REVIEW CÁC DÒNG MÁY ÉP CHẬM PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG
Là 1 video PHẢI XEM dành cho các Juicers và người mới tìm hiểu về Juicing trước khi quyết định mua máy ép!
Đây là phần review khách quan và chi tiết nhất về 5 dòng máy ép chậm phổ biến nhất trên thị trường máy ép hiện nay. Toàn bộ bài Test so sánh các máy dựa trên kết quả định lượng đo được, nhìn thấy được và có số liệu để các bạn có cái nhìn khách quan và cận cảnh về máy ép chậm ở 3 tầm giá: thấp, trung và cao cấp.
Có rất nhiều dòng máy và nhãn hiệu trên thị trường. Có rất nhiều người băn khoăn với vô vàn câu hỏi khi cần lựa chọn, bởi vì xem đi xem lại một hồi thấy chúng nó … hao hao na ná về hình thức, công năng nhưng chỉ có thể biết được khi đã rước về và trải nghiệm. Và tất nhiên để lại hậu quả cơn co thắt màng ví và sự lăn tăn nếu chẳng may chọn nhầm máy ép chưa phù hợp.
Người bán hàng nào cũng sẽ khen sản phẩm của mình. Còn người tiêu dùng cần 1 cái nhìn khách quan. Với kinh nghiệm sử dụng cơ số máy ép nhiều năm nay, Huyền sẽ giúp các bạn phần nào nhé.
CÁC LOẠI MÁY ÉP
Có 3 loại hình máy ép cho gia dụng hiện có trên thị trường:
1. Máy ép ly tâm (ép nhanh): là dòng máy ép phổ thông truyền thống có từ mấy chục năm nay. Là loại ép dùng cơ chế mâm xay chạy với tốc độ rất cao (vài nghìn vòng/phút) để mài nhỏ nguyên liệu và tách nước ra khỏi phần bã nhờ lực ép ly tâm. Đặc trưng là tiếng ồn kêu rèo rèo đứng cách chục mét vẫn nghe thấy. Do sinh nhiệt nên nước ép bị oxy hóa cao, juice không để được quá 24h giữ lạnh, thường thì 4h đã thấy oxy hóa rõ rệt, juice tách lớp kết tủa bên trên nhanh chóng.
2. Máy ép chậm: phổ biến nhất là dòng trục đứng. Công nghệ ép chậm là công nghệ hiện đại ra đời những năm gần đây với nguyên lý hoạt động là trục vít dạng xoắn ốc sẽ nghiền nhỏ nguyên liệu ở tốc độ rất chậm (vài chục vòng/phút), và phần nước được chảy ra qua màng lọc, bã đẩy ra ngoài qua lỗ nhỏ phía dưới trục ép. Không tạo ma sát, không sinh nhiều nhiệt. Tiếng êm. Juice từ máy ép chậm để được tối đa 48h giữ lạnh.
3. Máy ép trục kép (twin gear): hiện chưa phổ biến ở việt nam nhưng có nhiều trên thế giới, thường dành riêng cho dân juicer chuyên nghiệp chuyên về rau xanh vì đây là dòng cho lượng nước ép, đặc biệt là rau xanh, tốt nhất và giữ được dinh dưỡng cao nhất (để được tối đa 72h giữ lạnh). Sẽ có 1 video riêng cho dòng twin gear mình up sau nha.
Bài test review tại đây chỉ so sánh 5 dòng MÁY ÉP CHẬM phổ biến ở 3 mức giá khác nhau (chứ ko so sánh ép chậm vs. ép nhanh).
CƠ CẤU BÀI TEST
Có 3 yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét mua máy ép:
– Lượng juice thu được
– Chất lượng juice
– Độ dễ dàng khi sử dụng
3 yếu tố này lần lượt được kiểm tra và so sánh giữa 5 dòng máy ép chậm trong bài review:
– Hurom – đại diện dòng máy tầm giá cao
– Silver Crest, Klarstein, Panasonic – đại diện dòng máy tầm trung
– Ranbem – đại diện dòng máy tầm giá thấp
Kết quả: Mời các bạn xem video sẽ rõ ^^
Sau khi đã quyết định lựa chọn máy ép phù hợp cho mình. Các bạn rất nên tham khảo cẩm nang sử dụng máy ép chậm Hurom (Có thể áp dụng với hầu hết các loại máy ép chậm phổ biến) để sử dụng máy tốt hơn nhé.
No Comments