và các nguyên liệu còn lại vào máy xay. Xay nhuyễn trong vòng 1-2 phút. Thêm nước nếu muốn loãng hơn. Nếu không dùng nước lạnh thì thêm đá khi xay. Rót ra cốc và uống luôn. Nếu trữ lạnh trong chai kín nắp được 12 giờ. Trước khi uống lắc kĩ. Công thức này có thể uống ấm hoặc lạnh tùy ý.

Bravocado Smoothie

(1 serving)

300-350ml nước uống lạnh
½ cup sữa dừa (hoặc dùng các loại sữa thực vật trong chương trình)
½ quả bơ, lấy thịt
1 quả lê

Cho các nguyên liệu vào máy xay. Xay nhuyễn trong vòng 1-2 phút. Thêm nước nếu muốn loãng hơn. Nếu không dùng nước lạnh thì thêm đá khi xay. Rót ra cốc và uống luôn. Công thức này khó để dự trữ vì quả bơ nhanh oxy hóa. Tốt nhất là uống ngay khi vừa làm xong.

Raw Almond Milk – Sữa hạnh nhân

NGÀY 3

Kale-icious Smothie – Sinh tố cải xoăn

(1 serving)

1 quả chuối
2 quả fig (có thể thay bằng lê hoặc chà là)
2 cups lá kale (80-100gr)
400-500ml nước uống lạnh
½ thìa café bột quế

Cho các nguyên liệu vào máy xay. Xay nhuyễn trong vòng 1-2 phút. Thêm nước nếu muốn loãng hơn. Nếu không dùng nước lạnh thì thêm đá khi xay. Rót ra cốc và uống luôn. Nếu trữ lạnh trong chai kín nắp được 12 giờ. Trước khi uống lắc kĩ.

Raw Hemp Milk – Sữa hạt gai dầu

(4 servings – 250ml*4)

1 cup hạt hemp tách vỏ
Nước ngâm hạt
4 cup nước lọc để xay cùng hạt
Tinh chất vani hoặc quả vani bổ đôi nạo lấy hạt xay cùng sữa.
3 quả chà là bỏ hạt, xay cùng để lấy ngọt

Hạt sau khi đã ngâm mềm (ít nhất 10 phút). Cho vào máy xay cùng nước lcoj và xay nhuyễn. Thêm vani và chà là. Xay nhuyễn. Lọc qua rây lọc để loại bỏ bã. Uống ngay hoặc trữ lạnh trong chai kín được 2-3 ngày. Trước khi uống lắc kỹ. Tách nước là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Hot Tomato Juice

(1 serving)

3 quả cà chua chín
1 dưa chuột
3-4 nhánh cần tây
¼ cup basil (lá húng)
1 nhánh tỏi
1 nhúm cayene pepper hoặc hạt tiêu (nguyên liệu không bắt buộc)

Cắt cà chua, dưa chuột, cần tây theo kích cỡ miệng máy ép. Thêm lá húng và tỏi vào máy trước, sau đó là dưa chuột, cần tây và cà chua. Rót ra cốc, rắc cayene pepper nếu thích, nguấy đều. Uống ngay hoặc trữ lạnh trong chai kín được 12h. Trước khi uống lắc kỹ

 

Pineapple Sizzle Juice

(1 serving)

1 quả dứa, gọt vỏ
1 dưa chuột
1 cà rốt
1cm gừng tươi nạo vỏ

Cho các nguyên liệu và máy ép. Uống ngay hoặc trữ lạnh trong chai kín được 12h. Trước khi uống lắc kỹ

Crucifer Crusader – Sinh tố súp lơ

(1 serving)

1 cup rau bó xôi (80gr)
½ cup súp lơ xanh (cả cuống cả phần xanh, khoảng 50gr)
1 quả táo xanh Granny Smith
1cm gừng tươi
450ml nước uống lạnh

Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn trong vòng 1-2 phút. Thêm nước nếu muốn loãng hơn. Nếu không dùng nước lạnh thì thêm đá khi xay. Rót ra cốc và uống luôn. Nếu trữ lạnh trong chai kín nắp được 12 giờ. Trước khi uống lắc kĩ.

Raw Cashew Milk – Sữa điều tươi

(Công thức như trên)

Cùng với việc thực hiện toàn bộ 3 ngày không ăn mà chỉ uống thực phẩm raw từ juice, smoothie và nut milk như chương trình này, các bạn cần thực hành các bài tập thở và yoga đi kèm để hỗ trợ thải độc tâm trí và cơ thể (mind-body detox). Chi tiết tại: 3 day cleanse – Mind Body Detox

Ngoài ra, đi kèm với chương trình này là bài trắc nghiệm để tự đánh giá mức độ độc tố trong cơ thể và môi trường cho người tham gia. Chi tiết tại đây.

Juicing Basics

Uống bao nhiêu juice là đủ?

Nếu có 10 người bắt đầu uống juice thì 9.5 người sẽ có câu hỏi này không sớm thì muộn. Mọi người khi bắt đầu một thay đổi gì đó trong ăn uống, nếu khác so với cách họ vẫn làm, chưa nói là trước đó họ ăn uống tốt hay không, thường sẽ có hàng trăm thắc mắc và câu hỏi kèm ngờ vực.

Ok, uống juice là tốt, nên thành thói quen mỗi ngày, lâu dài,… Nhưng mỗi ngày nên uống bao nhiêu ml juice?

Thứ nhất chúng ta nên tách riêng theo mục đích juice. Nếu các bạn juice cleanse/juice fast, hoặc thay thế juice như một bữa ăn (mặc dù mình không khuyên các bạn làm vậy lâu dài, cùng lắm chỉ trong giai đoạn ngắn vài ngày), lượng juice bạn uống đương nhiên phải khác nếu bạn uống juice duy trì thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Thứ hai, trước khi tìm câu trả lời, các bạn hãy hỏi: “thế mỗi bữa mình nên ăn mấy bát cơm?”

Có ai đưa ra một lượng cơm hay thức ăn chuẩn chỉnh, standard không? Có chuẩn của ai giống chuẩn của ai không? Hay mỗi cơ thể chúng ta là một cá thể độc đáo và duy nhất. Có ai hiểu cơ thể ta bằng chính chúng ta? Mình chỉ có thể chia sẻ về thực tế của riêng mình, ví dụ như, mình ăn 1 bát cơm mỗi bữa, có bữa 1 có  bữa 0 hay 0.5 bát, có bữa chỉ toàn rau, có bữa chỉ 1 bát con súp…vv và vô biên, bởi mỗi thời điểm, mỗi người, mỗi hoàn cảnh sẽ có những lựa chọn khác nhau. Chúng ta ăn đến khi chúng ta thấy no! Thậm chí hơn cả no! Đúng không nhỉ? (lúc đó nhận ra thì đã quá muộn, rất nhiều khi chúng ta ăn quá lên những gì cơ thể cần đó J)

Nhưng tôi vẫn cần một lượng tham khảo?

Nhiều nguồn thông tin của các trang web phương Tây đưa ra con số 400-500ml duy trì mỗi ngày, và 2-4 lít/ ngày nếu juice cleanse (tức là không ăn gì chỉ uống juice), hay một số nơi sẽ khuyên 1-2 chai duy trì một ngày, hay 6 chai một ngày nếu juice cleanse (1 chai là 300ml).

Có nơi sẽ nhìn vào các con số calorie – ví dụ như FDA’s recommended daily intake – lượng calorie trung bình được khuyên dùng: một người cần nạp trung bình 2,000 calorie bao gồm 300g carbohydrates, 25g fiber (chất xơ) cần cho 1 ngày, rồi tính lượng carbohydrate của mỗi chai juice để ra số lượng chai cần uống.

Mọi con số chỉ là tương đối! Cái chuẩn đo lường tốt nhất chính là cơ thể của chính bạn. Hãy ăn/uống đi, hãy cảm nhận đi, hãy nhận biết phản ứng của chính bạn đi. Mọi con số chỉ là tương đối. Mình lại nhắc lại.

Còn với cá nhân mình, mình uống duy trì từ 1-2 chai 300ml/ ngày. Một chai trước bữa sáng 30p-60p, và một chai tầm buổi chiều 3-4pm. Đó là trung bình. Dĩ nhiên có ngày này ngày khác, tùy tâm trạng và điều kiện. Mỗi lần mình không uống quá 500ml, vì đương nhiên uống nhiều hơn sẽ no bể bụng, vì vậy chia nhỏ ra mỗi lần 250-300ml với mình là hợp lý nhất. Còn nếu bạn khát/đói hơn, uống nhiều hơn, nếu không cần, thì uống ít đi, vậy thôi.

Cơ thể bạn biết nó cần gì, cần bao nhiêu juice là đủ. Nó sẽ cho bạn biết nếu bạn lắng nghe. Hãy học các cách để giao tiếp với chính cơ thể mình, và khi bạn bắt đầu tin tưởng chính mình, bạn sẽ có câu trả lời cho mọi thắc mắc.

Happy juicing!

 

Happy Juicing/ Juicing Basics

Cách bảo quản nước ép tốt nhất – Storing your juice

Bạn có đang bảo quản nước ép đúng cách?

Bạn đã bỏ công, bỏ thời gian, bỏ cả tiền bạc (hay cả đống tiền ý chứ, các bạn dùng đồ hữu cơ chắc hiểu ý mình), để có được một cốc juice xinh đẹp chứa đầy dinh dưỡng. Tin mình đi: bạn phải uống ngay khi có thể. Uống nước ép ngay khi vừa ép xong, nguyên chất, tươi roi rói, chính là cách tốt nhất để thưởng thức nước ép đúng điệu.

Lần nào muốn uống nước ép bạn cũng sẽ theo đúng quy trình đó ư– đấy là trong thế giới lý tưởng. Chứ với cuộc sống hiện đại danh sách việc phải làm cứ dài ngoằng mà bạn chẳng có thời gian cho mấy thứ ‘lỉnh kỉnh’ này (chỉ có thời gian ngồi lướt facebook là cùng ý), thì việc làm nước ép một lần mà dùng được một ngày (thậm chí hai) là tốt nhất ý nhỉ. Dĩ nhiên muốn tiết kiệm thời gian thì việc gì cũng cần chuẩn bị. Có kế hoạch thì mọi việc sẽ suôn sẻ thuận lợi hơn nhiều chứ.

Và khi đã ép số lượng nhiều rồi, ngoài việc uống luôn 1 phần nước ép thì số còn lại cần được bảo quản tốt nhất có thể. Bảo quản nước ép đúng cách sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn, như chúng ta, mà vẫn được hưởng lợi từ juice. Bởi vì với nhiều người, nếu không làm trước và chuẩn bị trước như vậy thì chắc chẳng bao giờ họ uống nước ép mất, nói chi đến uống thường xuyên.

Vậy các lưu ý để bảo quản nước ép tốt nhất-giảm thiểu tối đa quá trình giảm dinh dưỡng và chất lượng nước ép là gì?

  • Hãy bảo quản ngay khi vừa ép xong.
  • Trữ nước ép trong đồ chứa bằng thủy tinh có nắp chặt kín hơi, ví dụ như các chai thủy tinh xinh xắn vừa cho một khẩu phần juice bạn hay uống (như mình dùng chai thủy tinh 300ml có nắp xoắn gioăng cao su).
  • Khi đổ nước ép vào đồ đựng, hãy đổ phần nước ép đến kín miệng chai – giảm thiểu tối đa phần không khí giữa nước và nắp (giảm tiếp xúc với oxy gây oxy hóa), càng không có không khí ở giữa khoảng cách đó càng tốt.
  • Một chú ý nhỏ nữa là có thể thêm một chút chanh khi ép (giống như bạn hay thấy ở nhiều công thức nước ép có chứa ½ – 1 quả chanh): vừa để tăng hương vị, vừa để giúp giảm thiểu mất dinh dưỡng trong quá trình bảo quản nhờ lượng vitamin C, citric acid và các chất chống oxy hóa (cũng giống như khi ta vắt chanh vào quả táo sẽ thấy táo lâu thâm hơn).
  • Nước ép bảo quản tốt nhất ở nơi tránh ánh sáng. Bởi nước ép sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với nhiệt độ và ánh sáng. Bạn có thể đựng nước ép trong các chai thermo giữ nhiệt, tuy rằng trông chúng không ‘quyến rũ’ như khi đựng trong chai thủy tinh vì bạn nhìn thấy được hết các sắc màu của nó. Nếu cần di chuyển và mang các chai nước ép theo mình từ 1h trở lên, hãy sử dụng các thùng đá du lịch.
  • Nhìn chung nước ép nếu được bảo quản như trên có thể trữ được 24h (với máy ly tâm) và 48h (với máy ép chậm) trong ngăn mát tủ lạnh (<5oC), thậm chí có thể để được tối đa đến 72h.

Tuy nhiên càng để lâu thì đương nhiên phần nước ép sẽ càng bị mất dinh dưỡng. Tốt nhất là chúng ta ép vào buổi sáng và uống trong ngày.

Nếu thực sự cần bảo quản lâu hơn, các bạn nên đông lạnh juice. Nếu đông lạnh thì không nên đổ nước ép kín nắp mà cần để lại chút không khí cho nước ép giãn nở (khoảng 5-10cm trên cùng). Khi nào cần uống thì bỏ lên ngăn mát hoặc ngâm chai juice trong nước thường để rã đông (tuyệt đối không rã đông lâu khi để ngoài nhiệt độ thường hay dùng lò vi sóng) và uống ngay khi đã rã đông. Nguyên tắc rã đông này áp dụng tương tự cho các thực phẩm tươi khác. Tuy nhiên làm đông juice thì tốt nhất nên dùng vật liệu khác không phải thủy tinh vì nó có rủi ro bị nứt vỡ rất cao.

Hãy luôn nhớ, nước ép bị oxy hóa nhanh hơn các loại rau củ quả khi chúng ở dạng nguyên quả, vì khi đã ép, phần thành tế bào của rau quả đã bị phá vỡ nên các chất dinh dưỡng dễ dàng tiếp xúc với không khí, nhiệt độ và ánh sáng, và càng để lâu các yếu tố này càng làm giảm chất lượng dinh dưỡng của nước ép.

Thời gian lưu trữ trên đây chỉ là tương đối. Quan trọng là chúng ta phải quan sát khi sử dụng. Nếu thấy nước ép có biến đổi về mùi, vị và màu sắc nhiều, chứng tỏ nước ép đã bị oxy hóa cao, sẽ có nguy cơ vi khuẩn không có lợi đã sinh sôi nhiều và có thể gây đau bụng. Hãy sử dụng trực quan của mình.

Các bạn nhớ nhé: luôn cố gắng uống nước ép tươi nhất khi có thể, ngay khi vừa ép xong! Và nếu không uống ngay được, hãy bảo quản nước ép tốt nhất có thể nhé!

 

Juicing Basics

Những sai lầm phổ biến khi uống juice

Chỉ juice hoa quả – quá nhiều đường

Đây có lẽ là lỗi phổ biến nhất trong các loại lỗi của người uống juice: các bạn chỉ chăm chăm uống nước ép hoa quả (fruit juice). Mặc dù nước ép hoa quả cũng mang vô vàn các lợi ích, chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất, chúng còn chứa cả nhiều đường và calories. Đường trong hoa quả mặc dù chủ yếu là loại đường fructose, fructose không giúp làm chậm quá trình lão hóa cho ta.Khi hoa quả được ép, các chất xơ được loại bỏ, việc cơ thể hấp thụ nước ép với tốc độ nhanh cũng đồng nghĩa với lượng đường thẩm thấu trực tiếp vào máu nhanh, có thể gây tăng đường huyết, điều này đặc biệt cần lưu ý với những người bị hoặc có nguy cơ tiểu đường. Ngoài ra, lượng đường nhiều cũng không tốt cho những người muốn giảm cân.

Dĩ nhiên thỉnh thoảng chúng ta uống nước ép thuần từ hoa quả cũng tốt (nên uống vào buổi sáng, tránh uống vào chiều tối, xem lại lưu ý cho người mới bắt đầu uống juice). Tuy nhiên về lâu về dài, chúng ta cần hướng đến tỉ lệ sử dụng rau củ trong juice nhiều hơn hoa quả, trong đó hoa quả ngọt chủ yếu đóng vai trò tạo ngọt cho nước ép rau củ dễ uống hơn. Ăn cả quả sẽ tốt hơn vì thường khi ăn chúng ta không ăn được số lượng nhiều như khi ép. Ngoài ra hoa quả cũng rất dễ tiêu hóa hơn rau.

Tóm lại: hạn chế chỉ ép hoa quả, nên ép nhiều rau củ hơn. Tỉ lệ lý tưởng là 80 rau củ : 20 hoa quả cho một phần nước ép. Mới đầu chưa quen ta sẽ giảm dần lượng hoa quả ngọt và tăng dần lượng rau. Nước ép thuần hoa quả nên uống vào buổi sáng. Với những người đang bị hoặc có nguy cơ tiểu đường, hãy ép chủ yếu là rau củ, và nếu cảm thấy khó uống có thể ép cùng quả chanh xanh hoặc chanh vàng, vừa thơm vừa ít đường cũng như giúp vị nước dễ chịu hơn.

Không dùng nước ép rau – green juice

Một trong những chìa khóa để nước ép đem lại tác dụng tối ưu nhất cho cơ thể bạn, chính là sử dụng green juice (nước ép từ rau xanh). Trong các màu juice, màu xanh là màu nên được xuất hiện trong nhà bạn nhất, hàng ngày thì càng tốt. Green juice chứa trong mình rất nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời. Cũng giống như việc nên ăn các loại rau xanh, thực phẩm xanh tươi từ tự nhiên có chứa Chlorophyll – chìa khóa giúp oxygenate (cung cấp oxy) cho cơ thể con người, từ đó cơ thể dễ dàng đào thải các chất độc hại, làm sạch và tăng cường tuần hoàn máu, mang lại nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào hơn cho cơ thể. Hơn nữa, rau xanh không ảnh hưởng đến đường huyết hay mức insulin trong máu như các loại hoa quả ngọt.

Các loại green juice là những loại mình yêu thích và thường xuyên làm. Cảm nhận khi uống green juice cũng khác so với các juice màu khác. Nó luôn làm mình thấy tươi tỉnh và sảng khoái hơn hẳn. Mặc dù green juice cần thời gian để làm quen với một số người đặc biệt ít ăn rau, nếu bạn biết cách kết hợp vị, green juice hoàn toàn ngon và rất dễ uống, dễ nghiền!

Tóm lại: nên uống nước ép màu xanh. Và hơn hết cả: hãy uống nước ép phong phú nhiều màu thay đổi mỗi ngày.

Uống juice khi đã no

Do nhìn chung còn rất nhiều người hiểu nhầm về juice, thói quen uống nước ép trái cây pha đường pha đá và chủ yếu để giải khát hoặc tráng miệng, hoặc ăn cùng bữa ăn là không ít. Đối với nước ép nguyên chất từ rau củ quả, cơ thể sẽ hấp thu tốt nhất và nhanh nhất các khoáng chất, vitamins và enzyme tuyệt vời trong juice khi dạ dày còn trống, tức là khi không ăn no (ít nhất 30 phút trước bữa ăn), cũng như tiêu tốn ít năng lượng cho cơ quan tiêu hóa nhất. Khi dạ dày có quá nhiều thức ăn còn đang tiêu hóa sẽ không thể tập trung tiêu hóa trọn vẹn dinh dưỡng từ juice.  Tốt nhất là ép vào buổi sáng, uống ngay, sau đó nửa tiếng mới ăn sáng.

Uống đi uống lại 1 ,2 loại

Đây là trường hợp khá phổ biến với những người mới juice hoặc không có nhiều thời gian, hoặc không đủ quan tâm, hoặc thi thoảng mới ép.
Đó là khi họ chỉ uống 1,2 loại nguyên liệu và uống đi uống lại. Ví dụ nghe thấy bí đao giảm cân là ép liên tục bí đao cả tháng, mụn thấy bảo diếp cá tốt cũng uống chỉ 1 loại đó, hoặc nghe nói cái gì đó tốt là sẽ ép liên tục đến lúc chán ngán thì bỏ cả juice luôn.
Nguyên tắc quan trọng của Juicing là PHONG PHÚ. Mỗi một màu thực vật, một loại rau củ quả, đều sẽ có các phytonutrients đặc trưng và có những lợi ích khác nhau. Không có 1 loại thực phẩm nào chứa tối ưu tất cả các chất chúng ta cần. Vì vậy hãy tận dụng lợi ích của juicing cho việc tiêu thụ 7 sắc cầu vồng thực vật để có được tối đa dinh dưỡng thực vật nhất cho cơ thể.

Trộn quá nhiều nguyên liệu

Đây là lỗi khá phổ biến với người mới bắt đầu juicing và đang hứng khởi muốn càng nhiều chất trong một cốc càng tốt, bõ công làm. Tuy nhiên mình khuyên các bạn nên kết hợp tối đa 5 loại rau củ quả trong một lần ép (không kể các loại rau củ gia vị như chanh, gừng, nghệ, mùi…) để tránh ra thành phẩm có vị không được hấp dẫn (trừ phi bạn biết mình đang làm gì). Cũng giống như nấu ăn vậy, nên trộn các nguyên liệu hợp đi kèm nhau. Khi đã thuần thục rồi bạn có thể làm nghệ sĩ ‘chơi’ cây đàn juicer của bạn.

Lỗi kèm theo nữa cho người mới bắt đầu chính là không sử dụng công thức. Vì vậy nếu bạn thấy nước ép dở ẹc thế, khó uống thế, thì hãy khoan từ bỏ nhé. Trước tiên bạn cần theo các công thức đơn giản với 2-3 nguyên liệu, dần dần mới tự thêm và thử nghiệm một nguyên liệu mới mỗi lần. Sau đó bạn có thể thử mua juice tại các cửa hàng xem họ mix các vị thế nào, có ngon không. Hiện nay ở Hà nội và HCM đã có khá nhiều các cửa hàng cold pressed juice bán nước ép nguyên chất, hãy tìm một vài hàng để thử nhé. Vì nếu nói nước ép chán, không ngon thì quả là oan cho các em ý quá.

Không uống ngay khi vừa ép

Bạn mất công từ chọn lựa nguyên liệu, đến cắt gọt rửa, rồi tháo lắp máy, để cho ra một cốc nước ép nguyên chất chứa đầy các thứ tốt đẹp. Hãy uống ngay khi có thể nhé. Nước ép càng tiếp xúc với không khí và nhiệt độ cao sẽ càng oxy hóa nhanh chóng. Và vì chúng ta đang muốn nhận được những lợi ích từ rau quả ‘tươi sống’, hãy cố gắng uống ngay khi vừa ép xong.

Nếu không thể uống ngay, hãy làm mọi cách có thể để bảo quản juice thành phẩm một cách tốt nhất. Xem lại bài Hướng dẫn cho người mới bắt đầu để biết cách bảo quản hợp lý.

Uống quá nhanh

Không nên uống juice quá nhanh kiểu ực ực như nước giải khát trong cơn háo hay đang uống một shot rượu trong vòng 2 giây (trừ juice shot 🙂

Hãy thưởng thức từ từ, đúng điệu, đáng giá như nó nên vậy. Ngồi xuống, từ từ uống và chỉ nghĩ về các hương vị của juice trong miệng mình. Do quá trình tiêu hóa và sản xuất enzyme của cơ thể bắt đầu ở chính khoang miệng, cách thưởng thức juice tốt nhất là súc juice trong miệng qua lại vài lần trước khi nuốt, giống như thể bạn đang nhai vậy. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa sản sinh enzymes và hấp thụ juice tốt hơn. Có thể lúc mới đầu bạn sẽ chưa quen, đặc biệt khi còn đang làm quen với green juice và các loại nước vị rau thuần, nhưng về lâu dài đây là phương án tốt nhất cho hệ tiêu hóa của bạn.

Tốt nhất là nên ngồi xuống khi uống, bởi khi ngồi, cơ thể bạn thư giãn hơn và dễ tập trung vào việc uống hơn. Bạn đừng chủ quan nhé, hệ tiêu hóa và dạ dày của chúng ta thực ra rất nhạy cảm. Nếu bạn uống vội vàng, hối hả, không tập trung hay uống cho qua, cơ thể chúng ta sẽ biết đó!

Trên đây là những lỗi phổ biến mình nhận thấy và cũng tự trải qua trong quá trình juicing của bản thân và rất nhiều người xung quanh. Danh sách dài dài vậy thôi nhưng các bạn cứ yên tâm nhé: có juice vẫn hơn không! Dù thế nào thì việc bạn đầu tư thời gian và công sức cho juicing và cho sức khỏe của bạn chính là điều tốt đẹp tuyệt vời bạn đem lại cho chính mình. Hãy cùng nhau tận hưởng quá trình này nhé! Nếu nhận thấy có những lỗi nào hoặc các thói quen nào chưa tối ưu khi uống juice, hãy cùng chia sẻ nhé!

Happy juicing everyone!

Xem thêm bài viết bạn quan tâm:
Cách bảo quản nước ép đúng cách:
Nước ép để được bao lâu?

Healthy Food

Bánh muffin sầu riêng – Healthy Durian Muffin

Mình đã bao giờ kể với các bạn là mình thích sầu riêng chưa?

Sầu riêng là loại quả mà hoặc là cực kỳ yêu, hoặc là cực kỳ ghét, không có kiểu hờ hững, nhỉ? Nói vậy nhưng mình mới biết ăn sầu riêng từ lúc lớn lớn chứ hồi nhỏ có bao giờ được biết đến, chỉ xem trong mấy phim bộ Hongkong thấy người ta nói nó ‘thối’ mà đã ác cảm. Nhưng sau đó lúc lớn hơn chút được vào Sài gòn chơi và thử thì mới biết nó ngậy và rất đặc biệt, chẳng ‘thối’ tí nào. Rồi càng lớn thì càng thích hơn. Đặc biệt cái hồi đi Malay chơi được ăn bánh sầu riêng trong một trung tâm thương mại ở Penang, chẳng nhớ cái gì, nhớ mỗi cái bánh đó, ngon kinh dị! Rồi còn nhớ uống cốc sinh tố sầu riêng tính ra hơn trăm nghìn hồi đó thấy đắt đắt là, nhưng nó sánh, đặc, ‘chất’, phê ơi là phê.

Đến giờ thì San San nhà mình cũng là thần sầu riêng. Bạn ý ăn sầu riêng từ hồi 8-9 tháng gì đó. Giờ thì cứ cắt sầu riêng vào bát là tự xúc ăn 2 múi to cũng hết. Nhưng món này nói thật là thi thoảng mới dám ăn vì nó cũng hơi ‘hại ví’.

Món này mình làm nhân dịp San San được ông bà ngoại mua cho sầu riêng và mình thì nhăm nhe làm các món với sầu riêng lâu rồi. Lần này mình làm muffin sầu riêng, dựa trên công thức muffin chuối. Lúc nướng bánh thơm ngút nhà. Mình còn nhét một ít thịt sầu riêng vào giữa hòng làm nhân sầu riêng tưởng tượng lúc cắn bánh sẽ chảy chảy phần nhân như kiểu làm nhân phô mai ý. Thành phẩm ra rất chi là hài lòng, được bạn chồng và San San hưởng ứng nhiệt liệt. Ảnh mình chụp là lúc bánh để tủ lạnh sáng hôm sau hâm lại bằng lò vi sóng 30s, nhìn không đẹp bằng lúc tối mới ra lò. Nhưng bánh này ngon lắm đó!

Nguyên liệu

  • 1/3 cup dầu dừa (hoặc dầu oliu extra virgin, mình dùng dầu dừa ép lạnh hữu cơ)
  • 1/2 cup mật ong (nếu bạn là vegan thì thay bằng maple syrup)
  • 2 quả trứng (nếu trứng gà ri be bé thì làm 3 quả)
  • 1 cup thịt sầu riêng
  • 1/3 cup sữa (có thể dùng sữa tươi, mình dùng sữa dừa nhà làm)
  • 1 teaspoon baking soda
  • 1 teaspoon tinh chất vani (mình dùng vani tự ngâm từ quả vani)
  • 1/2 teaspoon muối (mình dùng muối hồng himalaya)
  • 1¾ cups bột mỳ nguyên cám (whole wheat flour), tương đương 210gr
  • 1/3 cup yến mạch cán dẹt (rolled oats)

 Cách làm

  1. Làm nóng lò nướng (165 oC). Chuẩn bị khuôn muffin, nếu dùng cốc giấy lót như mình thì ko phải chống dính cho khuôn nữa. Công thức này làm được khoảng 10 cái muffin size standard. Các nguyên liệu lưu ý cần để nhiệt độ phòng.
  2. Sầu riêng tách  hạt lấy thịt, đánh nhuyễn, chia làm 2 phần. 1 phần trộn vào hỗn hợp bánh, 1 phần làm nhân. Phần sầu riêng làm nhân có thể thêm 1 thìa sữa để đỡ đặc.
  3. Dùng một âu to, đánh tan dầu dừa cùng mật ong (nếu vào mùa đông dầu dừa bị đông lại thì bạn quay trong lò vi sóng một lát cho chảy dầu). Thêm trứng. Đánh nhuyễn. Lúc này bạn cho 1 phần thịt sầu riêng và sữa vào, đánh nhuyễn cùng hỗn hợp. Tiếp đó cho baking soda, vani, muối. Trộn đều.
  4. Thêm bột mỳ nguyên cám và yến mạch vào hỗn hợp trên, trộn bằng phới hoặc một cái thìa to, chỉ đủ để bột trộn cùng hỗn hợp ướt, không trộn lâu sẽ làm bánh dai. Lúc này bạn có thể cho thêm các loại hạt khác nếu thích như óc chó, hạnh nhân, nho khô, chocolate chip v.v…
  5. Chia đều hỗn hợp bánh vào các khuôn, chỉ đổ 2/3. Sau đó chia đều phần thịt sầu riêng còn lại vào giữa. Phủ nốt hỗn hợp bánh lên, đổ đầy 3/4 khuôn bánh. Có thể rắc thêm chút yến mạch lên trên để trang trí bánh.
  6. Nướng bánh trong vòng 25-30 phút.
  7. Bánh ra lò, bạn để nguội trên giá (chớ có vội ăn lúc bánh mới ra lò còn nóng vì lúc đó vị của nó chưa hoàn chỉnh đâu). Ăn khi bánh đã nguội. Bánh này khi để qua đêm mình thấy vị còn đậm đà hơn lúc mới nướng xong.

Bánh này ai mà thích vị sầu riêng chắc chắn cũng sẽ khoái. Trông thì nhiều bước nhưng thực ra làm rất đơn giản, mình ngoáy ngoáy một lúc là bánh vào lò, mẹ chồng còn ngạc nhiên bảo sao đã xong rồi á, chắc mất 15-20p thôi, cộng thêm thời gian nướng. Bạn có thể trộn hỗn hợp này vào buổi tối, nướng vào sáng hôm sau để có bánh mới ăn sáng cũng được.

Chúc các bạn có thêm một lựa chọn cho bữa sáng và món ăn vặt (nhìn chung là) healthy nhé 🙂

Healthy Durian Muffin - Bánh muffin sầu riêng

Print Recipe
Serves: 10 muffins Cooking Time: 50mins

Ingredients (10 items)

  • 1/3 cup dầu dừa (hoặc dầu oliu extra virgin, mình dùng dầu dừa ép lạnh hữu cơ)
  • 1/2 cup mật ong (nếu bạn là vegan thì thay bằng maple syrup)
  • 2 quả trứng (nếu trứng gà ri be bé thì làm 3 quả)
  • 1 cup thịt sầu riêng
  • 1/3 cup sữa (có thể dùng sữa tươi, mình dùng sữa dừa nhà làm)
  • 1 teaspoon baking soda (muối nở)
  • 1 teaspoon tinh chất vani (mình dùng vani tự ngâm từ quả vani)
  • 1/2 teaspoon muối (mình dùng muối hồng himalaya)
  • 1¾ cups bột mỳ nguyên cám (whole wheat flour), tương đương 210gr
  • 1/3 cup yến mạch cán dẹt (rolled oats)

Instructions (7 Steps)

1

Làm nóng lò nướng (165 oC). Chuẩn bị khuôn muffin, nếu dùng cốc giấy lót như mình thì ko phải chống dính cho khuôn nữa. Công thức này làm được khoảng 10 cái muffin size standard. Các nguyên liệu lưu ý cần để nhiệt độ phòng.

2

Sầu riêng tách hạt lấy thịt, đánh nhuyễn, chia làm 2 phần. 1 phần trộn vào hỗn hợp bánh, 1 phần làm nhân. Phần sầu riêng làm nhân có thể thêm 1 thìa sữa để đỡ đặc.

3

Dùng một âu to, đánh tan dầu dừa cùng mật ong (nếu vào mùa đông dầu dừa bị đông lại thì bạn quay trong lò vi sóng một lát cho chảy dầu). Thêm trứng. Đánh nhuyễn. Lúc này bạn cho 1 phần thịt sầu riêng và sữa vào, đánh nhuyễn cùng hỗn hợp. Tiếp đó cho baking soda, vani, muối. Trộn đều.

4

Thêm bột mỳ nguyên cám và yến mạch vào hỗn hợp trên, trộn bằng phới hoặc một cái thìa to, chỉ đủ để bột trộn cùng hỗn hợp ướt, không trộn lâu sẽ làm bánh dai. Lúc này bạn có thể cho thêm các loại hạt khác nếu thích như óc chó, hạnh nhân, nho khô, chocolate chip v.v...

5

Chia đều hỗn hợp bánh vào các khuôn, chỉ đổ 2/3. Sau đó chia đều phần thịt sầu riêng còn lại vào giữa. Phủ nốt hỗn hợp bánh lên, đổ đầy 3/4 khuôn bánh. Có thể rắc thêm chút yến mạch lên trên để trang trí bánh.

6

Nướng bánh trong vòng 25-30 phút.

7

Bánh ra lò, bạn để nguội trên giá (chớ có vội ăn lúc bánh mới ra lò còn nóng vì lúc đó vị của nó chưa hoàn chỉnh đâu). Ăn khi bánh đã nguội. Bánh này khi để qua đêm mình thấy vị còn đậm đà hơn lúc mới nướng xong.

Notes

Dựa trên công thức banana muffins của trang cookieandkate.com